Nga không có nguyện vọng quay trở lại G8
Theo hãng thông tấn TASS của Nga, trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông Nga ngày 1/12, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết Nga không có nguyện vọng quay trở lại Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G8).
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết Nga không có nguyện vọng quay trở lại G8. Ảnh: TASS
Ông Medvedev nhấn mạnh Nga không hề có ác cảm hay coi Nhóm G8 là không cần thiết mà chỉ thấy tính hợp lý của các cuộc thảo luận tại định dạng này không cao. Nga không thấy có triển vọng nào cho G8 theo định dạng ban đầu. Trước đây, khi còn ở trong G8, Nga cũng chưa bao giờ tham gia thảo luận các vấn đề kinh tế thuần túy tại các cuộc họp của nhóm. Nga được mời tham gia G8 chính xác chỉ với tư cách để bàn luận về chính trị. Các cuộc thảo luận liên quan tới vấn đề kinh tế thuần túy chỉ dành cho một vài nước trong G7. Ngoài ra, ông khẳng định Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới G20 hoạt động hiệu quả hơn so với G8.
Đánh giá về tính khả thi của việc ký kết Hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật, đặc biệt liên quan tới tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Nam Kuril mà Nga đang kiểm soát (phía Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phương Bắc), ông Medvedev cho rằng việc hoàn tất hiệp ước hòa bình theo các điều khoản mà phía Nhật đưa ra là bất khả thi. Bản thân phía Nhật Bản cũng nhận thức được điều này song vẫn muốn duy trì các điều khoản đó.
Video đang HOT
Quan hệ giữa Nga và Nhật Bản lâu nay vẫn căng thẳng trong bối cảnh hai nước chưa ký hiệp ước hòa bình sau khi Chiến tranh Thế giới thứ Hai kết thúc. Trở ngại chính là do tranh chấp chủ quyền biển đảo. Tháng 11/2018, Thủ tướng Nhật Bản khi đó là ông Shinzo Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí tăng cường các nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp dựa trên Tuyên bố chung năm 1956 giữa Nhật Bản và Liên Xô trước đây. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán tới nay vẫn chưa đạt được tiến triển cụ thể nào. Hiến pháp Nga sửa đổi được thông qua vào tháng 7/2020 đã quy định cấm chuyển nhượng lãnh thổ, một động thái thể hiện thái độ không nhượng bộ của Moskva xung quanh vấn đề này, khiến cho triển vọng giải quyết tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản càng trở nên khó khăn.
Mỹ coi 20.000 cư dân Nga sống ở quần đảo tranh chấp là công dân Nhật
Cư dân Nga sống ở quần đảo Nam Kuril (Nhật Bản gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc) được quan chức cơ quan nhập cư Mỹ coi là công dân Nhật Bản, dù quần đảo do Nga kiểm soát kể từ Thế chiến 2.
Quần đảo Nam Kuril nằm rất gần Nhật Bản, hiện do Nga kiểm soát.
Báo Nhật Bản Hokkaido Shimbun đưa tin, công dân Nga sinh ra ở các hòn đảo Habomai, Shikotan, Kunashir và Iturup, thuộc quần đảo Nam Kuril, khi cố gắng xin thẻ xanh ở Mỹ đều được quan chức nhập cư Mỹ coi là công dân Nhật.
Quần đảo hiện do Nga kiểm soát và có khoảng 20.000 người sinh sống, bao gồm người gốc Nga, Ukraine, Belarus, Tartar, cũng như người Ainu bản địa.
Tranh chấp quần đảo Nam Kuril đến nay vẫn là mâu thuẫn lịch sử chưa có cách giải quyết giữa Nga và Nhật Bản. Liên Xô trong Thế chiến 2 đã nhanh tay chiếm quần đảo Nam Kuril, với mục đích làm bàn đạp đổ bộ Nhật Bản. Toàn bộ cư dân Nhật bị trục xuất khỏi quần đảo không lâu sau đó.
Ngày nay, Mỹ đã thay đổi lập trường trong vấn đề tranh chấp quần đảo Nam Kuril, quay sang ủng hộ đồng minh Nhật Bản.
Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn khẳng định lập trường không trao trả bất kì hòn đảo nào cho Nhật Bản.
Washington ủng hộ lập trường của Nhật Bản, rằng một số hòn đảo tranh chấp không nằm trong quần đảo Kuril và do đó không thuộc lãnh thổ Nga theo các điều khoản của hiệp ước. Nga đã thẳng thừng bác bỏ lập trường này, cho rằng đây là một cách để Nhật Bản đòi lại các hòn đảo đã mất.
Hôm 6.12, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng phản đối việc Mỹ coi các cư dân Nga sống ở quần đảo Nam Kuril là công dân Nhật. "Năm 1945, quần đảo được bàn giao cho Liên Xô. Ngày nay, Mỹ lại mở tranh chấp trong quá khứ và thúc đẩy chủ nghĩa xét lại", Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố.
Về mặt lý thuyết, Nhật Bản và Nga vẫn đang trong tình trạng chiến tranh do chưa từng ký thỏa thuận hòa bình, vì hai nước vẫn bất đồng về vấn đề quần đảo Nam Kuril.
Dưới thời Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tokyo có động thái "xuống nước" khi chỉ công khai lên tiếng đòi lại hai hòn đảo nằm gần Nhật Bản nhất. Tuy nhiên, Nga vẫn không chấp nhận trả lại bất kì hòn đảo nào trong quần đảo Nam Kuril.
Siêu tàu ngầm hạt nhân Nga nhận lệnh khai hỏa, nã tên lửa diệt mục tiêu cách 1.000 km Đây là một trong những bài thử quan trọng của tàu Kazan trước khi chính thức được biên chế cho quân đội. Tàu ngầm hạt nhân Kazan thuộc đề án Yasen-M của Nga nhận lệnh khai hỏa tên lửa hành trình Kalibr từ Biển Trắng, nhắm mục tiêu ở bãi thử Chizha cách 1.000km. Siêu tàu ngầm hạt nhân Nga nã tên lửa...