Nga khôi phục lại hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị
Ngày 13-12, Phó tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga Filatov cho biết, tới đây, Nga sẽ khôi phục lại hệ thống tàu hoả tên lửa.
Hệ thống tàu hoả tên lửa
Trả lời phỏng vấn của đài phát thanh và truyền hình “Ekho Moskvy” ông Filatov cho biết, Nga sẽ thực hiện chương trình này trong thời gian tới, nhưng ông không đưa ra thời gian cụ thể vào lúc nào.
Hệ thống tàu hoả tên lửa là hệ thống tên lửa độc lập, “độc nhất vô nhị”, nó có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu trong phạm vi 1.500 km, đồng thời nó có thể tự động thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong vài tháng. Đơn vị thiết kế hệ thống này là Cục thiết kế miền nam Ukraine trong thời kỳ Liên Xô.
Hệ thống tàu hoả tên lửa này có thể phóng tên lửa ngay cả khi đang di chuyển và đang dừng đỗ. Mỗi hệ thống tác chiến tên lửa di động được lắp đặt 3 thiết bị phóng và 12 quả tên lửa SS-24.
Theo nguồn tin, hiện nay, Nga có tổng cộng có 36 thiết bị phóng tên lửa cơ động bằng đường sắt đã được đưa vào trạng thái chiến đấu thường trực. Còn hệ thống tác chiến tên lửa cơ động đường sắt được sản xuất từ thời kỳ Liên Xô đã nghỉ hưu từ năm 2005.
Video đang HOT
Lý do Nga cho hệ thống tác chiến tên lửa cơ động bằng đường sắt từ thời kỳ Liên Xô nghỉ hưu là vì tháng 1 năm 1993, Tổng thống Mỹ Bush và Tổng thống Nga Yeltsin đã ký “Hiệp ước cắt giảm và hạn chế vũ khí chiến lược mang tính tấn công”. Nhưng Hiệp ước mới này không quy định cấm chế tạo hệ thống tên lửa mới, trong đó bao gồm cả hệ thống tàu hoả tên lửa.
Theo_An ninh thủ đô
Viễn cảnh của lực lượng tên lửa chiến lược Nga
Đến năm 2020, Nga sẽ đổi mới hoàn toàn lực lượng hạt nhân chiến lược của nước này, chứ không phải ở mức 70% như một số tuyên bố trước đây, theo đó Nga sẽ sở hữu một lực lượng hạt nhân hùng mạnh "vô đối".
Mới đây, Phó Thủ tướng phụ trách Tổ hợp công nghiệp quốc phòng, Dmitry Rogozin, cho biết 100% vũ khí của các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga sẽ được thay mới.
Trong một chương trình truyền hình được phát sóng trực tiếp, Phó Thủ tướng Rogozin cho biết: "Chúng ta đang hướng tới dự án thiết lập một nền tảng kỹ thuật hiện đại cho Lực lượng Hạt nhân Chiến lược và chúng ta sẽ đổi mới chúng hoàn toàn, chứ không chỉ 70% trước năm 2020".
Sau đó ít lâu, Ngoại trưởng Nga Sergie Lavrov cũng nói với cánh báo giới rằng: "Nga sẽ cải tiến cả kho vũ khí thông thường lẫn hạt nhân của mình", đồng thời nhấn mạnh rằng "Đây không phải là một cuộc chạy đua vũ trang. Nhưng đã đến lúc phải hiện đại hóa khả năng chiến lược nói riêng và lực lượng vũ trang của chúng ta nói chung".
Trước đó, hồi giữa tháng 8, phát biểu trong một cuộc họp ở Yalta, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã từng tuyên bố rằng, sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ khiến các đối tác phương Tây phải "ngỡ ngàng".
"Chúng ta cần hiện đại hóa các lực lượng vũ trang tác chiến. Chúng ta đã thông qua các chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Chúng ta đặt ra mục tiêu đầy tham vọng và sẽ đầu tư một khoản tiền khổng lồ lên tới 20 nghìn tỷ rúp cho các loại vũ khí hiện đại", ông nhấn mạnh.
Theo đó, lực lượng vũ trang Nga, đặc biệt là Lực lượng Tên lửa Chiến lược sẽ được trang bị các loại tên lửa "khủng" như Rubezh, Sarmat, Bulava và nhiều loại tên lửa hiện đại khác. Vậy những loại tên lửa này mạnh tới mức nào?
Rubezh Hệ thống tên lửa có thể "chọc thủng" hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ
Loại vũ khí đầu tiên được nhắc đến trong chương trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang là hệ thống tên lửa đạn đạo RS-26 Rubezh.
Hệ thống tên lửa đạn đạo RS-26 Rubezh đã được lãnh đạo Nga đặt biệt danh là "sát thủ hệ thống phòng thủ tên lửa" bởi tính năng "khủng" của nó.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, đại diện Binh chủng Tên lửa Chiến lược Nga - Đại tá Igor Egorov thông báo, sư đoàn Irkutsk sẽ được trang bị các tổ hợp mới phóng đi từ các bệ phóng cơ động trên mặt đất với tên lửa RS-26 Rubezh (tạm dịch là Giới hạn) có khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ.
Cho tới thời điểm hiện tại thì thông tin kỹ thuật về RS-26 Rubezh vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, theo truyền thông Nga, RS-26 đã có 3 cuộc phóng thử nghiệm thành công. Tên lửa có thể mang 3-4 đầu đạn hạt nhân dẫn đường độc lập với sức công phá 150-300 kiloton mỗi đầu đạn với tầm bắn không dưới 11.000km. Điểm đặc biệt trên RS-26 là mỗi đầu đạn của nó bay theo quỹ đạo đối thủ không đoán trước được với tốc độ vượt âm. Vì thế, đối phương không thể vô hiệu hóa đầu đạn đó bằng bất cứ thứ vũ khí gì, cả vũ khí có triển vọng nhất.
Hệ thống tên lửa "khủng" Sarmat
Hệ thống tên lửa chiến lược mới thứ 2 dự kiến sẽ được triển khai cho lực lượng vũ trang Nga trước năm 2020 đó là Sarmat.
Một số nguồn tin cho biết, quân đội Nga sẽ nhận được tên lửa đường đạn hạng nặng mới Sarmat vào năm 2018-2020 thay cho tên lửa xuyên lục địa "siêu khủng" Satan (Voyevoda). Hệ thống tên lửa chiến lược mới Sarmat đang được các hãng công nghiệp Nga dẫn đầu là Trung tâm Tên lửa quốc gia mang tên Viện sĩ Makeyev hợp tác phát triển.
Sarmat được đánh giá là có thể có sức mạnh còn khủng khiếp hơn cả tên lửa đạn đạo "Quỷ Satan" đình đám của Nga.
Có thông tin cho rằng, tên lửa đạn đạo loại mới này sử dụng nguyên liệu rắn, có khả năng mang theo những đầu đạn độc lập. Tên lửa được trang bị các hệ thống và các tính năng phòng không đột phá mới, giúp nó có thể đổi đường bay để chống lại khả năng đánh chặn của đối phương. Sarmat có thể có trọng lượng lên tới 100 tấn khi phóng, trọng lượng đầu đạn 4,3 tấn, tầm bắn khoảng 10.000 km.
Tên lửa Bulava có thể phá hủy một quốc gia
Nói đến kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang của Nga, không thể không nói đến dự án phát triển tên lửa Bulava. Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Bulava được coi là quyền lực của nước Nga. Bulava được trang bị sức mạnh huỷ diệt, có thể phá huỷ cả một quốc gia.
Tên lửa đạn đạo 3 tầng này có khả năng mang tới 10 đầu đạn độc lập và có tầm bắn lên đến 8000 km.
Tên lửa Bulava được thiết kế dành riêng cho tàu ngầm hạt nhân lớp Borey và nó được xem là tên lửa hạt nhân tối tân nhất, hùng mạnh nhất của Nga. Nga muốn phát triển tên lửa Bulava thành thứ vũ khí trụ cột trong kho hạt nhân của nước này. Dự án phát triển tên lửa Bulava (SS-NX-30) là một trong những dự án vũ khí đắt nhất của Nga. Một tên lửa Bulava có sức công phá khủng khiếp gấp 100 lần vụ nổ phá hủy thành phố Hiroshima năm 1945.
Tên lửa Bulava được khởi chế từ năm 1998. Và chỉ có 8 trong số 19 vụ phóng thử tên lửa này được tiến hành từ năm 2005 tới này cho kết quả thành công. Các vụ phóng thất bại chủ yếu là do gặp trục trặc ở hệ thống điều khiển, các động cơ ở tầng thứ 2 và thứ 3 cũng như tính năng tách đầu đạn. Việc đưa tên lửa này vào biên chế bị trì hoãn là do những thất bại này.
Theo_VnMedia
Trung Quốc tăng cường đầu đạn tên lửa chiến lược Trung Quốc đang gia tăng số lượng đầu đạn cả hạt nhân lẫn thông thường của lực lượng tên lửa chiến lược. Tờ Kyodo News đưa tin theo một tài liệu chính thức của quân đội Trung Quốc, nước này đang gia tăng số lượng đầu đạn cả hạt nhân lẫn thông thường của lực lượng tên lửa chiến lược. Tài liệu trên,...