Nga khởi đóng tàu phá băng xuyên Bắc Cực
Chiếc tàu tuần tra phá băng đầu tiên sắp tới được triển khai tới Bắc Cực sẽ được khởi đóng trong năm nay, dự kiến được đưa vào biên chế muộn nhất trong năm 2019. Đó là thông tin vừa được Đại úy Andrei Vernigora đưa ra hồi tuần trước.
“Trong mùa thu này, những chiếc tàu tuần tra phá băng lớp Ice đầu tiên sẽ được khởi đóng, hợp đồng đã được kí kết. Chúng tôi lên kế hoạch đưa chiếc tàu đầu tiên vào biên chế trong năm 2018 hoặc 2019″, ông Andrei Vernigora nói trong buổi lễ hạ thủy tàu phá băng Ilya Muromets vào hôm 10/6.
Được biết, tàu phá băng thế hệ mới mang tên Ilya Muromets thiết kế cho Hải quân Nga đã được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Admiralty ở St. Petersburg vào sáng sớm cùng ngày.
Trong những năm qua, Nga đã tích cực đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế tại vùng lãnh thổ phía bắc của nước này, bao gồm các hoạt động thăm dò và sản xuất dầu khí trong bối cảnh NATO cũng đã tăng cường lợi ích tại khu vực. Với sự phát triển của các tuyến đường phía bắc, một con đường thương mại Á-Âu đã hình thành để phục vụ cho mọi hoạt động kinh tế và quân sự của Nga tại Bắc Cực.
Đan Khanh (theo RIA)
Theo_VnMedia
Việt Nam sẽ đóng tàu chiến?
Từ một nước nhập khẩu tàu chiến, Việt Nam đang đứng trước cơ hội trở thành quốc gia xuất khẩu tàu chiến ra thị trường quốc tế.
Video đang HOT
Bước tiến dài
Trang Bmpd của Nga ngày 18/5 dẫn nguồn từ trang infodefensa của Venezuela cho biết, cuối tháng 3/2016, tàu tuần tra PV-11 do Nhà máy Damen Sông Cấm, Việt Nam đóng cho Venezuela đã tiến hành chạy thử nghiệm.
Được biết, đây là chiếc đầu tiên trong tổng số 6 chiếc thuộc lớp tàu Stan Patrol 5009 (Spa 5009) do Damen Sông Cấm đóng cho Venezuela đã chạy thử vào tháng 3/2016. Con tàu này đã được hạ thuỷ ngày 23/10/2015.
Damen Sông Cấm ký hợp đồng đóng 6 tàu tuần tra lớp Spa 5009 cho Hải quân Venezuela, hợp đồng ký vào tháng 2/2014 trị giá 126,1 triệu euro (tương đương 176,5 triệu USD). Hai chiếc đầu được khởi đóng vào tháng 4/2015, hai chiếc kế vào tháng 8/2015 và theo kế hoạch 2 chiếc cuối sở khởi đóng trong năm 2016.
Tàu PV-11 do Damen Sông Cấm đóng cho Venezuela.
Theo những thông tin được công khai, tàu tuần tra lớp SPa 5009 có chiều dài 50,2 m, rộng 9,4 m, tàu được trang bị 4 động cơ Caterpillar C32 giúp tàu đạt tốc độ tối đa tới 42,5 km/h và có hải trình liên tục 30 ngày.
Không chỉ có Damen Sông Cấm, hiện nay Công ty đóng tàu Hạ Long cũng ký hợp đồng thi công 8 tàu chất lượng cao xuất khẩu sang châu Mỹ, châu Âu. Trong đó đã bàn giao 6 tàu (4 tàu chở quân xuất khẩu sang châu Mỹ) trong năm 2015 đúng tiến độ đã ký kết với các chủ tàu.
Được biết, trong năm 2014, công ty đã bàn giao 2 tàu kiểm ngư cho lực lượng kiểm ngư Việt Nam, bàn giao 4 tàu kéo xuất khẩu sang châu Âu, xà lan cẩu 3216 xuất khẩu sang Australia...
Cùng với các sản phẩm đang thi công hiện nay, công ty tiếp tục hợp tác với Tập đoàn đóng tàu Damen - Hà Lan để triển khai thi công đóng mới các sản phẩm như tàu dịch vụ dầu khí PSV 5000, tàu vận tải xa bờ DCC 7500, Pontoon biển 9127 cỡ lớn...
Thành công lớn nhất là công ty đã ký được bản hợp đồng đóng mới 4 tàu đổ bộ Roro 5612 theo đơn đặt hàng của Hải quân Venezuela. Tháng 11/2014, Công ty đóng tàu Hạ Long đã tổ chức đặt ky tàu chở quân số 3 và số 4 (Roro 5612 - YN 541048 & YN 541051).
Đây là loại tàu đổ bộ/hậu cần do Tập đoàn Damen-Hà Lan thiết kế, cung cấp trang thiết bị và đầu tư tài chính, được đóng mới xuất khẩu cho Venezuela dưới sự giám sát của cơ quan đăng kiểm DV - Pháp.
Tàu đổ bộ/hậu cần Roro 5612 có chiều dài 57,27m, rộng 12m, lượng giãn nước 600 tấn, tốc độ 10,4 hải lý/h. Khác với các tàu đổ bộ thông thường có thể tiến đến sát bờ biển để đổ bộ, tàu Roro 5612 chỉ có khả năng đổ bộ ở trên biển hoặc tại cái vị trí có cầu tàu thích hợp.
Thiết kế của tàu Roro 5612 thích hợp với việc làm tàu vận tải, tiếp tế cho các đảo. Tàu Damen Roro 5612 có thể mang theo các xe thiết giáp lội nước hạng nhẹ, tàu không có khả năng chuyên chở các loại xe tăng hoặc xe bọc thép hạng nặng.
Đặc biệt nhất là tàu Roro 5612 được thiết kế có khả năng chở theo số lượng lớn container. Việc có khả năng chuyên chở các container giúp Roro 5612 có thể mang theo các bệ phóng tên lửa Club-K ngụy trang trong các container giống như container hàng hóa thông thường.
Việc hợp tác với tập đoàn Damen để đóng các tàu đổ bộ Roro 5612 hay các tàu tuần tra còn mở hướng cho công nghiệp đóng tàu Việt Nam phát triển các sản phẩm tàu quân sự như tàu pháo, tàu tên lửa, tàu vận tải...
Tàu tuần tra TT-400 của Cảnh sát biển Việt Nam.
Xuất khẩu tàu chiến
Không chỉ xuất khẩu tàu tuần tra và tàu vận tải, ngành đóng tàu Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để bán tàu chiến cho khách hàng nước ngoài. Vừa qua, tờ Asia Times hé lộ rằng Philippines sẽ đặt mua một số tàu tuần tra cao tốc do Việt Nam đóng dưới sự hỗ trợ công nghệ của Nga.
Dù không nêu cụ thể loại tàu nào do Việt Nam sản xuất được Philippines quan tâm, nhưng ứng viên sáng giá nhất có lẽ chính là tàu pháo TT-400TP hoặc biến thể tàu tuần tra TT-400 - sản phẩm của Nhà máy Z173 (Công ty Hồng Hà).
Để có thể thâm nhập thị trường nước ngoài tàu TT-400TP được đánh giá không hề thua kém tàu Svetlyak tương tự của Nga về vũ khí, trang bị mà còn vượt trội ở tốc độ cũng như cự ly hành trình. Ngay cả khi so với tàu pháo lớp M-58, được coi là "niềm tự hào" của ngành đóng tàu Thái Lan thì TT-400TP của Việt Nam hơn hẳn về nhiều mặt.
Theo thông tinn được công khai cho thấy, TT-400TP có thiết kế kiểu module, các module độc lập đã lắp đặt sẵn trang thiết bị gần như hoàn chỉnh, được ghép với nhau theo phương thức tổng đoạn. Nhờ đó, tiến độ đóng tàu nhanh và có độ chính xác tuyệt đối.
Theo_Báo Đất Việt
Hàn Quốc đóng tàu tên lửa tấn công nhanh trực chiến gần Triều Tiên Ngày 21-3, một quan chức quân sự Hàn Quốc (dấu tên) cho hay, năm nay, Seoul sẽ đóng tàu tên lửa tấn công nhanh PKG-B lớp 200 tấn để thực hiện nhiệm vụ phòng vệ trên tuyến biên giới phía bắc khu vực biển phía tây Bán đảo Triều Tiên. Tàu tên lửa tấn công nhanh Yoon Youngha mang số hiệu 711 của...