Nga khởi động mỏ khí đốt siêu khổng lồ sau 40 năm chờ đợi
Công ty năng lượng nhà nước Gazprom của Nga hôm nay 23/10 đã bắt đầu hoạt động sản xuất tại một trong những mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, khoảng 40 năm sau khi mỏ được các nhà khoa học Liên Xô phát hiện tại Bắc Cực.
Tổng thống Nga Putin chính thức ấn nút khởi động sản xuất tại mỏ Bắc Cực, mỏ đã gây ra sửng sốt và kinh ngạc về khối lượng khi nó được phát hiện vào đầu năm 1970.
Mỏ Bovanenkovo trên bán đảo Yamal nằm ở cực tây bắc Siberia và được Gazprom ước tính có trữ lượng 4,9 nghìn tỷ m3 khí đốt tự nhiên, khiến nó trở thành một trong những mỏ lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, mỏ cũng nằm ở tầng đóng băng vĩnh cửu và vẫn không thể dẫn được đường ống tới và thậm chí là không thể có liên lạc cơ bản nhất cho tới tận những năm gần đây.
“Mỏ sẽ sản xuất 115 tỷ m3 khí và con số này sẽ tăng lên gần 140 tỷ”, ông Putin cho biết với các công nhân mỏ qua link video được truyền trực tiếp từ Mátxcơva. “Con số này gần bằng với số chúng ta xuất khẩu sang châu Âu”, ông nhấn mạnh.
Video đang HOT
Mỏ than siêu khổng lồ này là mỏ lớn thứ hai tại Nga, sau mỏ Urengoi, mỏ quan trọng của Gazprom tại miền nam. Tuy nhiên Bovanenkovo là một phần trong dự án Bắc Cực mà Gazprom đang hi vọng mở ra một kỷ nguyên mới khi các mỏ cũ đang cạn dần.
Công ty lớn nhất Nga phải chứng kiến sản lượng xuất khẩu của họ sang châu Âu sụt giảm vào năm ngoái, sau khi vẫn giậm chân tại chỗ trong nhiều năm, do sản xuất bị đình đốn và nhu cầu sụt giảm vì khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Gazprom đã quyết định dùng chiến lược táo bạo khi không phát triển mỏ mới, mua gas từ các nước khác để đợi mỏ Bovanenkovo hoạt động.
Giám đốc Gazprom Alexei Miller cho biết công ty dự định khai mở gần 150 giếng khí đốt vào năm nay để cung cấp cho các đường ống tới châu Âu, thay thế cho nguồn cung đã bị mất từ dự án mỏ Shtokman đang bị ngưng trệ tại Biển Barents.
Nga hiện cung cấp khoảng 30% lượng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của châu Âu và là nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới.
Theo dantri
Eurozone khởi động quỹ giải cứu khủng hoảng trị giá 650 tỉ USD
Khối Eurozone công bố quỹ giải cứu khủng hoảng nợ công trị giá lên đến 650 tỉ USD - Ảnh: Reuters
Khối eurozone hôm 8.10 đã công bố quỹ giải cứu khủng hoảng trị giá 650 tỉ USD, hay còn gọi là Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM), theo tin tức từ AFP.
Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker, đồng thời cũng là Chủ tịch Quỹ ESM cho biết việc khởi động quỹ cứu trợ này "đánh dấu một cột mốc lịch sử trong việc định hình tương lai của đồng tiền chung".
Theo dự kiến, ESM giai đoạn đầu sẽ có 260 tỉ USD từ nguồn ngân sách chính phủ vào cuối tháng 10.
EMS cũng sẽ lấy toàn bộ nguồn vốn còn lại của Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) và khi đó giá trị của quỹ mới sẽ lên đến khoảng 908 tỉ USD, theo AFP.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso ca ngợi rằng quỹ giải cứu ESM "có thể sánh ngang với Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF)", trong khi tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia Fitch thì đánh giá triển vọng của ESM là "ổn định".
Được biết, Tây Ban Nha mong muốn quỹ ESM sẽ giúp nước này trực tiếp quốc hữu hóa các ngân hàng nhằm giảm thiểu gánh nợ công, nhưng Đức, Hà Lan và Phần Lan lại cho rằng điều này chỉ có thể thành hiện thực một khi cơ chế giám sát hệ thống ngân hàng trên toàn châu Âu được ban hành.
Còn đối với Hy Lạp, lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) hồi tuần trước dự đoán Athen nhiều khả năng sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 18 - 19.10 tới để nối lại đàm phán với EC, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và IMF.
Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras đã tuyên bố hôm 5.10 rằng ngân sách quốc gia Hy Lạp sẽ trống rỗng vào tháng 11 nếu nước này không sớm nhận được gói viện trợ trị giá 40,6 tỉ USD mà EC, ECB và IMF đã cam kết.
Theo TNO
Australia khởi động kính viễn vọng vô tuyến siêu mạnh Australia hôm nay 5/10 bắt đầu khởi động một trong những kính viễn vọng mạnh nhất thế giới, nhằm khảo sát vũ trụ và tìm hiểu nguồn gốc của các ngôi sao và dải ngân hà. Kính viễn vọng Askap gồm 36 ăng-ten có đường kính lên tới 12m. Kính viễn vọng Askap (Australian Square Kilometre Array Pathfinder) được đặt ở vùng xa...