Nga khởi đóng lô tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới
Xưởng đóng tàu Sevmash ở tây bắc nước Nga, dự kiến sẽ khởi đóng tàu ngầm hạt nhân lớp Borei thứ 8 và tàu ngầm đa năng lớp Yasen thứ 6 trong năm 2016 này. Thông tin trên vừa được Giám đốc Xưởng Sevmash ông Mikhail Budnichenko đưa ra hôm qua (30/11).
“Chúng tôi có kế hoạch khởi đóng tàu ngầm lớp Borei và lớp Yasen mới trong năm 2016. Về tên của các tàu ngầm này, chúng sẽ được đặt theo chỉ thị của tư lệnh Hải quân Nga. Tuy nhiên, xưởng của chúng tôi chưa nhận được bất cứ văn bản nào”, ông Mikhail Budnichenko nói, không cho biết ngày dự kiến khởi đóng lô tàu này.
Tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm Yasen do cục thiết kế Malakhit thiết kế. Hải quân Nga dự kiến sẽ tiếp nhận chiếc tàu thứ 7 thuộc lớp này trong năm 2023. Chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công Yasen tàu Severodvinsk được khởi đóng vào năm 1993, đã được đưa vào biên chế của Hải quân Nga sau khi thử nghiệm thành công vào cuối năm 2013.
Tàu ngầm Yasen được kỳ vọng sẽ trở thành loại vũ khí hạt nhân dưới ngầm đa dụng tối tân nhất của Hải quân Nga. Loại tàu ngầm này dự kiến sẽ thay thế các tàu ngầm tấn công từ thời Liên Xô cũ như tàu ngầm lớp Akula để “hạ gục” các loại tàu ngầm hạt nhân của Mỹ như tàu ngầm lớp Virginia và Seawolf của Mỹ.
Tàu ngầm lớp Yasen có trọng lượng giãn nước 9.500 tấn khi nổi và 13.800 tấn khi lặn, chiều dài 120m, chiều rộng 15m, mớm nước 8,4m. Với một lò phản ứng hạt nhân có tuổi thọ 30 năm và một động cơ đẩy hoàn toàn mới, nó có thể lặn sâu 600m, đạt tốc độ 20 hải lý/giờ khi nổi và 31 hải lý/giờ (khoảng 57 km/giờ) khi lặn, biên chế 90 thủy thủ.
Video đang HOT
Tàu ngầm hạt nhân lớp này được thiết kế để có thể phóng đi một loạt tên lửa hành trình tầm xa (lên tới 5.000km) đem theo đầu đạn hạt nhân. Chúng cũng có khả năng giao chiến với tàu ngầm, tàu chiến và cả các mục tiêu trên cạn. Tàu lớp này thường được trang bị 24 tên lửa hành trình, 8 bệ phóng ngư lôi, mìn và cả tên lửa chống tàu.
Về hệ thống vũ khí, tàu ngầm Project 885 trang bị hệ thống phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất kiểu thẳng đứng (32 ống), 10 ống phóng ngư lôi gồm: 8 ống cỡ 650mm và 2 ống cỡ 533m. Ngoài ra, thiết kế còn được điều chỉnh lại, chuyển khoang phóng ngư lôi ở đầu mũi ra sau đài chỉ huy trung tâm. Vũ khí chủ đạo của tàu ngầm lớp Yasen là các tên lửa chống hạm siêu âm 3M55 oniks (Yakhont) với tầm bắn 350 km. Nhờ hệ thống phóng 24 tên lửa 3M55 oniks, tàu ngầm lớp Yasen của Nga trở thành trở ngại lớn với lực lượng tàu sân bay của Mỹ vốn được trang bị hệ thống phòng không hiện đại.
Ngoài ra, tàu ngầm lớp Yasen còn được trang bị các tên lửa Granat có sức mạnh tương đương với tên lửa Tomahawk của Mỹ, với tầm bắn 3.000 km và mang theo đầu đạn hạt nhân.
Về năng lực phòng thủ, tàu ngầm lớp này được trang bị hàng loạt thiết bị đặc biệt có khả năng phá hủy nhiều loại bẫy được đối phương cài. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống phòng thủ ngư lôi chủ động, tàu ngầm loại này có thể tiêu diệt ngư lôi của đối phương chỉ bằng các ngư lôi diệt ngư lôi cỡ nhỏ.
Trong khi đó, tàu ngầm lớp Borei nằm trong một dự án nâng cấp lực lượng tấn công hạt nhân dưới biển của Hải quân Nga với trị giá 755 triệu USD.
Tàu ngầm lớp Borei có chiều dài 170m, rộng 13,5m, lượng choán nước tối đa đạt đến 24.000 tấn. Tàu có khả năng lặn ở độ sâu tối đa 480m và di chuyển với tốc độ 29 dặm/giờ. Tàu có thể hoạt động độc lập trong 90 ngày đêm với thủy thủ đoàn 107 người mà không cần hỗ trợ từ bên ngoài.
Về trang bị vũ khí, tàu ngầm lớp Borei được trang bị hệ thống MGK-600 dò ngư lôi, mìn, đo độ dày của băng, phát hiện những vùng nước không có băng…Ngoài ra tàu còn được trang bị loại tên lửa đạn đạo mạnh nhất và hiện đại nhất của Nga, đó chính là Bulava. Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Bulava được coi là quyền lực của nước Nga.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei được kỳ vọng sẽ trở thành xương sống của lực lượng tàu ngầm tên lửa đạn đạo chiến lược Nga sau năm 2018, thay thế các tàu ngầm đã già cỗi thuộc lớp Typhoon, Delta-3 và Delta-4. Các chuyên gia Nga từng ca ngợi tàu ngầm lớp Borey là loại tàu ngầm tấn công uy lực nhất thế giớ với biệt danh là “quái vậy biển”.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Mỹ phát triển tên lửa hạt nhân mới "gây mất ổn định" chiến lược
Theo chuyên gia về an ninh hạt nhân James E.Doyle, kế hoạch phát triển mới một loại tên lửa hành trình trang bị đầu đạn hạt nhân của Washington đang mâu thuẫn với chính sách cắt giảm vai trò của vũ khí hạt nhân trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ.
Bình luận trên tạp chí National Interest (Mỹ), James E.Doyle cho rằng loại tên lửa hành trình đối đầu tầm xa (LRSO) đã đi ngược lại văn bản Nhìn lại Chính sách Hạt nhân năm 2010 và Chiến lược Ứng dụng Vũ khí Hạt nhân năm 2013 của Mỹ. Ông Doyle cũng cho rằng, việc phát triển mới LRSO sẽ gây khó khăn cho mục tiêu duy trì một trật tự chiến lược trên thế giới, khi mà các quốc gia đòi sở hữu vũ khí hạt nhân ngày một tăng.
Tên lửa hành trình Tomahawk, loại tên lửa có đủ khả năng mang đầu đạn hạt nhân, được phóng đi từ chiến hạm USS Barry (lớp DDG 52) của Mỹ
Ông cho rằng: "Những máy bay chiến đấu, được trang bị tên lửa hànht rình tầm xa, có khả năng qua mặt các hệ thống ra-đa và thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ sẽ chỉ gây nên sự bất ổn nặng nề". Ông Doyle nhắc nhở rằng chính sách hạn chế tên lửa hành trình đã là mấu chốt quan trọng trong quan hệ hợp tác hạt nhân Washington - Moscow từ những năm 1980 đến nay.
Theo Doyle, việc hủy bỏ chương trình tên lửa hành trình LRSO sẽ tái khẳng định lập trường của Mỹ về vũ khí hạt nhân vốn đã đề ra trong các văn bản trước. Điều này cũng sẽ góp phần tạo động lực cần thiết, đưa thế giới đến gần hơn với một tương lai không có vũ khí hạt nhân, đảm bảo ổn định và an ninh cho các quốc gia. Hiện chỉ mới có Nga và Mỹ có khả năng vận hành các tên lửa hành trình có trang bị đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, Trung Quốc, Pakistan và Ấn Độ cũng đang chạy đua phát triển công nghệ này. Ông Doyle cho rằng, nếu như cả Washington và Moscow có thể cùng đồng thuận đưa ra lệnh cấm công nghệ tên lửa hành trình hạt nhân, việc xây dựng một hiệp định đa phương hạn chế công nghệ này sẽ trở nên khả thi hơn.
Kiệt Anh
Theo_PLO
Nga thừa nhận sức mạnh của ngư lôi Status-6 Theo Sputnik, vũ khí Status6 vừa được Nga tiết lộ thực chất là tàu ngầm không người lái có thể phóng ngư lôi hạng nặng ở tầm siêu xa. Thông tin này được Sputnik dẫn lời Thư ky bao chi cua Tổng thống Nga ông Dmitry Peskov cho biết. Theo đó, hệ thống Status-6 ra đời sẽ "xuyên thủng" hệ thống phòng thủ...