Nga khoe xe tăng, tên lửa tại triển lãm quân sự
Quân đội Nga giới thiệu những mẫu xe tăng, thiết giáp và tên lửa mới ở triển lãm quân sự Army Games 2020 lớn nhất nước này.
Bộ Quốc phòng Nga hôm 23/8 khai mạc triển lãm kỹ thuật quốc phòng Army-2020 và hội thao quân sự Army Games 2020 tại công viên Patriot, ngoại ô thủ đô Moskva. Triển lãm năm nay có sự góp mặt của 1.500 công ty quốc phòng Nga và nước ngoài, với hơn 28.000 khí tài được trưng bày.
Trong ảnh là xe phóng đạn cùng ống bảo quản kiêm bệ phóng thuộc tổ hợp phòng không tầm xa S-300VM Antey-2500. S-300VM được Nga sản xuất và biên chế từ năm 2013, hiện mới chỉ xuất khẩu sang Ai Cập và Venezuela.
Triển lãm Army là dịp để quân đội Nga trình diễn những khí tài hiện đại nhất trong biên chế hoặc sắp đưa vào trang bị. Viện Thiết kế Linh kiện KBP năm nay ra mắt dòng tên lửa chiến thuật đa dụng Hermes với tầm bắn tối đa 100 km. Hermes có thể diệt nhiều loại mục tiêu như xe tăng, lô cốt, xuồng và tàu chiến, cũng như trực thăng và phi cơ bay thấp.
Các quả đạn và ống phóng của tổ hợp Hermes có thiết kế tương đồng với đạn 57E6 của hệ thống phòng không Pantsir-S1. Tổ hợp Hermes có thể lắp trên khung gầm xe tải, máy bay, tàu chiến hoặc bệ cố định để phòng thủ bờ biển.
Video đang HOT
Một mẫu máy bay không người lái cỡ nhỏ được sử dụng làm mục tiêu tập bắn trong huấn luyện kíp phòng không.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-2M vớimodule chiến đấu Berezhok và giáp lồng để đối phó đạn chống tăng.
Xe thiết giáp kháng mìn đa dụng Typhoon-VDV được thiết kế riêng cho lực lượng đổ bộ đường không Nga.
Các mẫu máy bay trinh sát không người lái đang được tập đoàn Kronstadt Technologies phát triển.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS (trái) và T-14 Armata. Đây là hai mẫu xe tăng hiện đại nhất do Nga phát triển, trong đó mẫu T-90MS dành cho thị trường xuất khẩu và đóng vai trò thử nghiệm công nghệ để ứng dụng vào dòng T-90M nội địa Nga.
Xe chiến đấu bộ binh T-15 Armata trang bị module chiến đấu điều khiển từ xa với vũ khí chính là pháo tự động 57 mm.
Quân đội Nga đang có kế hoạch phát triển các hệ thống pháo 57 mm gắn trên thiết giáp, sử dụng nhiều loại đạn mới có khả năng tự tính toán thời điểm nổ và điều chỉnh quỹ đạo bay. Đây là giải pháp nhằm giải quyết tình trạng pháo 30 mm không đủ mạnh để xuyên phá một số mẫu thiết giáp hiện đại, trong khi pháo 100 mm có uy lực mạnh nhưng tốc độ bắn và độ chính xác thấp.
Triển lãm Army-2020 có khu vực trưng bày nhiều mẫu xe tăng được Liên Xô và Nga phát triển trong 100 năm qua.
Trong ảnh là những mẫu xe tăng chủ lực hiện đại gồm T-90A (phải), T-80BVM và T-72B3.
Nhiều xe tăng T-34 và IS từ thời Thế chiến II cũng xuất hiện tại triển lãm.
Mô hình các loại tên lửa hành trình hải quân của tập đoàn tên lửa chiến thuật KTRV, trong đó có những vũ khí uy lực như tên lửa siêu thanh P-800 Yakhont và Zircon.
Nga vạch 'lằn ranh đỏ' với tên lửa đạn đạo Mỹ
Quân đội Nga tuyên bố sẽ coi mọi tên lửa đạn đạo bay tới nước này là vũ khí tấn công hạt nhân và sẽ tung đòn đáp trả tương xứng.
"Bất cứ tên lửa đạn đạo nào được dùng để tấn công lãnh thổ Nga đều sẽ bị coi là mang theo đầu đạn hạt nhân. Thông tin về vụ phóng tên lửa sẽ được tự động chuyển đến giới lãnh đạo chính trị và quân sự để quyết định quy mô của đòn đáp trả hạt nhân, tùy thuộc vào diễn biến tình hình", tờ Krasnaya Zvezda, cơ quan ngôn luận của quân đội Nga, cho biết trong bài viết đăng cuối tuần trước.
Krasnaya Zvezda dẫn lời tướng Andrei Sterlin, thành viên Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, giải thích rằng không có cách nào để xác định tên lửa đạn đạo đang bay đến mang đầu đạn hạt nhân hay thông thường. Điều đó khiến quân đội Nga phải coi mọi quả đạn là vũ khí hạt nhân để đề phòng.
Tên lửa đạn đạo Minuteman III được Mỹ phóng thử hồi tháng 2. Ảnh: USAF.
Thông điệp của Krasnaya Zvezda được coi là lời cảnh báo nhằm vào Mỹ, do nước này đang phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa mang đầu đạn thông thường, có thể được dùng cho những đòn tấn công chính xác vào lãnh thổ đối phương.
"Nga đã vạch ra lằn ranh đỏ và chúng tôi khuyến cáo các bên không vượt qua nó. Nếu một đối thủ tiềm tàng dám làm như vậy, câu trả lời sẽ rất khủng khiếp", bài viết trên tờ Krasnaya Zvezda có đoạn.
Nga từ lâu đã lo ngại những loại khí tài cho phép Mỹ vô hiệu hóa đầu não chính phủ và quân đội nước này mà không cần dùng đến vũ khí hạt nhân. Chính sách của Moskva đã vạch ra những tình huống có thể khiến nước này sử dụng kho vũ khí hạt nhân, trong đó có đòn tấn công phủ đầu nhằm vào Nga và các đồng minh.
Nga hồi tháng 6 công bố chính sách răn đe hạt nhân mới, trong đó đề cập khả năng nước này tung đòn phản công hạt nhân đáp trả việc đối phương sử dụng vũ khí thông thường tấn công cơ sở hạ tầng trọng yếu của chính phủ và quân đội.
"Quân đội Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu nhận được thông tin đáng tin cậy về vụ phóng tên lửa đạn đạo nhằm vào lãnh thổ của Nga hoặc đồng minh, cũng như đòn đánh phá hủy những cơ sở hạ tầng trọng yếu có thể cản trở khả năng đáp trả của lực lượng hạt nhân", tài liệu chính sách có đoạn viết.
Hệ thống bảo vệ máy bay Nga khỏi tên lửa tầm nhiệt Hệ thống phòng vệ L370 Vitebsk được Nga lắp cho trực thăng vũ trang và cường kích Su-25, tăng khả năng sống sót trước nhiều loại tên lửa phòng không. Tên lửa phòng không vác vai (MANPADS) được coi là một trong những mối đe dọa lớn nhất với trực thăng vũ trang và cường kích yểm trợ hỏa lực tầm gần, những...