Nga “khoe” vũ khí tối tân trong cuộc tập trận mới
Nga sẽ tiến hành cuộc tập trận quân sự bắn đạn thật mang tên Kavkaz-2012 ở miền nam nước này vào tháng 9 tới. Đây được xem là cơ hội để nhiều vũ khí hiện đại hàng đầu của Nga “đua” sức mạnh. Đáng chú ý nhất trong các vũ khí tham gia cuộc tập trận sắp tới của Nga là sự góp mặt của các tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander.
Phó Tổng Tham mưu trưởng Các Lực lượng Vũ trang Nga – ông Alexander Postnikov hôm qua (7/8) đã tiết lộ với giới báo chí Nga rằng: “một số vũ khí hiện đại có độ chính xác cao của Lực lượng Bộ binh sẽ tham gia vào các bài diễn tập quân sự trong tháng 9, trong đó có các tổ hợp tên lửa Iskander.
Ngoài tên lửa Iskander, cuộc tập trận diễn ra từ ngày 17-23/9 còn thu hút sự tham gia của các tên lửa hành trình được phóng đi từ biển hoặc từ trên không cũng như các tổ hợp tên lửa chống hạm. Tất cả các vũ khí này sẽ phô diễn sức mạnh bằng những màn bắn đạn thật.
Video đang HOT
Số lượng các binh lính tham gia cuộc tập trận Kavkaz-2012 cũng rất lớn với 8.000 người.
Theo lời ông Postnikov, việc các vũ khí chính xác cao của Nga diễn tập bắn đạn thật là nhằm để thử nghiệm tính hiệu quả của các hệ thống kiểm soát hỏa lực. Phó Tổng tham mưu Các Lực lượng Vũ trang Nga bảo đảm rằng, quân đội sẽ sắp xếp đầy đủ các biện pháp an ninh cần thiết trước cuộc tập trận quan trọng sắp tới.
“Chúng tôi hiểu rõ các điều kiện cần thiết khi tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật và các biện pháp ngăn ngừa an ninh chắc chắn sẽ được thực hiện. Chúng tôi có đầy đủ khả năng để làm được điều đó”, ông Postnikov nói thêm.
Iskander là hệ thống tên lửa đạn đạo di động tầm ngắn tân tiến của Nga, sử dụng nhiên liệu rắn, được bắt đầu trang bị trong quân đội Nga từ năm 2006. Iskander hiện có 2 phiên bản chính là Iskander M (phiên bản cho quân đội Nga) và Iskander E (phiên bản để xuất khẩu), ngoài ra còn có phiên bản mới nhất Iskander K vẫn đang trong quá trình thử nghiệm .
Do sức mạnh đặc biệt của Iskander, Nga có kế hoạch triển khai tên lửa này ở Kaliningrad để đối phó với lá chắn tên lửa của NATO. Tuy gọi là tên lửa đạn đạo nhưng quỹ đạo của loại tên lửa tàng hình Iskander lại không đơn thuần là quỹ đạo kiểu đường đạn mà có đường bay rất khó dự đoán. Sau khi phóng và trong quá trình bay, tên lửa luôn cơ động rất cao và luôn thay đổi.
Phần lớn quỹ đạo bay của tên lửa cách mặt đất gần 50 km nên tên lửa rất khó bị đối phương theo dõi và tiêu diệt. Các chuyên gia cũng thừa nhận rằng hiện chỉ có tên lửa đường đạn chiến lược Topol-M mới đủ sức sánh ngang với Iskander ở khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện đại.
Theo VNMEdia
Giáo sư Nga bán bí mật tên lửa tối tân cho Trung Quốc
Hai giáo sư đại học của Nga hôm qua (20/6) đã bị kết tội cung cấp những bí mật tên lửa tối tân cho Trung Quốc. Đây là vụ mới nhất trong một loạt vụ án gián điệp cho thấy mâu thuẫn ngầm giữa Nga và Trung Quốc bất chấp việc hai nước này thường xuyên tuyên bố về mối quan hệ hợp tác, hữu nghị song phương.
Tên lửa Bulava
Tòa án Thành phố St.Petersburg đã kết án 12,5 năm tù giam cho ông Yevgeny Afanasyev và 12 năm tù cho ông Svyatoslav Bobyshev vì tội phản quốc. Hai vị giáo sư của trường Đại học Kỹ thuật Baltic ở St.Petersburg đã bị kết tội bán những thông tin tối mật liên quan đến tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tối tân Bulava của Nga cho giới tình báo quân sự Trung Quốc. Hai ông này đã bị bắt và bị giam giữ từ hồi tháng 3 năm 2010.
Theo hãng thông tấn Interfax, hai ông Afanasyev và Bobyshev bị cáo buộc đã cung cấp những chi tiết kỹ thuật liên quan đến các vụ phóng tên lửa Bulava dưới mặt nước cho Trung Quốc trong chuyến đi thăm nước này của họ hồi năm 2009. Nga tin rằng, tình báo Trung Quốc cũng đang tìm kiếm thông tin về các loại tên lửa Topol-M và Iskander của Nga.
Sau nhiều thập kỷ là kình địch của nhau, Moscow và Bắc Kinh đã phát triển một mối quan hệ mà hai nước miêu tả là đối tác chiến lược. Mối quan hệ này được xây dựng sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Trung Quốc trở thành một nhà nhập khẩu vũ khí lớn của Nga. Tuy nhiên, gần đây Nga tỏ ra bất mãn với Trung Quốc trong vấn đề sản xuất và chế tạo vũ khí. Moscow tố Bắc Kinh thường xuyên "ăn cắp bản quyền" vũ khí của Nga.
Nga đã hạn chế việc bán vũ khí cho Trung Quốc chỉ vì lo ngại về khả năng "bắt chước quá nhanh" của người Trung Quốc. Rất nhiều vũ khí của Trung Quốc giống hệt với các phiên bản vũ khí của Nga.
Bulava là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Đây là loại tên lửa 3 giai đoạn dùng nhiên liệu đẩy rắn. Tên lửa này nặng 36,8 tấn, có thể mang từ 6 tới 10 đầu đạn hạt nhân và có tầm bắn lên tới hơn 8.000km. Một tên lửa Bulava có sức công phá khủng khiếp gấp 100 lần vụ nổ phá hủy thành phố Hiroshima của Nhật Bản năm 1945. Nga muốn phát triển Bulava thành tên lửa chiến lược chính của Hải quân Nga và cũng là thứ vũ khí trụ cột trong kho hạt nhân của nước này. Dự án phát triển tên lửa Bulava (SS-NX-30) là một trong những dự án vũ khí đắt nhất của Nga.
Nga đã chế tạo riêng những chiếc tàu chiến tối tân lớp Borey để mang theo tên lửa Bulava. Thế hệ tàu ngầm nguyên tử Borey được mong đợi sẽ trở thành lực lượng nòng cốt của Hải quân Nga trong thế kỷ 21.
Theo VNMedia
Không còn ai sống sót trong vụ máy bay Nga đâm ở Indonesia Tất cả hàng chục người trên chiếc máy bay Sukhoi của Nga đã thiệt mạng do chiếc máy bay lao vào một ngọn núi trong khi bay trình diễn vào ngày hôm qua tại Indonesia. Người thân của các nạn nhân xấu số tại sân bay Halim Perdanakusuma ở Jakarta. Đội tìm kiếm và cứu hộ đã tới được địa điểm chiếc máy...