Nga khoe tên lửa “vô đối” hủy diệt kẻ thù
Lực lượng tên lửa chiến thuật Iskander-M thuộc Quân khu Miền Trung của Nga vừa thực hiện các cuộc diễn tập tấn công vào một kẻ thù giả định trong cuộc tập trận ở khu vực Sverdlovsk thuộc Urals. Đây là thông tin vừa được văn phòng báo chí của Quân khu Miền Trung Nga tiết lộ ngày hôm qua (20/11).
“Các đơn vị đã hành quân tới khu vực tập trận – nơi họ được trang bị một loạt bệ phóng. Các lực lượng sau đó được đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Lực lượng tên lửa chiến thuật Iskander-M đã tiến hành các bài tập phóng điện tử, thực hiện những cuộc tấn công đồng loạt hoặc duy nhất vào những cơ sở hạ tầng cũng như các mục tiêu then chốt của kẻ thù giả định ở tầm bắn lên tới 200km”, văn phòng báo chí của Quân khu Miền Trung cho biết trong một tuyên bố.
Lực lượng tập trận cũng đã thực hiện các nhiệm vụ vận hành bệ phóng, vận chuyển các hệ thống vũ khí trong khi lái xe mài sắc kỹ năng lái xe ở những khu vực có địa hình khác nhau.
Cuộc tập trận mới nhất nói trên nhằm mục đích tăng cường tính hiệu quả của hoạt động vận hành các tên lửa Iskander-M và cuộc tập trận này có sự tham gia của 100 vũ khí và thiết bị quân sự khác nhau.
Video đang HOT
Iskander-M (còn được NATO gọi dưới cái tên SS-26 Stone) là hệ thống tên lửa đạn đạo di động tầm ngắn tối tân của Nga, sử dụng nhiên liệu rắn. Loại vũ khí này bắt đầu được đưa vào biên chế của quân đội Nga từ năm 2006.
Tên lửa Iskander có khả năng tự hành tàng hình. Kỹ thuật tàng hình áp dụng ở Iskander là kỹ thuật plasma. Nó tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đạn khiến cho các sóng radar của đối phương bị mất khả năng phát hiện và đáp trả.
Iskander còn được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt nên có thể hoạt động rất cơ động và linh hoạt. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, thậm chí theo nhiều chuyên gia thì đây là hệ thống tên lửa “vô đối”, không thể đánh chặn.
Loại tên lửa đạn đạo ưu việt nói trên có thể phóng với tốc độ siêu âm hơn 2km trên giây (Mach 6-7 – tức là 6 hoặc 7 lần so với tốc độ âm thanh) và tầm bắn lên tới gần 500km. Iskander có khả năng bắn trúng và phá hủy chính xác các mục tiêu có đầu đạn lên tới gần 700kg. Với những tính năng trên, tên lửa Iskander của Nga được ví là ác mộng đối với bất kỳ hệ thống lá chắn tên lửa nào.
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, chỉ cần vài tổ hợp tên lửa Iskander cũng có khả năng thay đổi cán cân lực lượng trong bất kỳ cuộc xung đột khu vực nào.
Sức mạnh của Iskander đã được kiểm chứng trong cuộc chiến tranh ngắn ngày với Gruzia năm 2008. Khi đó, một tên lửa Iskander đã đánh trúng một tiểu đoàn xe tăng Gruzia ở Gori, phá hủy một lúc 28 xe tăng.
Hồi năm 2011, Tổng thống Nga khi đó là ông Dmitry Medvedev đã thông báo kế hoạch triển khai một loạt tổ hợp tên lửa Iskander ở khu vực Kaliningrad nhằm đối phó với mối đe dọa từ hệ thống lá chắn tên lửa mà Mỹ định dựng lên ở một số nước Đông Âu.
Iskander là một trong những bảo bối vũ khí khí mà Nga lên kế hoạch triển khai nhằm đối phó với một NATO đang tiến ngày một sát đến biên giới nước này.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia.vn
Mỹ thử gấp PrSM phòng Nga
Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo sẽ chính thức bắn thử hệ thống tên lửa chiến thuật PrSM ngay trong tháng 9 thay vì cuối năm 2019 như kế hoạch ban đầu.
Mọi công tác chuẩn bị gần như đã hoàn tất, chúng tôi sẽ phóng thử hệ thống PrSM ngay trong tháng này. "Thay vì hoãn phóng đến cuối năm hoặc sang đầu năm 2020 như ban đầu, công việc này sẽ được thực hiện ngay trong tháng 9 nhằm rút ngắn thời gian hoàn thiện vũ khí và giúp Mỹ có thêm phương án đối phó với đối thủ trong tình hình mới", Thiếu tướng Mỹ John Rafferty nói.
Hệ thống PrSM.
Việc phát triển hệ thống PrSM là một trong những nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của công nghiệp quốc phòng Mỹ.
"Chúng ta phải phát triển các hệ thống vũ khí tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất. Thất bại trong việc phát triển hệ thống tên lửa này sẽ bị các đồng minh đặt câu hỏi về năng lực của Mỹ trong việc đảm bảo cân bằng với sự đe dọa từ phía Nga", vị tướng Mỹ cho biết thêm.
Thông báo này cũng nhấn mạnh PrSM có khả năng "tấn công vào sâu nội địa lãnh thổ đối thủ" nếu được đặt đúng vị trí. Ngoài ra, Lầu Năm Góc còn kỳ vọng PrSM hoàn thiện phiên bản mặt đất sẽ có thêm các bản nâng cấp cho phép hoạt động như các tên lửa chống hạm thông minh.
Hệ thống vũ khí này được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách tới 500km. Đặc biệt đây sẽ là vũ khí Mỹ coi là đủ mạnh để làm đối trọng với tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M của Nga. "PrSM se thay thê cac loai tên lưa hang năng đa co tuôi, đông thơi cung cô sưc manh cho Quân đội Mỹ sau khi chinh phu ban hinh chinh sach loai bo cac tên lửa thế hệ cũ", nhà sản xuất Raytheon Mỹ cho biết.
Môt trong nhưng đăc điêm nôi trôi cua tên lưa mới la no cho phep cac đơn vi bô binh co thê tân công tư khoang cach an toan. Vũ khí này se mang được cả đầu đạn thông thường và môt loai đâu đan mơi va đươc lăp đăt hê thông đinh vi muc tiêu hiên đai hơn cac tên lưa trươc đây, cho phep hoat đông trong moi điêu kiên thơi tiêt.
Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt
Nga đưa hàng nghìn hệ thống tên lửa tối tân đồng loạt tập trận Hơn 8.000 binh sĩ của các lực lượng tên lửa và pháo binh của Nga vừa đồng loạt tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật được tổ chức cùng lúc tại 30 thao trường huấn luyện ở miền Nam nước Nga. Ảnh minh họa Hãng tin TASS dẫn thông tin từ Quân khu phía Nam của Nga cho biết, cuộc tập trận...