Nga khoe dàn vũ khí ‘vô đối’
Nga trưng bày một loạt vũ khí công nghệ cao được cho chưa từng có trên thế giới trong cuộc triển lãm quốc phòng Army-2015 ở ngoại ô Moscow.
Hệ thống hỏa lực hạng nặng TOS-1 của Nga trình diễn tại cuộc triển lãm – Ảnh: AFP
Trong bài phát biểu khai mạc cuộc triển lãm Army-2015 tại ngoại ô Moscow ngày 16.6, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định quân đội nước này đang phát triển nhiều loại vũ khí mới “chưa có đối thủ cạnh tranh trên thế giới”, bao gồm phiên bản đầy đủ của xe tăng Armata, vốn lần đầu ra mắt công chúng trong cuộc diễu binh mừng 70 năm chiến thắng phát xít tại thủ đô hồi tháng trước.
Chiếc xe tăng Armata T-14 được trang bị áo giáp bằng gốm có thể chịu được súng phóng lựu hoặc tên lửa dẫn đường chống tăng. Đây là một loại vũ khí hạng nặng chưa từng có trên thế giới, Hãng tin Itar-Tass nhận định.
Chủ nhân Điện Kremlin còn nhấn mạnh Moscow sẽ bổ sung hơn 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới có thể qua mặt cả những hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nhất cho kho vũ khí hạt nhân trong năm nay. Những loại tên lửa này được cho là có tầm bắn tối thiểu hơn 5.500 km.
Lãnh đạo Nga cũng tuyên bố quân đội sẽ bắt đầu thử nghiệm một hệ thống ra đa cảnh báo sớm tầm xa mới để “theo dõi mọi động tĩnh ở khu vực phía tây” trong vài tháng tới. Đây được xem là thông điệp cảnh báo rõ ràng của Nga gửi tới NATO giữa lúc căng thẳng giữa nước này với phương Tây đang leo thang.
Tuy nhiên, cố vấn đối ngoại của Tổng thống Nga, Yury Ushakov hôm qua khẳng định Nga không muốn tiến hành chạy đua vũ trang với phương Tây mà chỉ cố gắng phản ứng trước các mối đe dọa tiềm tàng đối với nước này.
Năng lực hải quân mới
Tại cuộc triển lãm kéo dài từ ngày 16 – 19.6, Moscow trưng bày khoảng 5.000 thiết bị quân sự. Trong ngày đầu triển lãm, các tập đoàn đóng tàu của Nga giới thiệu một loạt dự án mới, trong đó có dự án đóng tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Priboi dự kiến sẽ thay thế tàu lớp Mistral mà Pháp từ chối bán cho Nga.
Với lượng choán nước 14.000 tấn, tàu lớp Priboi có thể chở theo 8 máy bay trực thăng Ka-27 hoặc Ka-52K, 500 lính và 40 – 60 phương tiện cơ giới, đồng thời được trang bị tổ hợp tên lửa chống máy bay Pantsir-M. Quá trình đóng chiếc tàu dài 165 m và rộng 25 m này dự kiến sẽ bắt đầu trong năm tới.
Một dự án khác thu hút sự chú ý của khách thưởng lãm là tàu khu trục lớp Lider. Tàu được trang bị 60 tên lửa hành trình chống hạm, 128 tên lửa đạn đạo và 16 tên lửa chống tàu ngầm.
Video đang HOT
Nga còn khoe dàn máy bay đời mới như Su-30, Su-34, Su-35, PAK FA T-50, bên cạnh loại máy bay quân sự tân tiến nhất Yak-130, theo Hãng Sputnik. Các loại trực thăng mới như Ansat-U, Ka-226, Mi-8 AMTSh “Terminator”, Mi-28N “Night Hunter”, Mi-35M và Ka-52 “Alligator” cũng hiện diện trong cuộc triển lãm.
Một trong những gian hàng hút hồn đại diện quân đội của hơn 70 nước trên thế giới còn là hệ thống phòng không với 80 mẫu vũ khí mới, theo Đài RT. Các tổ hợp tên lửa Buk-M2e, Osa-AKM1, hệ thống Tunguska-M1 và xe chiến đấu Taifun-M cùng hệ thống tên lửa tầm xa S-400 Triumf và Antei-500 lẫn hệ thống tên lửa tầm trung S-350E, Vityaz và Tor đều có mặt tại cuộc triển lãm.
“Sát thủ” UAV
Trong khuôn khổ triển lãm, giới chức quân sự Nga cũng lên kế hoạch tổ chức cuộc trình diễn phô trương sức mạnh của một loại vũ khí bí mật tưởng chỉ xuất hiện trong các bộ phim viễn tưởng, đó là pháo vi sóng, có thể tiêu diệt mục tiêu từ mọi hướng ở khoảng cách 10 km.
Theo Hãng tin Sputnik, Tập đoàn sản xuất vũ khí United Instrument (UIMC) thuộc Tập đoàn công nghệ nhà nước Rostec ngày 15.6 thông báo đã sản xuất được loại pháo phát sóng năng lượng cao dùng cho hệ thống tên lửa đất đối không BUK. Đại diện của UIMC tiết lộ vũ khí mới có thể vô hiệu hóa máy bay, máy bay không người lái (UAV) và thậm chí cả tên lửa dẫn đường ở khoảng cách 10 km. Nó hoạt động bằng cách làm tê liệt chức năng radio của UAV và đầu đạn tên lửa, khiến những thiết bị này bị mất kiểm soát.
“Hệ thống mới được trang bị một máy phát sóng năng lượng cao và ăng ten phản xạ, hệ thống quản lý, kiểm soát và một hệ thống truyền dẫn được gắn cố định trên thân hệ thống tên lửa đất đối không BUK”, đại diện UIMC nói với Hãng Sputnik.
Ngoài việc bắn hạ máy bay không người lái và đầu đạn, pháo vi sóng còn có thể làm gián đoạn hoạt động của sóng vô tuyến và vô hiệu hóa thiết bị trên các máy bay hoạt động ở độ cao thấp. “Tổ hợp chiếu luồng vi sóng trên có thể chặn hoạt động liên lạc của các thiết bị điện tử trên các mục tiêu bay ở độ cao thấp và đầu đạn của những loại vũ khí có độ chính xác cao”, Itar-Tass dẫn nguồn tin từ Tập đoàn Rostec cho biết thêm. Nguồn tin này nhận định hệ thống vũ khí phi truyền thống trên của Nga hiện không có đối thủ cạnh tranh trên thế giới.
Danh Toại
Theo Thanhnien
Nhìn lại các thiết kế tiêm kích Su của Aleksandr Barkovsky
Aleksandr Barkovsky - cha đẻ tiêm kích Su nổi danh dành cho Không quân Nga như Su-30, Su-34, Su-35, Su T-50 mới qua đời hôm 15/5.
Theo Lenta, ông Aleksandr Barkovsky, tổng công trình sư, người đã tham gia thiết kế, phát triển hầu hết các dòng máy bay tiêm kích Su vừa qua đời (ngày 15/5) ở tuổi 73 tại Moskva. Một trong những dự án lớn đầu tiên ông Barkovsky tham gia là nghiên cứu, phát triển loại máy bay ném bom tiền tuyến Su-24, sau đó là các phiên bản Su-24M, Su-27M, Su-33. Ảnh: máy bay ném bom tiền tuyến Sukhoi Su-24M trong một chuyến bay huấn luyện từ sân bay Shagol (Chelyabinsk Region). Tiêm kích Su-33 của trung đoàn máy bay chiến đấu biệt lập 279 thuộc Hải quân Hạm đội Biển Bắc tại sân bay "Severomorsk-3". Tiêm kích-ném bom Su-34 tại căn cứ Không quân ở Kubinka. Dự án đáng chú ý nhất của ông Barkovsky - phát triển các phiên bản xuất khẩu của chiến đấu cơ Su-30. Ảnh: chiến đấu cơ đa năng Su-30KN phóng tên lửa Kh-29T. Máy bay tiêm kích đa năng, siêu cơ động Su-30MKI. Máy bay tiêm kích đa nhiệm Su-30SM của Không quân Nga. Tiêm kích Su-30SM trong khâu lắp ráp cuối cùng tại xưởng lắp ráp của Nhà máy hàng không Irkutsk. Tiêm kích đa năng Su-35S trước chuyến bay thử nghiệm trong chương trình thử nghiệm cấp nhà nước Tiêm kích Su-35 trong một chuyến bay. Tiêm kích Sukhoi T-50. Cặp đôi siêu tiêm kích T-50 PAKFA.
Theo Lenta, ông Aleksandr Barkovsky, tổng công trình sư, người đã tham gia thiết kế, phát triển hầu hết các dòng máy bay tiêm kích Su vừa qua đời (ngày 15/5) ở tuổi 73 tại Moskva.
Một trong những dự án lớn đầu tiên ông Barkovsky tham gia là nghiên cứu, phát triển loại máy bay ném bom tiền tuyến Su-24, sau đó là các phiên bản Su-24M, Su-27M, Su-33. Ảnh: máy bay ném bom tiền tuyến Sukhoi Su-24M trong một chuyến bay huấn luyện từ sân bay Shagol (Chelyabinsk Region).
Tiêm kích Su-33 của trung đoàn máy bay chiến đấu biệt lập 279 thuộc Hải quân Hạm đội Biển Bắc tại sân bay "Severomorsk-3".
Tiêm kích-ném bom Su-34 tại căn cứ Không quân ở Kubinka.
Dự án đáng chú ý nhất của ông Barkovsky - phát triển các phiên bản xuất khẩu củachiến đấu cơ Su-30. Ảnh: chiến đấu cơ đa năng Su-30KN phóng tên lửa Kh-29T.
Máy bay tiêm kích đa năng, siêu cơ động Su-30MKI.
Máy bay tiêm kích đa nhiệm Su-30SM của Không quân Nga.
Tiêm kích Su-30SM trong khâu lắp ráp cuối cùng tại xưởng lắp ráp của Nhà máy hàng không Irkutsk.
Tiêm kích đa năng Su-35S trước chuyến bay thử nghiệm trong chương trình thử nghiệm cấp nhà nước
Tiêm kích Su-35 trong một chuyến bay.
Tiêm kích Sukhoi T-50.
Cặp đôi siêu tiêm kích T-50 PAKFA.
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc khó mua Su-35 của Nga vì khủng hoảng Ukraine Kế hoạch của Trung Quốc nhằm mua máy bay chiến đấu hiện đại Su-35 của Nga đã bị đình trệ sau khi Ukraine ngừng hợp tác quân sự với Nga, do dòng chiến đấu cơ được thiết kế với các linh kiện và công nghệ của Ukraine Chiến đấu cơ Su-35 của NGa. Đài truyền hình Phượng Hoàng tại Hồng Kông đưa tin,...