Nga khiến “quân” Mỹ bắn giết nhau tại Syria
Mỹ thể hiện sự yếu kém hay hai mặt tại Syria khi phiên quân do Lầu Năm Góc hậu thuẫn bắn nhau với lực lượng được CIA trang bị vũ khí
Lầu Năm Góc đụng độ CIA
Tờ Los Angeles Times của Mỹ mới đây tiết lộ các lực lượng phiến quân khác nhau ở Syria được các bộ phận khác nhau trong bộ máy chiến tranh của Mỹ hậu thuẫn đang bắn giết lẫn nhau tại Aleppo và khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tờ báo này đánh giá thực tế cho thấy sự yếu kém trong khả năng kiểm soát của tình báo cũng như các nhà hoạch định quân sự của Mỹ đối với các nhóm phiến quân mà họ tài trợ và huấn luyện ở Syria.
Từ giữa tháng Hai vừa qua, nhóm phiến quân Fursan al Haq (Những kỵ sĩ công bằng) được CIA trang bị vũ khí đã tháo chạy khỏi thị trấn Marea, cách thành phố Aleppo khoảng 20 dặm về phía Bắc. Trong khi đó, nhóm Lực lượng Dân chủ Syria do Lầu Năm Góc hậu thuận tiến vào từ các khu vực người Kurd ở phía Đông.
Các khu vực xảy ra đụng độ giữa các nhóm khác nhau do Mỹ hậu thuẫn
Thủ lĩnh nhóm Fursan al Haq là Fares Bayoush được báo chí Mỹ dẫn lời tuyên bố: “Bất kỳ phe cánh nào tấn công chúng tôi, bất kể họ được ai ủng hộ, chúng tôi cũng sẽ chiến đấu với họ”.
Các vụ đụng độ tương tự giữa các lực lượng phiến quân ở Syria cũng xảy ra ở Azaz, điểm trung chuyển chiến binh và hậu cần quan trọng giữa Aleppo và khu vực biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực Sheikh Maqsud nằm gần Aleppo.
Theo Los Angeles Times, các vụ đụng độ giữa các lực lượng do chính người Mỹ hậu thuẫn cho thấy những khó khăn mà Mỹ đang phải đối mặt trong việc phối hợp hàng chục nhóm phiến quân vốn đang chiến đấu nhằm lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad và chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Nghị sĩ Dân chủ Adam Schiff thuộc Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã gọi các vụ đụng độ giữa các lực lượng khác nhau do Mỹ hậu thuẫn “rõ ràng là một hiện tượng kỳ lạ”.
Video đang HOT
Tên lửa chống tăng trong tay phiến quân Syria
Hiện nay tại khu vực phía Bắc Syria xung quanh Aleppo có rất nhiều nhóm đang chiến đấu chống lại lẫn nhau. Đó không chỉ là cuộc chiến giữa lực lượng chính phủ Syria với các phe đối lập mà còn có các cuộc đụng độ giữa các nhóm đối lập, cuộc chiến chống IS, cuộc chiến giữa các cộng đồng Arab, Kurd và Thổ…
Giới chức Mỹ đã thừa nhận với tình hình phức tạp như hiện nay, sự lựa chọn của Mỹ là rất hạn chế. Một quan chức giấu tên được Los Angeles Times dẫn lời nói rằng để đánh bại IS, Mỹ cần phải có đối tác trên mặt đất và người Mỹ đang cố gắng duy trì các mối quan hệ này.
Nước cờ cao tay của Nga
Lầu Năm Góc hiện đã nối lại chương trình huấn luyện và trang bị vũ khí cho phiến quân Syria vốn đã bị tạm dừng sau khi phát hiện nhiều vũ khí do Mỹ tài trợ đã rơi vào tay al-Qaeda.
Dù Mỹ đã triển khai đặc nhiệm tới khu vực phía Bắc Syria, những nơi do người Kurd kiểm soát, nhằm ngăn chặn đụng độ giữa các phe nhóm do Mỹ hậu thuẫn không bắn giết lẫn nhau, song điều này vẫn tiếp tục xảy ra.
Theo_Báo Đất Việt
Phe phái Syria loạn đả vì ông chủ Mỹ lục đục?
Các phe phái, các đồng minh của Mỹ loạn đả trên chiến trường Syria vì sự yếu kém của chính quyền nước này
Tổng thống Obama bị cáo buộc yếu kém
Mới đây, nhà báo Mỹ Rick Moran trong bài viết trên tờ "American Thinker" đã chỉ ra rằng, Tổng thống Mỹ Barack Obama là nguyên nhân gây nên các cuộc xung đột ngày càng gia tăng giữa các nhóm vũ trang do CIA và Lầu Năm Góc huấn luyện tại Syria.
Nhà báo Rick Moran nhận định, nguyên nhân dẫn đến sự việc trên là do chính sách yếu kém của nhà lãnh đạo Mỹ về các vấn đề Syria.
Trích dẫn các phương tiện truyền thông Mỹ, ông Moran đánh giá, vào giữa tháng 2 năm nay, nhóm phiến quân với tên gọi "Các hiệp sĩ sự nghiệp chính nghĩa" do CIA cung cấp trang bị đã bị đánh bật khỏi Marea, cách Aleppo 20 km về phía bắc, bởi toán chiến binh "Các lực lượng dân chủ Syria" vốn được Lầu năm Góc hỗ trợ.
"Nếu nói chính sách của tổng thống chúng ta tại Syria là vụng về, vô ích và nguy hiểm, thì ví dụ chính là cuộc đụng độ khôi hài này giữa các tay súng do hai nhánh khác nhau của bộ máy an ninh quốc gia chúng ta huấn luyện," tác giả bài viết than thở.
Tổng thống Obama bị cáo buộc yếu kém gây nên những xung đột giữa CIA và Lầu Năm góc tại Syria
Theo nhà báo Moran, tình huống rắc rối này xuất phát từ việc Washington không sẵn lòng hỗ trợ cái gọi là Quân đội tự do Syria (FSA). Mỹ sợ rằng, hỗ trợ FSA sẽ cần đến lính bộ binh và có thể khiến Nga can thiệp.
Và nhà báo Moran khẳng định rằng, sự cầu toàn của Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Mỹ khi đó, Hillary Clinton, đã khiến tình hình Syria trở nên vô vọng như hiện nay.
Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Patrick Smith, tờ báo mạng Salon hôm 7/2, Ray McGovern, Cựu nhân viên cơ quan tình báo CIA đã bày tỏ lo ngại về các kế hoạch chống phiến quân IS của tổng thống Obama, đồng thời khẳng định Nga đã cứu thế giới khỏi cuộc xâm lăng Syria của Mỹ.
"Nga đã cứu giúp Obama khi ông ta sẵn sàng can thiệp vào Syria bởi một cuộc chiến công khai hồi cuối tháng Tám đầu tháng Chín năm 2013. Đã có một số thứ cứu thế giới khỏi chiến tranh vào thời điểm đó, nhưng vai trò của Nga là then chốt, "- ông McGovern nhận xét.
Theo cựu nhân viên CIA, Nga đã đề nghị giúp Hoa Kỳ trong điều tra vấn đề vũ khí hóa học Syria từ hồi tháng Sáu năm 2013, tại hội nghị thượng đỉnh G8 ở Bắc Ireland, và một lần nữa đưa ra đề xuất sau khi có tin vụ tấn công khóa học ở Damascus, đó chính là một trong những yếu tố quan trọng đã làm ông Barack Obama thay đổi quyết định
Các phe phái loạn đả, đồng minh cũng chẳng hơn
Thời gian vừa qua đã chứng kiến nhiều vụ việc các đồng minh, các phe phái vốn thân Mỹ loạn đả với nhau, thậm chí cùng lên tiếng chỉ trích chính quyền Washington . Giới phân tích cho rằng vì sự yếu kém và lục đục của Nhà Trắng đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.
Đầu tiên phải kể đến Thổ Nhĩ Kỳ. Vốn là một đồng minh thân cận và được hưởng lợi nhiều từ các chính sách của Mỹ, gần đây giữa Washington và Ankara đã xảy ra một mâu thuẫn lớn liên quan đến vấn đề người Kurd.
Thổ Nhĩ Kỳ hôm 9/2, đã cho triệu đại sứ Mỹ tại nước này tới để bày tỏ sự không hài lòng trước việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó đã nói rằng, Mỹ không coi Đảng Liên minh Dân chủ người Kurd (PYD) tại Syria như là một tổ chức khủng bố.
Căng thẳng giữa hai nước đồng minh NATO đang có dấu hiệu gia tăng khi Mỹ ủng hộ nỗ lực chống các phiến quân tổ chức IS tại Syria. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ lại có quan điểm hoàn toàn khác.
Thậm chí, chính quyền Erdogan còn không ngừng tiến hành kế hoạch B cũng như tăng cường nã pháo vào các khu vực có người Kurd tại Syria bất chấp tuyên bố cứng rắn hay mềm mỏng thì phía Nhà Trắng.
Mâu thuẫn giữa Iran và Saudi Arabia ngày càng lên cao trong khi Mỹ tỏ ra bất lực
Ngoài ra, mối quan hệ giữa các đồng minh của Mỹ như Thổ Nhĩ Kỳ - Saudi Arabia hay Saudi Arabia và Iran vẫn tiếp tục kéo dài và ngày càng có chiều hướng xấu đi. Tuy nhiên Washington không thể triệt để ngăn chặn và đứng ra làm vai trò hòa giải, kết nối.
Đặc biệt, khi Saudi Arabia hôm 2/1 hành quyết 47 tù nhân với tội danh khủng bố, trong đó có cả giáo sĩ Nimr al-Nimr, Nhà Trắng cũng phản ứng yếu ớt và mất dần vai trò người dẫn đầu.
"Chúng tôi không còn kề vai sát cánh với Saudi trong một thời gian dài", Martin S.Indyk, phó giám đốc điều hành Viện Brookings, cựu trợ lý hàng đầu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, nói.
Không chỉ các nước đồng minh của Mỹ mâu thuẫn, loạn đả với nhau mà ngay cả trong nội bộ nước Mỹ cũng xuất hiện những rạn nứt.
Trung Dũng (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Với chiếc khăn trải bàn độc đáo này bạn có thể vừa ăn vừa chơi nhạc Với chiếc khăn trải bàn âm nhạc, bạn có thể chơi piano ngay trong một bữa tối lãng mạn lung linh ánh nến. Nếu sở thích của bạn là gõ trống trên mặt bàn ăn thì nay bạn hoàn toàn có thể trở thành tay trống đích thực với một phát minh vô cùng độc đáo: khăn trải bàn âm nhạc. Sản phẩm...