Nga khiến lá chắn tên lửa ở Romania thành vô nghĩa
Ngay khi Mỹ kích hoạt lá chắn tên lửa tại Romania, Nga tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả và biến hệ thống này trở nên vô nghĩa.
Phát ngôn viên của Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho hay: “Chúng tôi đã nói ngay từ khi chuyện này bắt đầu rằng, khu phòng thử tên lửa này là một mối đe dọa với Nga. Chúng tôi vẫn cần một câu trả lời thích đáng về vấn đề này. Những biện pháp đáp trả ở mức cần thiết nhằm đảm bảo an ninh cho Nga là điều sẽ được thực hiện”.
Trong khi đó, ông Mikhail Ulyanov, người đứng đầu bộ phận chuyên trách về chống phổ biến và kiểm soát vũ khí, thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho rằng: “Quyết định của Mỹ có hại và sai lầm vì nó có khả năng đe dọa sự ổn định chiến lược”.
Tuy nhiên, Washington nhấn mạnh rằng lá chắn trên không nhằm chống lại Moskva. “Cả Mỹ và NATO đã nêu rõ rằng hệ thống này không được thiết kế nhằm mục đích hay có khả năng làm tổn hại khả năng răn đe chiến lược của Nga”, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Frank Rose cho hay.
Tên lửa đạn đạo RS-26.
Những tuyên bố được cả Mỹ và NATO đưa ra đã không khiến Nga tin tưởng và thề sẽ có biện pháp đáp trả. Theo tờ Inside the Ring, đòn đáp trả hiệu quả nhất của Nga lúc này là việc Moskva đã sẵn sàng đưa hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 vào trang bị.
Một khi tên lửa RS-26 đi vào hoạt động, lá chắn tên lửa của Mỹ tại Romania và sắp tới là tại Ba Lan sẽ trở nên vô nghĩa, tờ Inside the Ring nhận định.
Trong khi đó, trang tin quân sự Rosinform dẫn nguồn tin trong Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga cho biết, Binh đoàn Tên lửa Irkutsk sẽ được trang bị các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa nhiên liệu rắn mới RS-26 đầu tiên.
Là tên lửa mới nên những thông tin về RS-26 vẫn được Nga giữ bí mật, tuy nhiên theo một số thông tin ít ỏi được tiết lộ, tên lửa RS-26 được chế tạo trên cơ sở RS-24 Yars. RS-26 dài khoảng 12m và chủ yếu trang bị trên bệ phóng di động.
Video đang HOT
Tên lửa đạn đạo (ICBM) RS-26 được trang bị đầu đạn tân tiến nhất, hoàn toàn mới và có khả năng tự phân tách (MIRV). Nó có thể mang theo nhiều đầu đạn có tốc độ siêu cao và cơ động.
Tên lửa RS-26 được trang bị công nghệ tiên tiến như kỹ thuật dẫn đường đa phương thức, chủ động giúp tăng mức độ tấn công chính xác mục tiêu và độ bảo mật tốt hơn.
RS-26 sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và hệ điều khiển quán tính truyền thống. RS-26 đạt trọng lượng phóng khoảng 60 tấn và tầm bắn tối thiểu 2.000km, tối đa trên 10.000km.
Khi tấn công mục tiêu, các đầu đạn của RS-26 được tách ra khỏi tầng cuối cùng của tên lửa, quỹ đạo bay của các đầu đạn với vận tốc siêu nhanh khiến cho các hệ thống đánh chặn không thể xác định được. Hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ cũng không thể làm gì được RS-26.
Căn cứ vào kết quả những lần thử nghiệm của RS-26, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc trao đổi với tờ Inside the Ring rằng, tên lửa RS- 26 dự kiến sẽ được Nga triển khai vào cuối năm 2016 với đầu đạn tốc độ siêu âm, có thể đánh bại mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
Không chỉ có phương Tây, hồi đầu tháng 3/2016, trên một kênh truyền hình Trung Quốc, một chuyên gia quân sự nước này đã bàn luận về sự độc đáo của RS-26 và sự kinh ngạc của quân đội các nước trước ICBM mới của Nga.
Theo các chuyên gia quân sự RS-26 chính là sát thủ đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa, bất luận là ở thời điểm hiện tại hay trong tương lai, sẽ không có loại tên lửa nào đánh chặn được nó. Nhận định này được đưa ra khiến cho hệ thống phòng thủ được Mỹ triển khai đến châu Âu không mang nhiều ý nghĩa.
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
Tên lửa RS-26 của Nga, Trung ám ảnh Mỹ lo sợ
Trung Quốc kinh ngạc, Mỹ lo sợ tên lửa đường đạn tối tân RS26 Rubezh vốn được mệnh danh là "sát thủ đối với lá chắn tên lửa" Nga.
Các chuyên gia quân sự thế giới kinh ngạc với loại vũ khí mới của Nga là hệ thống tên lửa trang bị tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) RS-26 Rubezh. Đầu tháng 3/2016, trên một kênh truyền hình Trung Quốc, một chuyên gia quân sự nước này đã bàn luận về sự độc đáo của RS-26 và sự kinh ngạc của quân đội các nước trước ICBM mới của Nga. ( ảnh minh họa tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân RS -26 )
Theo các chuyên gia quân sự RS-26 chính là sát thủ đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa, bất luận là ở thời điểm hiện tại hay trong tương lai, sẽ không có loại tên lửa nào đánh chặn được nó. Sau khi đầu đạn của RS-26 được tách ra khỏi tầng cuối cùng của tên lửa, quỹ đạo bay với vận tốc siêu cao của nó sẽ trở nên không thể xác định được. Hệ thống đánh chặn tên lửa của Mỹ cũng không thể làm gì được RS-26
Hệ thống tên lửa chiến lược Rubezh (còn có tên Avangard) do Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva phát triển trên cơ sở hệ thống tên lửa hạt nhân Yars với phần chiến đấu kiểu tách mang nhiều đầu đạn. Tên lửa nhiên liệu rắn RS-26 cũng mang mấy đầu đạn, nhưng nhẹ hơn (80 tấn so với 120 tấn) nên có tầm bắn nhỏ hơn. Yars có 2 biến thể: cố định và lắp trên xe bệ phóng cơ động, còn RS-26 dự định chỉ phóng từ xe bệ phóng cơ động mặt đất chứ không có biến thể lắp trong giếng phóng.
Chỉ huy Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergei Karakayev cho biết tên lửa dài khoảng 12m, được triển khai từ bệ phóng chuyên dụng nặng 36 tấn. Một số nguồn tin cấp cao tiết lộ tốc độ tối đa của RS-26 Rubezh lên đến trên Mach 20 (gấp 20 lần tốc độ âm thanh, tức khoảng 24.500km/giờ)
RS-26 có khả năng sống sót rất cao nhờ vào khả năng cơ động, nó rất khó khăn để phát hiện sự di chuyển hoặc khai hỏa. Khi ở trạng thái báo động cao, tên lửa RS-26 có thể di chuyển rời xa các căn cứ và hoạt động tại các khu vực rừng núi. Xe phóng có phạm vi hoạt động tới 500km cho phép tên lửa hoạt động mà không bị phát hiện trên một khu vực tương đương với một quốc gia nhỏ ở châu Âu.
Tầm bắn của tên lửa có thể lên đến 11.000 km. Có nghĩa là các đầu đạn khi cần có thể tiêu diệt các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ. Tháng 12/2015, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Rose Gottemoeller đã kêu gọi chính phủ Mỹ áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nga chính là với lý do Nga đã vi phạm Hiệp ước thủ tiêu tên lửa đường đạn tầm trung và tầm ngắn, mà thực tế là ICBM thì không bị chế tài hạn chế.
Theo ông Karakayev, RS-26 Rubezh có thể sẽ được đưa vào hoạt động năm 2016. Giới quan sát nhận định nếu tên lửa này thật sự chọc thủng được lá chắn của NATO, Nga sẽ triển khai chúng tại vùng lãnh thổ hải ngoại Kaliningrad và khu vực biên giới với các nước Baltic. Cũng không loại trừ khả năng Moscow điều RS-26 Rubezh đến Bắc Cực, một trong những khu vực ưu tiên chiến lược của Nga hiện nay và đang chứng kiến một cuộc đua giành chủ quyền giữa nhiều nước.
Sự ra đời của ICBM RS-26 Rubezh có thể sẽ làm phá sản kế hoạch triển khai lá chắn tên lửa tốn kém hàng tỉ USD mà Mỹ đang cố gắng để thực hiện.
RS-26 Rubezh "Quái vật" không thể đánh chặn.
Phú Nguyễn
Theo_Báo Đất Việt
Vì sao Nga lo ngại hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ? Hê thông phòng thủ tên lửa Aegis tại Romania sử dụng dàn phóng Mark-41 có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk và radar tâm xa SPY-1D có thê theo dõi các hoạt đông trong không phân Nga. Tau khu truc My băn thư tên lưa SM-3. CƠ QUAN PHONG THU TÊN LƯA MY Hải quân và Cơ quan phòng thủ tên...