Nga khiến giấc mộng NATO của Gruzia xa vời
Cùng với tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả nếu NATO kết nạp Gruzia, Nga đã có bước đi đầy khôn ngoan khiến giấc mơ vào NATO của Gruzia gặp khó.
Trang Ria Novosti dẫn tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) Konstatin Kosachev cho biết, Nga tuyên bố sẽ triển khai các kế hoạch quân sự để đáp trả nếu NATO kết nạp thêm Gruzia làm thành viên mới và điều thêm vũ khí đến biên giới với Moscow.
Ông Konstatin Kosachev nhấn mạnh, các kế hoạch quân sự hướng Đông của NATO cũng như khả năng triển khai thêm khí tài của khối tới Gruzia sẽ gia tăng căng thẳng tại khu vực Nam Kavkaz và Moscow chắc chắn sẽ không khoanh tay đứng nhìn.
Giấc mộng được NATO kết nạp của Gruzia gặp khó bởi quyết tâm ngăn chặn của Nga.
Và trong trường hợp xuất hiện các hệ thống quân sự mới của NATO sát với biên giới Nga, Moscow sẽ có những biện pháp cần thiết để bảo đảm an ninh của chính mình và các đồng minh.
Được biết, trước khi ông Konstatin Kosachev đưa ra tuyên bố cứng rắn không lâu, Nga đã có bước đi đầy không ngoan đẩy tham vọng được kết nạp vào NATO thêm rời xa Gruzia bằng liên tiếp các cuộc tập trận quân sự tại Nam Ossetia.
Theo Georgian Journal, các đơn vị của Quân khu 4 thuộc Bộ Quốc phòng Nga đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự tại Tskhinvali – Nam Ossetia. Có hơn 2.500 binh sĩ và khoảng 500 đơn vị thiết bị quân sự của quân đội Nga được huy động tham gia vào các cuộc tập trận.
Video đang HOT
Lực lượng vũ trang của Nam Ossetia cũng tham gia vào các cuộc tập trận này. “Các cuộc tập trận chung như vậy tạo thuận lợi cho việc nâng cao kiến thức và kỹ năng cần thiết cho chỉ huy các lực lượng”, thông cáo của Bộ quốc phòng Nga.
Cuộc tập trận của liên quân Nga – Nam Ossetia đã khiến Tbilisi và những “người anh em xa” lại phải lên chỉ trích Nga xâm phạm chủ quyền Gruzia, xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia.
Thế là vấn đề độc lập-ly khai của Abkhazia và Nam Ossetia lại bị xới tung lên, vấn đề xung đột lãnh thổ giữa Nga và Gruzia lại trở thành vấn đề nóng và rào cản để Gruzia bước vào NATO lại bị dựng lên.
Bởi Điều 5 Hiến chương của NATO liên quan đến nguyên tắc phòng vệ tập thể của liên minh quân sự hùng mạnh này, trong đó quy định bất cứ quốc gia nào còn đang trong tình trạng tranh chấp lãnh thổ thì không được xét kết nạp.
Nếu chọn kết nạp Gruzia thì hoặc NATO phải ngay lập tức kích hoạt chiến tranh với Nga, hoặc từ bỏ Điều 5 Hiến chương NATO, hoặc phải khuyên Gruzia chính thức từ bỏ hai thực thể ly khai Abkhazia và Nam Ossetia. Điều nào cũng khó chấp nhận.
Rõ ràng, chỉ cần một động tác là Moscow có thể hoá giải các nước cờ của Tbilisi và “những người anh em xa”, hoặc đẩy đối phương vào thế tiến thoái lưỡng nan, mà chấp nhận hay không chấp nhận đều luôn “mất nhiều hơn được”.
Còn với liệu pháp mềm của EU giúp Gruzia lấy lại Abkhazia và Nam Ossetia mà “không tốn một viên đạn” cũng bị hoá giải khi các thực thể ly khai đưa tiếng Nga và tiếng bản địa vào ngôn ngữ học đường và sử dụng làm ngôn ngữ xã hội phổ biến.
Điều đó khiến các cuộc trưng cầu dân ý, nếu được tổ chức tại Abkhazia và Nam Ossetia trong tương lai, sẽ có thể lại báo trước kết quả là người dân ở các vùng ly khai Gruzia sẽ chọn nước Nga, giống như tại bán đảo Crimea hay tại Donbass trước đó.
Theo Hòa Bình
Báo Đất việt
Tổng thống Putin cảnh báo đáp trả thích đáng "sự gây hấn" của NATO
Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo Moscow sẽ đáp trả thích đáng các động thái gây hấn của NATO ở khu vực gần biên giới Nga, bao gồm việc xây dựng các căn cứ quân sự.
Tổng thống Nga Putin (Ảnh: Reuters)
Phát biểu trong cuộc họp với các đại sứ và đại diện ngoại giao của Nga hôm qua 19/7, Tổng thống Putin cảnh báo sẽ đáp trả lại động thái gây hấn của NATO, bao gồm việc kết nạp hai quốc gia láng giềng của Nga là Georgia và Ukraine vào liên minh quân sự này.
"Chúng tôi sẽ đáp trả thích đáng các hành động gây hấn có thể tạo ra mối đe dọa trực tiếp với Nga. Các đối tác của chúng tôi, những người muốn gia tăng căng thẳng, đang tìm cách đưa Ukraine và Georgia vào quỹ đạo quân sự của liên minh (NATO). Nhưng họ nên xem xét những hậu quả có thể xảy ra nếu theo đuổi chính sách vô trách nhiệm như vậy", Tổng thống Putin nói.
Theo ông Putin, chìa khóa để bảo đảm an ninh và sự ổn định tại châu Âu nằm ở việc tăng cường hợp tác và khôi phục lòng tin, "thay vì thành lập thêm các căn cứ quân sự mới và xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự của NATO ở gần biên giới Nga như đang diễn ra hiện nay".
Nhà lãnh đạo Nga cho rằng "cần có một chương trình nghị sự khác biệt và tích cực hơn nhằm thúc đẩy hợp tác và tìm kiếm tiếng nói chung". Tổng thống Putin cho biết ông đã thảo luận về vấn đề này với người đồng cấp Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp song phương tại hội nghị thượng đỉnh ở Helsinki hôm 16/7.
Trưng cầu dân ý tại Ukraine
Bloomberg dẫn hai nguồn thạo tin cho biết trong cuộc gặp với Tổng thống Trump, Tổng thống Putin được cho là đã đề xuất giải quyết cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine bằng việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý. Ông Putin đã đưa ra ý tưởng trên trong cuộc gặp kín giữa hai nhà lãnh đạo tại Helsinki, song tổng thống Nga được cho là sẽ không thảo luận công khai vấn đề này trong khi Tổng thống Trump vẫn đang dành thời gian cân nhắc.
Trong suốt 4 năm qua, các cuộc xung đột vũ trang giữa chính quyền Ukraine và các lực lượng ly khai ủng hộ Nga đã diễn ra tại vùng Donbas của Ukraine. Theo các nguồn tin, những người dân tại các vùng lãnh thổ Donetsk và Lushank, khu vực do phe ly khai kiểm soát, có thể bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự trị của các vùng lãnh thổ này dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế.
Theo Bloomberg, ngay cả khi Tổng thống Trump đồng ý với đề xuất tổ chức trưng cầu dân ý của người đồng cấp Nga, Ukraine và các nước châu Âu cũng khó có thể chấp thuận phương án này. Trước đó, người dân ở Donetsk và Lushank từng bỏ phiếu tách khỏi Ukraine vào năm 2014 trong một cuộc trưng cầu dân ý bị Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chỉ trích là phi pháp.
Truyền thông phương Tây cho rằng cuộc xung đột tại Donbas là kết quả của sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ năm 2014. Khi đó, Crimea cũng đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, trong đó 87% người dân Crimea bỏ phiếu đồng ý trở thành một phần của Nga. Tòa án tối cao Ukraine cho rằng cuộc trưng cầu dân ý này là không phù hợp với hiến pháp, trong khi Mỹ và các nước châu Âu cũng không đồng tình và áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt Nga.
Trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ không công nhận Crimea là một phần của lãnh thổ Nga, Tổng thống Trump dường như linh động hơn trong vấn đề này. Tại hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng 6, ông Trump được cho là đã nói với các nhà lãnh đạo thế giới rằng Crimea thuộc lãnh thổ Nga vì hầu hết người dân trên bán đảo này nói tiếng Nga.
Thành Đạt
Theo Dantri
NATO áp sát biên giới Nga, Putin cảnh báo sẽ đáp trả Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga sẽ hành động trước những hành động "gây hấn", đưa binh sĩ áp biên giới của NATO và coi đây là "mối đe dọa trực tiếp" đối với Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo Daily Star, ông Putin đưa ra những cảnh báo trên trong bối cảnh NATO "xây căn cứ quân sự mới"...