Nga khẳng định tiếp tục xuất khẩu năng lượng
Ngày 10/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định nước này vẫn đang tuân thủ các nghĩa vụ về cung cấp năng lượng, thông qua việc tiếp tục xuất khẩu dầu và khí đốt đồng thời nhấn mạnh Moskva sẽ bình tĩnh giải quyết các vấn đề.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chủ trì cuộc họp Hội đồng an ninh Nga tại Moskva, ngày 3/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp chính phủ được truyền hình trực tiếp, Tổng thống Putin cho rằng những biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moskva là không hợp pháp. Dù vậy, ông Putin nhấn mạnh Moskva vẫn đang tôn trọng tất cả những nghĩa vụ cung cấp năng lượng, thậm chí cả hệ thống đường ống vận chuyển khí đốt qua Ukraine cũng vận hành 100% công suất như hợp đồng.
Tổng thống Nga nhận định các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đang ảnh hưởng tới chính những nước này, trong đó có Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Theo ông Putin, giá cả leo thang nhưng không phải do Nga mà là do các nước đã sai lầm trong tính toán các biện pháp. Tổng thống Putin cảnh báo rằng giá lương thực toàn cầu sẽ còn cao hơn nữa nếu phương Tây tiếp tục gia tăng sức ép kinh tế thông qua các biện pháp cô lập về tài chính và hậu cần với Nga và Belarus, những nước xuất khẩu phân bón hàng đầu thế giới.
Cũng trong cuộc họp này, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết Nga đã tiến hành các biện pháp hạn chế dòng vốn đổ ra nước ngoài đồng thời khẳng định Moskva sẽ thanh toán những khoản nợ nước ngoài bằng đồng ruble. Về phần mình, Bộ trưởng Nông nghiệp Dmitry Patrushev nhấn mạnh an ninh lương thực của Nga được đảm bảo và Moskva sẽ tiếp tục thực hiện những nghĩa vụ xuất khẩu đối với các thị trường nông nghiệp toàn cầu.
Trước đó, hồi đầu tuần này, Mỹ và Anh đã thông báo cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga như một biện pháp trừng phạt kinh tế sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine từ cuối tháng 2. Ngày 9/3, các nước EU cũng nhất trí bổ sung các biện pháp trừng phạt Nga và Belarus. Sau đó cùng ngày, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Moskva đã lường trước và có sự chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với những biện pháp trừng phạt của phương Tây. Chính phủ Nga khẳng định có đủ nguồn lực để đảm bảo hệ thống tài chính ổn định trong bối cảnh hứng chịu các lệnh trừng phạt và các mối đe dọa từ bên ngoài.
Chiến sự Nga - Ukraine ngày 11: hành lang nhân đạo lại đổ vỡ
Kế hoạch sơ tán tại thành phố Mariupol đổ vỡ ngày thứ hai liên tiếp khi hai bên tố cáo nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.
Nóng tại nhiều vùng
Trong ngày chiến đấu thứ 11, lực lượng Nga tiếp tục tập trung vào Kyiv, trong khi cùng lúc triển khai các chiến dịch ở Kharkiv, Mykolayiv, lập hành lang trên bộ với Crimea và dường như chuẩn bị cho chiến dịch ở Odessa.
Lực lượng ly khai thân Nga tại Donetsk ngày 6.3. Ảnh REUTERS
Ukraine cho biết rốc két của Nga đã phá hủy hoàn toàn sân bay dân sự Vinnytsia ở tỉnh miền trung tây và có kế hoạch ném bom thành phố Odessa ở miền nam, bao vây Dnipro ở miền trung. Nga chưa bình luận thông tin này.
Sáng cùng ngày, Bộ Quốc phòng Nga thông báo đã sử dụng vũ khí tầm xa chính xác cao và vô hiệu hóa căn cứ không quân của Ukraine gần thành phố Starokostiantyniv ở phía tây Kyiv.
Kế hoạch sơ tán tại Mariupol lại hoãn
Tại thành phố Mariupol ở Donetsk thuộc miền đông, thỏa thuận ngừng bắn tạm thời để sơ tán dân thường tiếp tục đổ vỡ ngày thứ hai liên tiếp. Cả Ukraine và Nga đều đổ lỗi cho nhau vì sự cố này.
Dân thường tại làng Bugas do phe ly khai kiểm soát ở vùng Donetsk nhận đồ cứu trợ. Ảnh REUTERS
Thương vong và thiệt hại quân sự được cho là tiếp tục tăng cao trong ngày chiến sự thứ 11. Phía Ukraine nói đã có "11.000 binh sĩ Nga thiệt mạng" nhưng Moscow chưa bình luận về thông tin này. Cả hai bên đều công bố thông tin thiệt hại của đối phương.
Liên Hiệp Quốc báo cáo ít nhất 364 dân thường thiệt mạng tại Ukraine từ ngày 24.2 và 759 người bị thương. Số người tị nạn sơ tán khỏi Ukraine đến nay là hơn 1,5 triệu người, trở thành cuộc khủng hoảng gia tăng nhanh nhất từ Thế chiến 2.
Nga nêu điều kiện ngừng bắn
Lãnh đạo các nước Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6.3 điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, kêu gọi ngừng bắn, ký thỏa thuận hòa bình. Tuy nhiên, ông Putin tuyên bố chỉ dừng chiến dịch khi lực lượng Ukraine ngừng bắn và chấp nhận yêu cầu an ninh của Nga.
Ông cũng cáo buộc phía Ukraine dàn dựng vụ tấn công tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ngày 3.3 nhằm đổ lỗi cho Nga.
Mảnh vỡ máy bay Nga tại khu dân cư ở Chernihiv ngày 5.3. Ảnh REUTERS
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng ngày điện đàm với giới nghị sĩ Mỹ và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ông Zelensky kêu gọi thiết lập vùng cấm bay tại Ukraine, cung cấp máy bay cho Kyiv.
Phía Mỹ ủng hộ việc hỗ trợ an ninh, tài chính cho Ukraine và đang cân nhắc chuyển chiến đấu cơ F-16 cho Ba Lan, để nước này chuyển máy bay MiG-29 thời Liên Xô cho Ukraine.
Dự kiến trong ngày 7.3, phái đoàn của Nga và Ukraine tiếp tục đối thoại vòng thứ ba nhằm tìm kiếm giải pháp giảm căng thẳng. Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng phía Ukraine nên có cách tiếp cận xây dựng hơn tại cuộc đàm phán, cân nhắc đến tình hình thực địa, đồng thời tuyên bố sẽ đạt được mục đích chiến dịch thông qua bàn đàm phán hoặc trên chiến trường.
Ông David Arakhamia, đại diện đàm phán của Ukraine, nói rằng nước này sẵn sàng bàn về tình trạng trung lập ngoài NATO với Nga và cả các nước lớn khác như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp hay Đức.
Xem nhanh: Ngày thứ 10 chiến sự Nga-Ukraine tiếp diễn khốc liệt
Nga - Ukraine chốt đàm phán lần 3, ông Putin tiết lộ điều kiện dừng tấn công Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ chỉ dừng chiến dịch tấn công quân sự ở Ukraine nếu các lực lượng Kiev ngưng chiến đấu và đáp ứng các yêu cầu của Moscow. Báo Guardian dẫn thông cáo mới ngày 6/3 của Điện Kremlin cho hay, Tổng thống Putin đưa ra phát biểu trên trong cuộc điện đàm kéo dài một giờ...