Nga khẳng định thiện chí giải quyết xung đột với Ukraine bằng biện pháp ngoại giao
Hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin ngày 22/12 tuyên bố Nga mong muốn chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine và cuộc xung đột này chắc chắn sẽ cần đến một biện pháp ngoại giao.
Phái đoàn Nga (trái) và Ukraine tại cuộc đàm phán ở vùng Gomel, Belarus ngày 28/2/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới một ngày sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiến hành chuyến thăm Mỹ, ông Putin nêu rõ: “Mục tiêu của chúng tôi không phải là đẩy nhanh guồng máy xung đột quân sự, mà trái lại là chấm dứt cuộc chiến hiện nay. Dĩ nhiên, chúng tôi sẽ nỗ lực chấm dứt cuộc chiến này càng sớm càng tốt”.
Bên cạnh đó, ông Putin cũng nhấn mạnh: “Tôi đã nhiều lần khẳng định: tăng cường các hành động thù địch sẽ dẫn đến những tổn thất phi lý. Mọi cuộc xung đột vũ trang đều kết thúc bằng cách này hay cách khác thông qua một số hình thức đàm phán ngoại giao. Dù sớm hay muộn, các bên xung đột cũng sẽ ngồi lại với nhau và đạt được một thỏa thuận”.
Video đang HOT
Hôm 21/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tiến hành chuyến thăm Mỹ để gặp người đồng cấp nước chủ nhà Joe Biden và trình bày bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Đây được cho là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Zelensky kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2 năm nay.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã kéo dài gần 10 tháng. Kể từ đó tới nay, nhiều vòng đàm phán hoà bình giữa Nga và Ukraine đã diễn ra nhưng không đạt được kết quả đột phá và hiện vẫn đang rơi vào tình trạng đình trệ.
Belarus hạn chế tiếp cận một số khu vực giáp Ukraine, Nga
Ngày 21/12, Belarus đã ban hành phán quyết tạm thời hạn chế tiếp cận một số khu vực ở vùng Gomel phía Đông Nam giáp Ukraine và Nga.
Binh sĩ Ukraine tham gia cuộc tập trận ở khu vực biên giới giáp Belarus. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, Chính phủ Belarus cho biết trên trang web rằng họ sẽ tạm thời hạn chế nhập cảnh, tạm trú và di chuyển trong khu vực biên giới thuộc các quận Loevsky, Braginsky và Khoiniki của vùng Gomel.
Các lực lượng Nga đã sử dụng Belarus trong cuộc tấn công vào thủ đô Kiev của Ukraine hồi tháng 2 và hoạt động quân sự giữa Nga và Belarus đã gia tăng trong những tháng gần đây.
Chính phủ Belarus không cho biết lệnh hạn chế trên sẽ kéo dài bao lâu nhưng nói rằng các lệnh này không áp dụng với các quan chức, người lao động và cư dân của những khu vực đó.
Belarus bắt đầu tổ chức diễn tập chống phá hoại ở vùng Gomel vào ngày 11/10. Binh sĩ Nga đã đến Belarus 4 ngày sau đó để tham gia một nhóm khu vực mà các nước láng giềng đã thành lập.
Lệnh hạn chế trên được đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thăm Belarus ngày 19/12 và đây là chuyến đi đầu tiên của ông tới nước này kể từ năm 2019. Chuyến đi khiến dư luận ở Ukraine lo ngại rằng Nga có ý định gây áp lực lôi kéo Belarus vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Chỉ huy lực lượng chung Ukraine, ông Serhiy Nayev nhận định trước khi Tổng thống Putin đến Belarus: "Theo quan điểm của chúng tôi, trong các cuộc đàm phán này, họ sẽ giải quyết các vấn đề để gây hấn hơn nữa đối với Ukraine và để các lực lượng vũ trang Belarus tham gia rộng rãi hơn trong chiến dịch chống Ukraine, đặc biệt là trên mặt đất".
Tổng thống Lukashenko đã nhiều lần nói rằng ông không có ý định đưa binh lính vào Ukraine.
Trước nhận định đó, Điện Kremlin bác bỏ ý kiến cho rằng ông Putin muốn thúc đẩy Belarus đóng vai trò tích cực hơn trong cuộc xung đột. Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng những thông tin như vậy là vô căn cứ và ngớ ngẩn.
Ngày 19/12, phát biểu trong cuộc họp báo sau hội đàm với người đồng cấp Belarus, Tổng thống Putin cho biết: "Nga không quan tâm đến việc mua chuộc bất kỳ ai, điều này đơn giản là vô nghĩa". Ông Putin cho rằng những tin đồn về điều này là ý đồ của kẻ thù giấu mặt muốn ngăn cản hội nhập giữa Nga và Belarus.
Tại Minsk, ông Putin cho biết ông và người đồng cấp Lukashenko đã thảo luận về thành lập một không gian phòng thủ duy nhất trong khu vực, nhưng bác bỏ các tuyên bố rằng Nga sẵn sàng "nuốt chửng" nước này. Ông nói: "Nga không quan tâm đến bất kỳ hình thức sáp nhập nào. Điều đó là không khả thi".
Xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân tăng 10 lần, gần 7 tỷ người có thể tử vong Theo một nghiên cứu, xung đột Nga - Ukraine, căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và việc Triều Tiên đạt các bước tiến về hạt nhân... đã khiến xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân tăng 10 lần, với hậu quả gần 7 tỷ người tử vong trực tiếp và gián tiếp. Tính từ thập niên 1980 thì thời điểm hiện nay,...