Nga khẳng định không can thiệp vào Ukraine
Mátxcơva hôm nay 25/2 khẳng định sẽ không can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine. Trong khi đó, Ukraine đã bỏ phiếu phê chuẩn đưa Tổng thống bị phế truất Yanukovych ra tòa án hình sự quốc tế.
Ngoại trưởng Nga Lavrov khẳng định Nga không can thiệp vào tình hình Ukraine.
“Chúng tôi khẳng định quan điểm đã thành nguyên tắc là không can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine và mong mọi người cũng theo logic tương tự”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho hay.
“Chúng tôi thực sự mong muốn Ukraine là một phần của gia đình châu Âu”, ông cho biết sau cuộc thảo luận với người đồng cấp Luxembourg Jean Asselborn.
Ngoại trưởng Nga cũng cho biết thêm: “Chúng tôi đã nhất trí rằng…sẽ là nguy hiểm và phản tác dụng nếu buộc Ukraine phải có lựa chọn hoặc là với chúng tôi hoặc là chống chúng tôi”.
Giới phân tích cho rằng những bình luận trên có vẻ như cho thấy Nga đã “dịu giọng” với tình hình hiện nay ở Ukraine. Hôm qua, cả ông Lavrov và Thủ tướng Nga Medvedev đều có những tuyên bố mạnh mẽ đối với tình hình Ukraine. Ông Medvedev đã cáo buộc ban lãnh đạo mới của Ukraine tiến hành một cuộc “nổi loạn vũ trang”.
Ukraine phê chuẩn đưa ông Yanukovych ra tòa án hình sự quốc tế
Video đang HOT
Trong khi đó Tổng thống lâm thời Ukraine Olexander Turchynov hôm nay đã cảnh báo nguy cơ ly khai sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ. Bình luận của ông Turchynov được đưa ra sau khi các cuộc biểu tình phản đối chính phủ lâm thời ở các vùng nói tiếng Nga tại Ukraine vẫn tiếp diễn.
Và tiến trình thành lập một chính phủ hợp nhất đã bị hoãn lại cho tới ngày thứ năm tới, thay vì ngày hôm nay.
Quốc hội Ukraine cũng đã bỏ phiếu ủng hộ đưa ông Yanukovych ra tòa án hình sự quốc tế (ICC). Ukraine không gia nhập công ước ICC, vì vậy giới phân tích cho rằng khó có khả năng ICC chấp nhận vụ việc. ICC chỉ là giải pháp cuối cùng, khi Ukraine không thể xét xử được. Một phát ngôn viên của ICC cũng cho biết với hãng thông tấn BBC các nước không thể yêu cầu ICC điều tra một cá nhân cụ thể.
Tổng thống bị phế truất Yanukovych bị cáo buộc phạm tội “nghiêm trọng”, là người đứng sau cái chết của hơn 100 người trong cuộc truy quét của cảnh sát đối với người biểu tình mới đây. Các nghị sỹ Ukraine cũng muốn xét xử cựu Bộ trưởng Nội vụ và cựu Tổng chưởng lý Ukraine.
Không rõ ông Yanukovych ở đâu kể từ tuần trước. Lần cuối cùng ông được thấy là vào chủ nhật vừa qua ở Balaklava, trên bán đảo Crimean. Ukraine đã phát lệnh bắt giữ ông vào ngày hôm qua.
Theo Dantri
Ukraina phát lệnh truy nã cựu Tổng thống Yanukovych
Ngày 24.2, Thủ tướng lâm thời Ukraina Arsen Avakov tuyên bố, Ukraina đã phát lệnh truy nã cựu Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych, mở vụ điều tra hình sự đối với ông này và một số quan chức khác về tội thảm sát hàng loạt người biểu tình.
Ông Yanukovych bị truy nã về tội thảm sát người biểu tình.
Cuộc trấn áp người biểu tình Ukraina hồi tuần trước đã làm hàng chục người chết. Thủ tướng tạm quyền Azakov cho biết, ông Yanukovych được cho là ở Balaklava, trên bán đảo Crimean hôm 23.2, song hôm nay hiện chưa rõ ông này đang ở đâu. Cũng có nguồn thông tin khác cho rằng, ông Yanukovych đang chuẩn bị lực lượng tại quê hương Donestk để chuẩn bị phản công.
Quyền hợp tác với EU
Trong khi đó, Tổng thống tạm quyền Ukraina Oleksandr Turchynov tái khẳng định cam kết đưa đất nước nước trở lại con đường hội nhập Châu Âu, song tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Nga. Ông Turchynov được bầu làm tổng thống tạm quyền sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị Quốc hội Ukraina phế truất hôm 22.2.
Vài giờ sau khi được chỉ định, ông Turchynov - đồng minh thân cận của cựu Thủ tướng mới được phóng thích Yulia Tymoshenko - đã có bài phát biểu trên truyền hình vào tối muộn ngày 23.2. Ông cam kết thành lập một chính phủ của nhân dân và đưa Ukraina quay lại con đường hội nhập Châu Âu. Tuy nhiên, ông nói rằng sẵn sàng đối thoại với Nga trên cơ sở bình đẳng, láng giềng, công bằng, dựa trên sự tôn trọng việc Ukraina có quyền lựa chọn hợp tác với EU.
Bà Catherine Ashton - người phụ trách chính sách đối ngoại của EU - tới Kiev ngày 24.2 để thảo luận việc EU hỗ trợ giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng chính trị, và các biện pháp nhằm ổn định tình hình kinh tế của Ukraina.
Ngày 24.2, Nga đã triệu hồi đại sứ tại Ukraina về nước, đồng thời lên án việc phế truất Tổng thống Viktor Yanukovych. Nga cáo buộc phe đối lập Ukraina không thực hiện một nghĩa vụ nào trong thỏa thuận ký hôm 21.2 với Tổng thống Yanukovich, tố cáo những người mà họ gọi là "thành phần cực đoan vũ trang và những kẻ cướp phá, đang đe dọa trực tiếp toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina".
Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, những bước đi trên thực tiễn nhằm ổn định tình hình phải mang tính chất tương hỗ, để thực sự trợ giúp việc hòa giải dân tộc. Bất kỳ hình thức trung gian nào đều phải được thực hiện với việc tôn trọng vô điều kiện đối với chủ quyền của Ukraina.
Trong khi đó, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Susan Rice cho rằng, cả Nga, Châu Âu và Mỹ đều có lợi nếu giữ cho Ukraina không bị chia cắt. Bà đồng thời cảnh báo, "sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu Nga điều lực lượng sang Ukraina giúp tái lập chính quyền thân Nga".
Nguy cơ chia rẽ
Cùng với việc bầu Tổng thống tạm quyền Turchynov, phế truất Tổng thống Yanukovich và trả tự do cho nhà đối lập Yulia Tymoshenko, bên cạnh hy vọng thoát khỏi khủng hoảng là mối lo về nguy cơ tan rã của nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này.
Tại Kharkov, các lãnh đạo của những vùng thân Nga ở miền Đông đã không nhìn nhận "tính chính đáng" của Quốc hội Ukraina, mà theo họ, đang làm việc "dưới họng súng". Họ cho rằng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina đang bị đe dọa.
Quốc gia có 46 triệu dân này cho tới nay vẫn bị phân làm hai, một bên là miền Đông - với dân nói tiếng Nga và thân Nga - chiếm đa số và bên kia là miền Tây - với dân nói tiếng Ukraina và có tinh thần dân tộc rất mạnh.
Theo dự kiến, Ukraina sẽ tổ chức bầu cử vào ngày 25.5; nhưng ai sẽ là người lãnh đạo đất nước vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Bà Tymoshenko tuyên bố không muốn ứng cử chức Thủ tướng. Trong khi đó, liên minh đối lập là một sự kết hợp hỗn độn gồm nhiều tiếng nói, mỗi phe phái đều cố gắng khẳng định quyền lực.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraina cũng đang làm nổi bật lên những ảnh hưởng và chia rẽ sâu sắc của Mỹ-EU và Nga. Cần nhớ rằng, năm ngoái, khi Ukraina cạn tiền, EU đề nghị một thỏa thuận thương mại, song buộc Ukraina phải thắt chặt chi tiêu về chính trị. Trong khi đó, Nga nhanh chóng đề xuất khoản hỗ trợ 15 tỉ USD mà không yêu cầu Tổng thống Yanukovych phải thay đổi gì. Tất nhiên, ông Yanukovych lập tức gật đầu với gói hỗ trợ của Nga. Chính điều này đã khiến cho hàng nghìn người dân xuống đường biểu tình.
Nay, với việc phế truất ông Yanukovych, Mỹ và EU nhanh chóng cam kết đảm bảo gói cứu trợ tài chính cho Ukraina. Trong khi đó, Nga cảnh báo sẽ ngừng mua 2 tỉ USD trái phiếu của Ukraina - một phần trong gói hỗ trợ 15 tỉ USD, do tình hình chính trị nước này có những bước ngoặt bất ngờ.
Theo VNN
Ukraine truy nã tổng thống bị phế truất Chính quyền lâm thời ở Ukraine đã phát lệnh truy nã Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych với cáo buộc thảm sát người biểu tình. Người dân dự lễ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ bạo động tại Kiev - Ảnh: AFP Quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov hôm qua tuyên bố bộ này đã cho mở cuộc điều...