Nga khẳng định: HQ-9 Trung Quốc không phải “hàng nhái” của S-300
Ngày 14-10 vừa qua, trang mạng tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga đã có bài viết cho rằng, những lời đồn đoán hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc là phiên bản nhái từ S-300 của Nga là không chính xác.
Vừa qua, hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc đã chiến thắng các hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ, S-300 của Nga và Aster-30 của châu Âu trong gói thầu T- Loramids của Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù vấn đề này đang gây sóng gió trong nội bộ khối NATO và chiến thắng của Trung Quốc cũng có nhiều khuất tất nhưng những thông tin cho rằng hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 là phiên bản nhái của S-300 là hoàn toàn không chính xác.
Năm 1992, lần đầu tiên Nga đã công khai hệ thống tên lửa phòng không S-300 tại triển lãm hàng không Moscow. Năm sau, Trung Quốc đã ngỏ ý mua S-300 và đến năm 1996 Nga đã xuất khẩu cho họ các hệ thống tên lửa phòng không S-300 PMU2. Khoảng thời gian này muộn hơn rất nhiều so với thời điểm Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu, chế tạo HQ-9 (phiên bản xuất khẩu là FD-2000).
Trung Quốc phát triển hệ thống tên lửa phòng không của họ ngay từ đầu thập niên 80 thế kỷ trước, trong khoảng thời gian 15 năm, có thể những giai đoạn sau HQ-9 có “vay mượn” thêm một chút công nghệ của S-300 nhưng về cơ bản, hai hệ thống tên lửa phòng không này có sự khác biệt rõ nét. Cả về các thiết bị hệ thống lẫn kết cấu và tính năng của tên lửa, HQ-9 còn rất xa mới sánh bằng S-300.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 PMU2 Trung Quốc mua của Nga
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 sử dụng đạn tên lửa có chiều dài 6,51m, còn S-300 sử dụng tên lửa 48N6 có chiều dài 7,5m. Tầm bắn xa nhất của HQ-9 đối với mục tiêu bay chỉ vẻn vẹn 125km, độ cao 18km; đối với tên lửa, cự li đánh chặn khoảng 7-25km, độ cao từ 2-15km; mức quá tải tối đa của tên lửa khi đạt vận tốc cực đại là 22g.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 sử dụng radar mảng pha điện tử SJ-212, là phiên bản nâng cấp của radar mảng pha điện tử SJ-202 thuộc hệ thống tên lửa phòng không tầm trung HQ-12, có khả năng điều khiển phóng với giãn cách giữa 2 quả tên lửa vào khoảng 5s.
Số lượng tên lửa mang theo của mỗi hệ thống phóng HQ-9 cũng tương đương với S-300 với 4 ống phóng cho 1 xe chở – phóng, áp dụng phương thức phóng lạnh, trợ phóng bằng thiết bị đốt hơi nước, toàn bộ hệ thống được đặt trên các xe vận tải việt dã 4 bánh do Trung Quốc tự sản xuất.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 của Trung Quốc
Mỗi lữ đoàn tên lửa phòng không HQ-9 được biên chế 6 tiểu đoàn; mỗi một tiểu đoàn bao gồm 1 xe chỉ huy, 1 xe radar điều khiển hỏa lực, 8 xe chở các hệ thống phóng, tức là ở một thời điểm, mỗi tiểu đoàn có thể phóng đồng loạt 32 quả tên lửa, cả lữ đoàn có cơ số tên lửa sẵn sàng chiến đấu là 192 quả.
FD-2000 – phiên bản xuất khẩu của HQ-9 sử dụng loại radar điều khiển hỏa lực HT-233 tính năng tiên tiến hơn phiên bản gốc. Nó hoạt động trong dải tần C-Band, mỗi anten mảng pha có hơn 1000 thiết bị xoay pha, công suất trung bình 60 kW, công suất đỉnh có thể đạt tới 1 MW.
Cự li đo đạc xa nhất đối với các mục tiêu bay của loại radar này là hơn 120km, phạm vi sục sạo của các chùm sóng theo chiều ngang là 120 độ, dọc là 65 độ, có thể đồng thời phát hiện và theo dõi hơn 100 mục tiêu bay, có thể lựa chọn điều khiển tấn công 50 mục tiêu trong số đó.
Theo ANTD
Nhật phát triển mạnh radar săn chiến đấu cơ tàng hình Trung Quốc
Ngày 12-10, các quan chức Nhật Bản cho biết, Bộ Quốc phòng nước này có kế hoạch trong năm tài khóa 2014 sẽ bắt đầu phát triển một hệ thống radar mới, có khả năng phát hiện và theo dõi các máy bay chiến đấu tàng hình.
Theo các quan chức này, với sự phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới ngày càng tăng trên khắp thế giới, nên việc thiết kế những công nghệ như vậy cũng trở lên ngày càng cấp thiết.
Lực lượng tự vệ trên không của Nhật Bản đã lựa chọn máy bay tàng hình F-35 là máy bay chiến đấu chủ lực tiếp theo, trong khi Trung Quốc cũng có kế hoạch sớm đưa vào biên chế các loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 như J-20, J-31...
Trong đề xuất ngân sách cho năm tài chính 2014 bắt đầu từ tháng 4 tới, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã yêu cầu 3,7 tỷ yên (khoảng 37,7 triệu USD) cho nghiên cứu và phát triển loại radar này. Các quan chức nước này ước tính quá trình nghiên cứu và phát triển dự kiến sẽ phải mất ít nhất 6 năm, nên loại radar mới này khó có thể được đưa vào sử dụng trong vòng 10 năm tới.
Bộ Quốc phòng nước này hy vọng sẽ sản xuất một radar có thể được lắp đặt trên các xe bọc thép, để cho phép radar có thể triển khai tới mọi miền đất nước. Hệ thống vũ khí mới này ban đầu được cho là sẽ được triển khai tại các địa điểm như trên Đảo Miyako, thuộc Okinawa, nhưng nằm gần không phận Trung Quốc, để bổ sung cho các căn cứ radar hiện tại.
Máy bay chiến đấu tàng hình Trung Quốc như J-20 là mục tiêu trực tiếp mà Nhật nhắm tới
Ngoài ra, Nhật còn không ngừng đầu tư phát triển và nâng cấp các loại radar tiên tiến triển khai cố định. Để tăng cường khả năng giám sát và răn đe trên biển, chú trọng ngăn chặn cái gọi là "hành động xâm lược biển đảo", của "một số đối thủ tiềm tàng", ngoài việc tăng cường triển khai radar giám sát biển FPS-5 ở Okinawa, Nhật Bản còn triển khai radar chống tàng hình thế hệ mới nhất FPS-7.
Đây là loại radar cảnh giới, giám sát biển kiểu cố định rất hiện đại, có tính năng vượt trội các loại radar thế hệ cũ, vừa có khả năng phát hiện máy bay tàng hình, vừa có năng lực phòng thủ tên lửa... FPS-7 là loại anten đầu tiên của Nhật Bản áp dụng công nghệ anten radar bãi rộng, nâng cao cực đại tính linh hoạt, phạm vi giám sát và độ nhạy của anten.
Cùng với các dự án đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch sẽ bắt đầu nghiên cứu phát triển một hệ thống kiểm soát hỏa lực có thể đánh chặn - thông qua các tên lửa đất đối không - các máy bay chiến đấu tàng hình do hệ thống radar mới này phát hiện, nếu máy bay được cho là chuẩn bị tấn công vào lãnh thổ Nhật Bản.
Theo ANTD
Trung Quốc lo ngại "sát thủ máy bay tàng hình" ở biển Đông Ngày 16/07, trang mạng Đông Phương của Trung Quốc có bài viết mang tiêu đề: "Radar chống tàng hình trên biển Đông có thể bắt chết J-20 của Trung Quốc", phân tích về tính năng chống máy bay tàng hình của loại radar RV01/VOSTOK-E mà Việt Nam hiện đang sở hữu. Cuối thế kỷ 20, các loại máy bay và tàu chiến tàng...