Nga kêu gọi người dân đừng hoảng hốt
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm qua (10/12) đã lên tiếng kêu gọi người dân Nga hãy kiên nhẫn, đừng để bị kích động hay rơi vào hoảng hốt khi đồng rúp sụt giảm thê thảm do giá dầu “lao dốc” và do các đòn trừng phạt từ phương Tây. Ông Medvedev cho rằng đồng tiền của Nga đang bị đánh giá thấp.
“Chắc chắn không cần thiết phải hoảng loạn hay để bị kích động”, Thủ tướng Medvedev cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn hàng năm trên truyền hình với nội dung tổng kết một năm.
“Lúc này, mọi người chỉ cần có lòng kiên nhẫn và hãy theo dõi xem các sự kiện sẽ diễn biến như thế nào trong một bối cảnh tương tự như năm 2008-2009 khi đồng rúp bị làm suy yếu đáng kể.
“Hầu hết các nhà kinh tế và các nhà phân tích đều đồng ý ở một điểm rằng, hiện tại đồng rúp đang bị làm suy yếu một cách quá mức, điều đó có nghĩa là nó đã bị đánh xuống thấp so với giá trị thực,” ông Medvedev trấn an người dân Nga đồng thời cũng cảnh báo rằng họ cuối cùng có thể sẽ thua thiệt, mất mát nếu chuyển tiền tiết kiệm của mình sang ngoại tệ.
Đồng rúp đã sụt giảm khoảng 40% so với đồng đô la và 32% so với đồng euro kể từ đầu năm. Ngày hôm qua, đồng rúp của Nga đã tăng nhẹ so với mức sụt giảm kỷ lục hồi tuần trước.
Theo lời Thủ tướng Nga, trong cuộc khủng hoảng năm 2008-2009 khi đồng rúp sụt giảm mạnh mẽ so với đồng đô la và đồng euro, những người đổi tiền tiết kiệm của họ sang ngoại tệ đã lĩnh hậu quả là việc mất tiền khi đồng tiền nội địa sau đó mạnh lên.
Video đang HOT
Ông Medvedev cho biết, ông đang giữ tiền của mình bằng đồng rúp. “Chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền”, Thủ tướng Medvedev kêu gọi người dân Nga.
Tuy nhiên, ông Medvedev cũng thừa nhận rằng, người dân Nga đang gặp khó khăn trước tình trạng giá cả leo thang và rằng đồng rúp suy yếu đang làm lợi cho các nhà xuất khẩu. Đây là điều gây hại cho nền kinh tế về lâu về dài.
Thủ tướng Nga tái khẳng định lập trường chính thức của điện Kremlin, nói rằng việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt không phụ thuộc vào Nga. Các đòn trừng phạt của phương Tây đã khiến Nga tổn thất hàng tỉ USD trong năm nay.
“Chúng tôi không đem đến những biện pháp trừng phạt đó và vì thế chúng tôi không phải là bên hủy bỏ nó. Đó là việc của họ”, ông Medvedev cho biết đồng thời chỉ trích gay gắt chính quyền Mỹ một chính quyền mà ông miêu tả là đang “hành xử một cách vô lý và không thể đoán trước được”.
“Nền kinh tế của chúng tôi do tác động của các biện pháp trừng phạt đó đã mất hàng chục tỉ USD”, ông Medvedev thừa nhận trong khi nói thêm rằng Liên minh Châu Âu cũng gánh chịu tổn thất tương tự vì chính sách trừng phạt.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov trước đó cho biết, nền kinh tế Nga đang mất khoảng 40 tỉ USD mỗi năm vì các đòn trừng phạt. “Theo tính toán của các nhà kinh tế học, nền kinh tế Châu Âu cũng mất khoảng 40 tỉ euro chỉ vì hủy bỏ các hợp đồng với Nga. Nói cách khác, trừng phạt chẳng đem lại lợi ích cho bất kỳ ai… và cuối cùng nó cũng chẳng có hiệu quả gì”, Thủ tướng Nga nhấn mạnh.
Đức, Italia và Pháp đang là đối tác thương mại Châu Âu hàng đầu của Nga. Trong số những hợp đồng lớn nhất giữa Nga và Châu Âu bị ảnh hưởng bởi chính sách trừng phạt là hợp đồng Pháp bán 2 siêu tàu chiến lớp Mistral cho Nga. Mặc dù hợp đồng này được ký trước khi Liên minh Châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga nhưng Paris đã bị gây sức ép vô cùng mạnh mẽ để buổi phải tạm ngừng hợp đồng.
Phương Tây sẽ trừng phạt Nga cho đến năm 2017
Các đòn trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga có thể được duy trì cho đến năm 2017, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga – ông Alexey Ulyukayev đã dự đoán như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Russian View số ra ngày hôm qua.
Các dự đoán kinh tế vĩ mô được đưa ra trong mùa thu dựa vào dự đoán rằng các biện pháp trừng phạt sẽ được dỡ bỏ vào năm 2015, ông Ulyukayev cho biết.
Hội đồng Châu Âu đã ra quyết định áp đặt chính sách trừng phạt đối với Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine trong thời hạn 12 tháng và vì thế Bộ Phát triển Kinh tế Nga đã đưa ra các dự đoán trước đây rằng EU không thể kéo dài thêm thời hạn trừng phạt.
“Tuy nhiên, về mặt lý thuyết, EU có thể quyết định kéo dài thời gian trừng phạt Nga. Và bây giờ, chúng tôi phải chuẩn bị trước các tính toán trong trường hợp chính sách trừng phạt sẽ kéo dài đến năm 2015, 2016 và 2017. Nhưng đây là vấn đề của việc lên kế hoạch trung hạn”, Bộ trưởng Ulyukayev cho hay.
Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga hồi tuần trước tiết lộ, cơ quan này đã phải cập nhật lại các dự đoán kinh tế vĩ mô dựa trên giả định các đòn trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga sẽ kéo dài qua suốt năm 2015. Các dự đoán trước đó dựa trên giả định chính sách trừng phạt của phương Tây sẽ được dỡ bỏ vào giữa năm 2015.
Do các biện pháp trừng phạt của phương Tây, giá dầu sụt giảm và sự lo lắng của các nhà đầu tư, Bộ Phát triển Kinh tế Nga dự đoán GDP của Nga sẽ giảm 0,8% trong năm 2015 so với mức tăng trưởng 1,2% trong dự đoán trước đó. GDP năm nay được dự đoán sẽ giảm xuống mức 0.6% so với 0,5% so với dự đoán ban đầu.
Theo NTD
Thủ tướng Nga thách thức Mỹ, EU
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm qua (20/5) đã thể hiện sự thách thức đối với Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) bằng tuyên bố, Moscow có rất nhiều biện pháp đáp trả khác nhau đối với những đòn trừng phạt kinh tế mà phương Tây đang nhăm nhe tung ra.
Thủ tướng Medvedev trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng truyền hình Bloomberg.
"Xét đến mục đích mà các biện pháp trừng phạt đó đang muốn nhằm vào, rõ ràng, chúng tôi đang cân nhắc các kịch bản khác nhau. Không có kịch bản nào là thảm họa đối với nền kinh tế của chúng tôi, mặc dù tất nhiên một số hạn chế có thể gây ra những tổn thương, đau đớn nhất định", ông Medvedev đã phát biểu như vậy trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng truyền hình Bloomberg.
"Câu hỏi được đặt ra ở đây là Mỹ sẽ được gì từ điều đó, thế giới sẽ được gì từ điều đó. Nước nào có đủ sức để đối phó với cuộc khủng hoảng đã tác động lên toàn bộ chúng ta năm 2008 - một cuộc khủng hoảng xuất phát ban đầu từ Mỹ", Thủ tướng Nga phát biểu. Trong cuộc khủng hoảng năm 2008, Nga là nước hiếm hoi duy trì được sự ổn định của nền kinh tế.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây đã tăng lên sau khi Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ hồi tháng 2 và sau đó là việc các chính khách theo chủ nghĩa dân tộc ở Kiev lên nắm quyền ở nước này. Đây là điều mà Moscow phản đối. Nga coi chính quyền lâm thời mới ở Kiev hiện nay là bất hợp pháp.
Diễn biến sau đó về vụ Crimea được sáp nhập vào Nga đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất từ trước đến nay trong quan hệ giữa Moscow và phương Tây kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Kể từ tháng 3, Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) đã liên tục áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào một loạt quan chức cũng như công ty Nga. Giới lãnh đạo nhóm nước G7 đang tung ra lời đe dọa trừng phạt Nga thêm nữa nếu tình hình khủng hoảng ở Ukraine tiếp tục leo thang. Mỹ và phương Tây luôn khăng khăng đổ lỗi cho Moscow đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng kéo dài nhiều tháng qua ở nước láng giềng. Với lời cáo buộc này, Mỹ và EU đăng nhăm nhe tung những đòn trừng phạt hà khắc vào các ngành then chốt trong nền kinh tế Nga.
Tuy nhiên, những biện pháp trừng phạt và những lời đe dọa trên chẳng làm Nga chùn bước. Moscow liên tục nói rằng, ngôn ngữ trừng phạt "không thích hợp và sẽ phản tác dụng" đồng thời cảnh báo các đối tác phương Tây về "hậu quả gậy ông đập lưng ông" nếu cứ tiếp tục tung ra thêm các biện pháp trừng phạt.
Kiệt Linh - (theo RIA)
Theo_VnMedia
Khủng hoảng Ukraine: "Máu lại đổ, nội chiến ngày càng gần" "Máu lại đổ ở Ukraine. Đất nước này đang trên bờ vực của một cuộc nội chiến", Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã viết cảnh báo này trên Facebook của ông hôm 15/4. Theo hãng tin RIA Novosti, ông Medvedev đã viết thêm: "Đây là một thảm kịch lớn" và rằng các nhà lãnh đạo mới của Ukraine đã thất bại trong việc...