Nga kêu gọi Mỹ rút vũ khí hạt nhân khỏi các nước thứ 3
Theo hãng tin Sputnik, Phó Vụ trưởng Vụ không phổ biến và kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga, ông Igor Víhnevetsky, cho rằng Mỹ cần phải rút vũ khí hạt nhân khỏi các nước thứ 3.
Một loại tên lửa của quân đội Mỹ. Ảnh tư liệu: The Moscow Times/TTXVN
Phát biểu tại hội nghị Liên hợp quốc (LHQ) đánh giá Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), ông Vishnevetsky nêu rõ: “Vũ khí hạt nhân của Mỹ cần được đưa ra ngoài lãnh thổ quốc gia (của các nước thứ 3)”.
Ông nhấn mạnh việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) công khai tuyên bố là một liên minh hạt nhân và vũ khí hạt nhân của Mỹ nằm trên lãnh thổ của các quốc gia phi hạt nhân là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, làm tăng nguy cơ xung đột hạt nhân và cản trở công tác giải trừ quân bị.
Trước đó, ngày 1/8, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington sẽ chỉ xem xét việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp khẩn cấp, song có thể áp dụng biện pháp này để bảo vệ lợi ích sống còn của đất nước, các đồng minh và đối tác.
Truyền thông phương Tây thay đổi cách đưa tin về tình hình xung đột Nga - Ukraine
Cho đến nay, có rất ít cơ hội cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về hòa bình giữa Moskva, Kiev, Washington và Brussels.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Bucha, ngoại ô Kiev ngày 4/4/2022. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 6/8, trong thời gian diễn ra chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva ở Ukraine, quan điểm về những gì đang diễn ra của phương Tây bắt đầu dần thay đổi: nếu ở giai đoạn đầu, không có nghi ngờ gì về chiến thắng của Kiev, Moskva bị lên án và bị áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn, giờ đây họ có cái nhìn thực tế hơn về các lực lượng Ukraine. Mọi người đều hiểu rằng nếu không có sự hỗ trợ kỹ thuật - quân sự mạnh mẽ từ các nước NATO, quân đội Ukraine có lẽ đã bỏ cuộc từ lâu.
Như một chuyên gia quân sự, cựu sĩ quan tình báo Mỹ Scott Ritter đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 23/7: "Tại Ukraine, quân đội Nga đang đối đầu không chỉ với lực lượng vũ trang Ukraine, mà còn với toàn bộ phương Tây, vốn cung cấp cho Kiev một khối lượng hỗ trợ quân sự kỷ lục".
Đồng thời, những người đứng đầu bộ quốc phòng các nước phương Tây cũng phải thừa nhận rằng kho vũ khí của họ không phải là vô hạn và họ không thể giúp Ukraine mãi. Đặc biệt, điều này đã được phát biểu bởi Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christina Lambrecht. Trung tướng Alfons Mais, Tư lệnh Lục quân quân đội Đức (Bundeswehr), trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Đức Handelsblatt vào ngày 24/7, cho rằng "Nga thực tế có nguồn lực vô tận. Đây là một cuộc xung đột làm 'tiêu hao và kiệt quệ lực lượng'. Vấn đề đặt ra là Ukraine liệu có thể cầm cự được bao lâu nữa".
Tuy nhiên, cách truyền thông phương Tây đưa tin về tình hình ở Ukraine lại hoàn toàn khác. Bài viết ngày 25/7 của tờ báo Anh có ảnh hưởng The Times, trong đó chỉ trích cách mà các phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin về tình hình Ukraine, có thể được coi là phơi bày một phần sự thật về cuộc xung đột này.
Ấn phẩm lưu ý rằng nhiều nhà báo cố tình che giấu sự thật về cuộc xung đột, những thành công của lực lượng Nga được che đậy, trong khi những "chiến công" của quân đội Ukraine được tung hô. Tác giả của bài báo cho rằng "độc giả buộc phải tin rằng phía Nga hoàn toàn bất lực, quân đội của họ được huấn luyện kém và không tuân thủ kỷ luật, chiến thuật lỗi thời và các sở chỉ huy của họ bị tấn công bởi sự dũng cảm của binh sĩ Ukraine với sự hỗ trợ của pháo binh phương Tây.
Trong một bài báo trên tờ New York Times ngày 27/7, các chuyên gia Mỹ Samuel Sharap và Jeremy Shipiro cho rằng "cùng với sự hỗ trợ vật chất dành cho Kiev, Mỹ và các đồng minh cần mở ra các kênh tương tác với Nga và tìm ra một thỏa hiệp về tình hình ở Ukraine, với mục tiêu phải là một lệnh ngừng bắn".
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phương Tây đã thay đổi hoàn toàn thái độ đối với những gì đang xảy ra ở Ukraine. Các quan chức Mỹ và Anh cho rằng không có điểm (đồng) nào trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Kiev và Moskva, đồng thời tiếp tục cổ vũ giới lãnh đạo Ukraine với cam kết cung cấp thêm vũ khí để tiếp tục chiến đấu và phát động một cuộc phản công tiềm tàng. Về vấn đề này, theo NATO, quân đội Ukraine nên thực hiện một chiến dịch phản công trước giữa tháng 9.
Mặc dù vậy, các nhà phân tích quân sự phương Tây đã phải thừa nhận rằng, lực lượng vũ trang Ukraine hiện chưa có đủ quân số cần thiết cho hành động trên (vấn đề huấn luyện chiến đấu và sự hiệp đồng chiến đấu của họ là yếu tố cơ bản), cũng như thiếu vũ khí và đạn dược. Ngay cả cơ quan tình báo Anh MI6, vốn cho đến gần đây người đứng đầu của tổ chức này vẫn chắc chắn rằng Ukraine đã sẵn sàng cho các hành động phản công, cũng trở nên kiềm chế hơn trong các tuyên bố và dự báo của họ.
Các binh sĩ Ukraine nhận tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ cung cấp. Ảnh: AFP
Nhìn chung, đến cuối tháng 7, theo ước tính của giới quân sự và cộng đồng chuyên gia phương Tây, Ukraine đã không thể lật ngược tình thế trên các mặt trận hay chuyển sang các hoạt động phản công, ít nhất là ở một số khu vực nhất định. Cho đến nay, các chiến thắng của phía Ukraine bao gồm việc pháo kích vào các kho đạn và nhiên liệu ở hậu phương của Nga, các cứ điểm, vị trí triển khai pháo binh và phòng không, cũng như cơ sở hạ tầng đường bộ của các lực lượng Nga.
Việc xuất hiện các thông tin gần đây cho rằng Ukraine sẽ thực hiện phản công theo hướng Kherson, mà các chính trị gia Ukraine tuyên bố là một cuộc tấn công quyết định chuẩn bị giải phóng miền Nam Ukraine, được các nhà phân tích quân sự nước ngoài giải thích theo hai cách. Theo ý kiến của họ, tuyên bố về một cuộc tấn công hoặc là để biện minh cho nguồn cung cấp quân sự liên tục từ phương Tây sang Kiev, hoặc nó sẽ không diễn ra trong khu vực này, mục đích có thể nhằm nghi binh và cuộc tấn công của Ukraine sẽ diễn ra ở một khu vực hoàn toàn khác, ví dụ, theo hướng Donetsk hoặc Kharkov.
Kinh tế Ukraine "cạn nguồn lực" quá nhanh
Là một phần của đánh giá về diễn biến tình hình quân sự - chính trị ở Ukraine, cùng với thành phần quân sự là ưu tiên trong chương trình nghị sự, phương Tây bắt đầu giám sát chặt chẽ hơn lĩnh vực kinh tế và tài chính của Kiev.
Theo các chuyên gia, tình hình kinh tế Ukraine đang xấu đi với tốc độ ngày càng tăng. Tỷ trọng của các doanh nghiệp ngừng hoạt động đang tăng đều đặn và những doanh nghiệp vẫn còn "trụ vững" sẽ không tồn tại lâu nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài. Vào ngày 26/7, công ty Naftogaz của Ukraine đã thông báo về một vụ vỡ nợ kỹ thuật xảy ra do hết thời hạn thanh toán cho các chủ sở hữu Eurobond.
Theo các nhà kinh tế và tạp chí tài chính phương Tây, như tờ Wall Street Journal của Mỹ đưa tin ngày 27/7, "việc công ty năng lượng quốc doanh Ukraine Naftogaz vỡ nợ sẽ dẫn đến phản ứng dây chuyền trong nền kinh tế và hệ thống tài chính của nước này".
Giám đốc đầu tư của công ty quản lý Abrdn (Anh), Victor Szabo, cho rằng: "Bất chấp sự hỗ trợ của phương Tây cho Ukraine, nước này 'đốt cháy' các nguồn lực của mình quá nhanh, vì nhu cầu của họ trong các lĩnh vực xã hội và quân sự đang tăng lên chóng mặt. Các khoản viện trợ từ bên ngoài chỉ đơn giản là không có thời gian để bù đắp thâm hụt ngân sách. Nếu điều này tiếp tục, đến mùa Thu, nó có thể trở thành một thảm họa đối với Kiev".
Về mặt tài chính, Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào các "nhà tài trợ" phương Tây và tình hình cũng phức tạp bởi thực tế là các đối tác châu Âu - Đại Tây Dương sẽ buộc phải tập trung vào giải quyết các vấn đề tài chính nội bộ của họ, và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lượng hỗ trợ cho Kiev.
Cơ sở hạ tầng và kinh tế Ukraine bị ảnh hưởng nặng nề do xung đột. Ảnh: THX
Các chuyên gia phương Tây cũng đã chú ý đến một số thay đổi trong xã hội Ukraine liên quan đến hoạt động đặc biệt. Theo tình báo quân sự Ba Lan, động lực của quân đội Ukraine đã giảm đi đáng kể so với giai đoạn đầu của cuộc xung đột. Các lực lượng được tuyển quân bổ sung cho các đơn vị, bị cưỡng chế nhập ngũ, chưa sẵn sàng và không muốn chiến đấu. Người đến tuổi nhập ngũ trốn cơ quan đăng ký nhập ngũ, tìm cách xuất cảnh. Có một sự chia rẽ giữa phần phía tây của Ukraine và các vùng lãnh thổ khác. Cư dân của các khu vực phía Tây sẵn sàng hướng sang các quốc gia Đông Âu mà họ có mối quan hệ lịch sử và nơi họ đã đi du lịch để kiếm tiền kể từ khi Ukraine tuyên bố độc lập (Ba Lan, Hungary, Romania), hơn là hướng về khu vực Donbass, nơi xa lạ với họ.
Như vậy, theo phương Tây, diễn biến của tình hình quân sự - kinh tế ở Ukraine có lẽ đã trở nên thực tế hơn (có thể dự đoán được) so với trước đây. Với khả năng cao, Kiev sẽ không thể đánh bại Nga trong điều kiện hiện tại. Ukraine hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí và đạn dược của phương Tây, nền kinh tế nước này ngày càng suy yếu và không có khả năng tự cung cấp thiết bị quân sự cho lực lượng vũ trang.
Tình hình ở các nước phương Tây trong bối cảnh các vấn đề kinh tế đang tồn tại cũng sẽ có tác động đáng kể đến mức độ và thời gian hỗ trợ Ukraine. Nhiều khả năng tình hình không có lợi cho Kiev có thể bắt đầu thay đổi vào mùa Thu, có thể sự mệt mỏi vì sự không chắc chắn kéo dài sẽ bắt đầu trải qua không chỉ ở phương Tây, mà còn ở Ukraine.
Theo các nhà phân tích chính trị nhạy bén ở châu Âu và Mỹ, giải pháp đúng đắn duy nhất để chấm dứt xung đột ở Ukraine có thể là đối thoại hòa bình giữa các bên tham chiến, hoặc tốt hơn, theo một hình thức mở rộng hơn, với sự tham gia của phương Tây. Vấn đề là hiện nay có rất ít cơ hội cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa Moskva, Washington và Brussels, với những tuyên bố của phương Tây trước đó và những bước đi không thân thiện trên thực tế. Tuy nhiên, vì lợi ích của cả phương Tây, Nga và Ukraine, các bên liên quan nên bắt đầu tìm kiếm một giải pháp thỏa hiệp càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả nghiêm trọng và khó lường hơn.
Ngoại trưởng Iran: 'Vũ khí hạt nhân đi ngược chính sách và đức tin của chúng tôi' Trong một cuộc điện đàm với Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian ngày 7/8 nhấn mạnh: "Vũ khí hạt nhân không có chỗ trong học thuyết của Iran và đi ngược lại các chính sách và đức tin của chúng tôi". Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian. Ảnh: AFP/TTXVN Đề cập một sắc lệnh của lãnh...