Nga kêu gọi Mỹ ngừng “gây hấn” sau khi tàu chiến hai nước đối đầu nhau
Bộ Quốc phòng Nga đã kêu gọi phía Mỹ ngừng “các hoạt động nguy hiểm và thiếu chuyên nghiệp” trên biển, sau khi tàu USS Gravely và tàu Yaroslav Mudry đã tiếp cận nhau trên biển Địa Trung Hải.
“Chúng tôi đang yêu cầu Hoa Kỳ ngừng các hoạt động nguy hiểm và thiếu chuyên nghiệp trên biển, đồng thời tuân thủ luật pháp quốc tế để không lặp lại những sự việc như vậy trong tương lai”, thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga viết.
Tàu USS Gravely của Mỹ.
Sau khi vụ việc tàu USS Gravely và tàu khu trục Yaroslav Mudry tiếp cận nhau, Hải quân Mỹ đã lên tiếng chỉ trích tàu Nga đã có hành vi gây hấn trên biển Địa Trung Hải.
“Chúng tôi tin rằng những phát ngôn của Hoa Kỳ về vụ việc, bao gồm cái gọi là “hiểm họa” từ một tàu quân sự của Nga đối với tàu sân bay Harry Truman, không phải là cớ để bao biển cho sự thiếu chuyên nghiệp của tàu USS Gravely và quy trách nhiệm cho các thủy thủ Nga”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Video đang HOT
Trái ngược với cáo buộc của Mỹ, Nga khẳng định chính tàu USS Gravely đã chủ động tiến gần vào tàu Yaroslav Mudry.
“Tất cả những cáo buộc rằng tàu Yaroslav Mudry đã có ý định cản trở hoạt động của tàu sân bay USS Harry Truman đều cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp của Hoa Kỳ. Tàu của Nga ở cách các tàu Hoa Kỳ hơn 5 hải lý và nó không thể ảnh hưởng đến hoạt động của tàu sân bay Hoa Kỳ”, Bộ Quốc phòng Nga nói.
Bộ này cũng cho biết, theo luật pháp quốc tế tàu của Mỹ phải nhường đường cho tàu Nga khi tàu Yaroslav Mudry nằm ở bên phải tàu USS Gravely. Thêm vào đó, tàu Mỹ không được phép cản đường đi của tàu Nga. Do không chấp hành những điều kiện này, tàu USS Gravely tự đưa mình vào vị trí nguy hiểm.
“Trong tinh huốn đó, thủy thủ đoàn của tàu Yaroslav Mudry đã buộc phải có những hành động cần thiết để tránh va chạm”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Vụ việc giữa hai tàu chiến của Nga và Mỹ xảy ra ở phía Đông biển Địa Trung Hải vào ngày 17/6, song đến ngày 28/6 Nga mới công bố chi tiết sự việc. Theo đó, tàu USS Gravely đã đi ngang qua phía trước và vòng ra mạn trái của tàu Yaroslav Mudry và ở khoảng cách 60 – 70m. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định tàu Nga không hề có hành động nguy hiểm nào, song Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn cáo buộc tàu Nga có hành động nguy hiểm.
Theo Infonet
Trung Quốc dồn tàu chiến đối phó vụ kiện Biển Đông?
Trung Quốc tập trung tàu chiến của 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải, Nam Hải, nhằm đối phó với phán quyết của tòa án quốc tế về vụ kiện Biển Đông.
Theo mạng tin Đông Phương, các tàu chiến trên hiện tập trung tại một căn cứ của hạm đội Nam Hải. Động thái này của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi Mỹ quyết định triển khai các biên đội tàu sân bay trong khu vực.
Mạng tin trên cho biết, từ 26/6, trên một diễn đàn quân sự của Trung Quốc đã xuất hiện những bức ảnh của thành viên chụp tại "một căn cứ của Hạm đội Nam Hải" mà những nhà phân tích cho là Tam Á ở Hải Nam.
Các bức ảnh cho thấy sự có mặt của khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường kiểu 052C Thẩm Dương (số 115) - chiến hạm chủ lực của hạm đội Bắc Hải; các khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường Ninh Ba (139) và tàu hộ vệ tên lửa kiểu 056 Triều Châu (595) của hạm đội Đông Hải.
Các tàu ngầm trong căn cứ
Ngoài 3 chiến hạm trên, còn có một khu trục hạm tên lửa lớp 052D mới hạ thủy được đánh số 175 đã được đưa vào phục vụ, và khu trục hạm tên lửa kiểu 052C Lan Châu (170) của hạm đội Nam Hải cùng các tàu ngầm. Đây là lý do để khẳng định nơi được chụp chính là ở quân cảng Tam Á.
Giới phân tích quân sự nhận xét, hành động tập trung nhiều chiến hạm chủ lực của cả ba hạm đội này của Trung Quốc là sự bố trí nhằm đối phó với phán quyết của tòa án trọng tài quốc tế về vụ kiện Biển Đông.
Các tàu khu trục, hộ vệ của 3 hạm đội cùng neo đậu
Mặc dù Trung Quốc nhiều lần tuyên bố không đếm xỉa đến phán quyết của tòa án, nhưng nhiều người tin là nếu phán quyết đưa ra bất lợi cho Trung Quốc, họ sẽ lập tức tiến hành diễn tập quy mô lớn trên Biển Đông.
Ngô Tuyết (Nguồn: Vietnamnet)
Theo NTD
Indonesia theo dõi sát tàu ngầm Trung Quốc qua eo Malacca Hải quân Indonesia tuyên bố theo dõi sát các tàu ngầm, tàu chiến Trung Quốc đi qua Biển Đông để tới eo biển Malacca. Tàu ngầm, tàu khu trục tên lửa Trung Quốc đi trên Biển Đông tới eo biển Malacca. Ảnh: Sina. Trang Ocean-Fortune hôm qua cho biết hạm đội Nam Hải Trung Quốc điều tàu ngầm, tàu khu trục tên lửa,...