Nga kêu gọi Iran bỏ vụ kiện S-300
Báo Nga Kommersant ngày 18.7 đưa tin nước này đang cố gắng thuyết phục Iran rút lại vụ kiện tại Tòa án Trọng tài quốc tế ở Geneva (Thụy Sĩ) liên quan đến việc Moscow hủy bỏ hợp đồng cung cấp năm hệ thống tên lửa đất đối không S-300 cho Tehran hồi năm 2007.
“Vụ kiện của Iran là một vấn đề gây rắc rối trong việc hợp tác của chúng ta mà chúng tôi muốn dứt bỏ”, tờ báo dẫn một nguồn tin trong chính phủ Nga cho biết.
Một vụ thử tên lửa S-300 – Ảnh: Reuters
Theo Kommersant, vấn đề đã được thảo luận trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đến Iran hồi giữa tháng 6. Tuy nhiên, Iran đã từ chối rút lại vụ kiện.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng và Tổ chức Công nghiệp Không gian Iran đã phát đơn kiện đòi tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga bồi thường 4 tỉ USD lên Tòa án Trọng tài Quốc tế ở Geneva vào ngày 13.4.2011, 6 tháng sau khi Tổng thống Nga khi đó là Dmitry Medvedev ký sắc lệnh chấm dứt hợp đồng với Iran theo Nghị quyết 1929 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Nghị quyết này nghiêm cấm việc cung cấp cho Iran những loại vũ khí thông thường bao gồm: tên lửa và hệ thống tên lửa, xe tăng, trực thăng tấn công, máy bay chiến đấu và tàu chiến.
Theo tờ báo trên, vụ kiện sẽ được xét xử trong một tương lai gần.
Trong khi đó, nguồn tin chính phủ Nga nói với tờ Kommersant rằng tòa án có thể sẽ ra phán quyết bất lợi cho Nga.
“Không may là chúng ta không có lý do nào để nghĩ rằng tòa sẽ xem xét tất những chi tiết của vấn đề Iran”, nguồn tin nói và cho biết thêm rằng Nga có thể buộc phải trả một “khoản tiền phạt khổng lồ” bằng 1/3 lợi tức thường niên của việc bán vũ khí.
Tờ báo cho biết Tehran sẽ khẳng định tại tòa rằng những hệ thống tên lửa S-300 không bị chế tài bởi các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Nguồn tin trên cũng không loại trừ khả năng Nga sẽ nối lại việc cung cấp tên lửa cho Iran nếu tòa án đồng tình với lập luận của Tehran.
Theo Thanh Niên
Kiểm soát buôn bán vũ khí: Vấn đề sống còn
Những cuộc xung đột đã được "đổ dầu vào lửa" bởi những vũ khí nhập khẩu. Ước tính trong năm 2007 châu Phi đã chi phí ít nhất 18 tỷ USD, con số gần như đối nghịch với mọi khoản cứu trợ. Sắp tới Hiệp ước mua bán vũ khí (ATT) ở Liên hiệp quốc (UN) muốn theo dõi sát dòng chảy của các nguồn vũ khí, được xem như một bước lớn để kiềm chế bạo lực tại những khu vực bất ổn nhất trên thế giới.
Những cuộc đàm phán đã diễn ra từ năm 2003, với một nhóm những người từng đoạt giải Nobel hòa bình (NPL) dẫn đầu bởi Oscar Arias ở Costa Rica và một liên minh các nhóm tạo áp lực khác, dưới sự bảo trợ của Chiến dịch kiểm soát vũ khí. Mục tiêu của họ nhằm bảo đảm một hiệp ước quốc tế kiểm soát lại các vụ mua bán vũ khí trên toàn cầu. Được sự ủng hộ của Úc, Argentina, Costa Rica, Phần Lan, Kenya và Nhật vào tháng 12-2006, nước Anh đã mang lại một giải pháp ban đầu cho UN, kêu gọi chuẩn bị phương hướng cho một hiệp ước.
Hai năm sau, 133 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ bản phác thảo toàn hội đồng (GA), 19 quốc gia bỏ phiếu trắng và chỉ có nước Mỹ bỏ phiếu chống. Tháng 10-2009, chính quyền Obama cũng nhất trí tham gia (lần này chỉ có Zimbabwe bỏ phiếu chống). Kết quả có thể dẫn đến một hiệp ước vào cuối năm nay, nhưng theo một nhà ngoại giao kỳ cựu cho rằng cơ hội thành công chỉ chiếm tỉ lệ 60 - 40. Vì có những quốc gia vẫn còn đi nước đôi. Các nước vùng vịnh Ảrập cũng không dễ dàng gì.
Thậm chí ngay cả những nhà ủng hộ mạnh nhất cho hiệp ước cũng không tuyên bố sẽ giải quyết mọi vấn đề. Nhưng nếu hiệp ước được thông qua ít hoặc nhiều, nó sẽ có tác dụng kiềm chế dòng chảy các vũ khí đối với những khu vực dễ bị tổn thương nhất và tại những quốc gia bất ổn nhất. Nó có thể cứu mạng cho hàng ngàn người, phần lớn là dân lành, thoát khỏi bị thương tích hoặc tử vong vì bạo lực. Bản hiệp ước phác thảo mang yếu tố thực tế. Nó không bàn đến quyền lợi của các quốc gia mang ý nghĩa tự vệ. Cũng không đụng chạm đến quyền lợi của họ đối với quyết định các luật lệ về sở hữu và di chuyển những vũ khí trong phạm vi các biên giới riêng của họ.
Hiệp ước ATT muốn đạt tới những tiêu chuẩn quốc tế chung, đem lại sự kiểm soát gắt gao hơn đối với các vũ khí đủ loại, khi người ta muốn đưa chúng tới một thị trường trái phép. Rồi đây các quốc gia bao gồm cả xuất khẩu hay chuyên chở vũ khí sẽ phải cân nhắc nghiêm nhặt hơn về việc sử dụng vũ khí, và ai sẽ là người sử dụng chúng cuối cùng.
Theo CATP
"Iran đòi Nga đền bù 4 tỷ USD vì hủy bán vũ khí" Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Iran đã yêu cầu tập đoàn công nghiệp quốc phòng của Nga Rosoboronexport phải thanh toán khoản đền bù gần 4 tỷ USD do Nga hủy hợp đồng bán vũ khí. Tên lửa S-300 (Nguồn: Wiki)Đơn kiện được Iran gửi lên Tòa án quốc tế tại Geneva từ ngày 13/4/2011, nhưng các thủ tục tố tụng chưa...