Nga kêu gọi BRICS tìm giải pháp thay thế cho IMF
Nga, nước chủ trì nhóm BRICS năm nay, đã kêu gọi các đối tác của mình tạo ra một giải pháp thay thế cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trước hội nghị thượng đỉnh BRICS vào cuối tháng này.
BRICS, ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, đã mở rộng thêm với Nam Phi, Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE). Các quan chức tài chính và ngân hàng trung ương hàng đầu của BRICS đang họp tại Moskva trong tuần này.
Bộ trưởng Tài chính Nga, ông Anton Siluanov, người chủ trì cuộc họp, nhấn mạnh rằng IMF do phương Tây kiểm soát, vì vậy BRICS – chiếm 37% nền kinh tế toàn cầu – cần phải tạo ra một giải pháp thay thế. Theo ông Siluanov, cần phải hình thành các điều kiện mới hoặc thậm chí là các thể chế mới, tương tự như các thể chế Bretton Woods, nhưng trong khuôn khổ cộng đồng BRICS.
Video đang HOT
Trước đó, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina từng gợi ý hệ thống thanh toán BRICS Bridge, liên kết các hệ thống tài chính của các quốc gia thành viên, song tiến độ vẫn chậm.
Cho đến nay, tổ chức tài chính duy nhất của BRICS là Ngân hàng Phát triển mới, được thành lập năm 2015, để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững tại các nước thành viên BRICS và các nền kinh tế mới nổi khác.
Nga tiết lộ lý do khiến đồng ruble suy yếu gần đây
Bộ Tài chính Nga cho biết đồng tiền của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần trong bối cảnh cán cân thương mại thay đổi.
Đồng ruble của Nga tại Moskva. Ảnh: THX/TTXVN
Theo hãng thông tấn Tass, trong một tuyên bố ngày 31/7, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết sự suy yếu gần đây nhất của đồng ruble chủ yếu là do những thay đổi trong cán cân thương mại của nước này.
Cùng ngày, đồng tiền của Nga đã giảm 1,16% xuống mức đổi 92,77 ruble lấy 1 USD, đánh dấu mức yếu nhất so với đồng bạc xanh trong ba tuần. Tuần trước, đồng ruble giao dịch trong biên độ hẹp gần 90 so với đồng USD.
"Sự suy yếu của đồng ruble chủ yếu là do cán cân thương mại, dòng tiền vào và ra khỏi đất nước", Bộ trưởng Siluanov lưu ý nhu cầu ngoại tệ cao hơn trong kỳ nghỉ hè.
Quan chức tài chính nói thêm một số nhà phân tích cho rằng giá trị đồng ruble giảm là do việc bán các doanh nghiệp nước ngoài mới nhất ở Nga và dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương trước đó đã thống nhất khối lượng tiền rút ra từ việc bán các doanh nghiệp này không được vượt quá 1 tỷ USD mỗi tháng. "Vì vậy, việc bán doanh nghiệp nước ngoài này không tác động đáng kể đối với thị trường tiền tệ", Bộ trưởng Siluanov nói.
Ông Siluanov cũng lưu ý trong năm 2022, giá xuất khẩu năng lượng cao trong khi nhập khẩu giảm.
"Bây giờ nhập khẩu đã phục hồi, trong khi giá hàng hóa xuất khẩu thấp hơn mức của năm ngoái, đặc biệt là đối vois hàng hoá khí đốt", nhà chức trách lý giải.
Đầu tháng này, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng là nguyên nhân chính khiến tỷ giá đồng ruble giảm trong tháng 6 và tháng 7.
Hội nghị trù bị COP29: Tăng cường hợp tác quốc tế hướng tới các mục tiêu khí hậu toàn cầu Ngày 11/10, hội nghị trù bị cho Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc tại thủ đô Baku của Azerbaijan. Sự kiện kéo dài hai ngày với chủ đề "Tăng cường khát vọng và tạo điều kiện hành động" đã diễn ra trong không khí...