Nga – Italy: Ủng hộ Thỏa thuận Minsk giải quyết vấn đề Ukraine
Tại cuộc gặp ngày 10/6, Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Italy Renzi đã nhất trí về tầm quan trọng của thỏa thuận Minsk, đó là cơ sở giải quyết xung đột Ukraine.
Cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo Nga-Italy diễn ra trong bối cảnh xung đột leo thang tuần trước tại miền Đông Ukraine sau nhiều tháng tình hình tạm lắng dịu nhờ thỏa thuận ngừng bắn đạt được hồi tháng 2.
Tổng thống Putin đang thăm Italy và có cuộc gặp với Giáo hoàng bàn về nhiều vấn đề trong đó có cuộc khủng hoảng Ukraine (ảnh: Vatican)
Phát biểu tại cuộc gặp, Thủ tướng Italy nhấn mạnh việc phải thực hiện đầy đủ thỏa thuận Minsk để tháo gỡ cả cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay. Đồng tình với quan điểm của nhà lãnh đạo Italy, Tổng thống Putin cũng nói rằng một giải pháp hòa bình là con đường duy nhất giải quyết vấn đề Ukraine.
Ông khẳng định, việc thực thi đầy đủ thỏa thuận Minsk đạt được hồi tháng 2 là yếu tố sống còn để chấm dứt xung đột tại miền Đông Ukraine: “Chúng ta đều rất quan tâm tới cuộc khủng hoảng Ukraine và chúng ta đều biết rằng không có giải pháp nào ngoài giải pháp hòa bình là có thể chấp nhận được cho vấn đề Ukraine. Italy cũng đã ủng hộ điều này. Các thỏa thuận Minsk phải được thực thi đầy đủ, từ các điều khoản về xã hội, chính trị nhân đạo đến thỏa thuận quân sự. Nhưng thực tế thỏa thuận đã không được tuân thủ đầy đủ. Chúng ta có chung mục đích và sẽ tiếp tục làm việc cùng nhau thông qua cuộc gặp của các đoàn đại biểu, cuộc gặp cấp Bộ trưởng, hay đại diện của các doanh nghiệp, của các cộng đồng về vấn đề này”
Tổng thống Nga Putin trước đó cũng đã bác bỏ cáo buộc nói rằng Nga “xúi giục” diễn biến xung đột mới tại miền Đông Ukraine. Nhà lãnh đạo Nga cho rằng chính quyền Ukraine đã vi phạm thỏa thuận ngừng bắn và khiêu khích xung đột mới nhằm gây sức ép với Liên minh châu Âu để kéo dài các lệnh trừng phạt Nga.
Video đang HOT
Châu Âu đang cân nhắc có gia hạn hay không những biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga sẽ hết hạn vào tháng 7. Những trừng phạt này được áp đặt sau khi Nga sáp nhập Crime năm ngoái.
Đây đồng thời là con dao hai lưỡi gây tổn thất không hề nhỏ với các nước châu Âu. Theo kế hoạch, Liên minh châu Âu sẽ đưa ra quyết định tại Hội nghị thượng đỉnh vào ngày 25-26/6./.
Hoàng Lê Theo Reuters
Theo_VOV
Khi Đức, Pháp tuyệt vọng tìm đến Nga
Nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm qua, 6/2, đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một nỗ lực tuyệt vọng nhằm tìm cách ngăn chặn tình trạng leo thang xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, hy vọng về một bước đột phá là khá mờ nhạt.
Cuộc gặp giữa ba nhà lãnh đạo Nga, Pháp và Đức ở điện Kremlin
Cuộc gặp gỡ vào buổi đêm giữa lãnh đạo của 2 cường quốc hàng đầu Châu Âu với Tổng thống quyền lực của nước Nga được xem như là một nỗ lực cuối cùng nhằm ngăn chặn cuộc xung đột đẫm máu kéo dài 10 tháng qua ở miền đông Ukraine khỏi việc bùng phát và lan rộng ra bên ngoài biên giới nước này, khi mà Washington đang nhăm nhe ý định cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev.
Tổng thống Putin và hai nhà lãnh đạo Châu Âu đã có cuộc họp kín quanh một chiếc bàn nhỏ trong một phòng họp lộng lẫy ở cung điện Kremlin.
Cuộc đàm phán giữa ba nhà lãnh đạo Nga, Pháp và Đức về sáng kiến hòa bình cho Ukraine đã kết thúc sáng sớm nay (7/2) bằng một thông báo rằng Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko sẽ thảo luận về một đề xuất nhằm chấm dứt cuộc chiến ở miền đông Ukraine trong một cuộc điện đàm 4 bên vào ngày mai (8/2).
Cuộc điện đàm trong ngày mai sẽ có sự tham gia của Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Ukraine Poroshenko và hai nhà lãnh đạo Pháp, Đức. Cuộc điện đàm này diễn ra trong bối cảnh các cường quốc đang khẩn cấp thực hiện hoạt động ngoại giao con thoi để ngăn chặn tình trạng leo thang, gia tăng đụng độ, giao tranh ở miền đông Ukraine và cũng để thể hiện rằng đề xuất về một lệnh ngừng bắn vẫn được đặt trên bàn mặc dù không có thông báo chính thức nào về sự tiến triển của tiến trình chính trị này.
Thậm chí chỉ cần các bên ngừng bắn cũng đã là một bước đột phá ngoại giao đáng kể trong tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Cuộc nội chiến mỗi lúc một nghiêm trọng, một đẫm máu ở miền đông Ukraine đang làm dấy lên nỗi quan ngại về việc nó sẽ đe dọa đến toàn bộ an ninh Châu Âu và điều này đã thúc đẩy Mỹ tính đến chuyện cung cấp vũ khí gây sát thương cho Ukraine. Tuy vậy, đây là sự lựa chọn bị các quốc gia Châu Âu phản đối.
Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Hollande đã đến Moscow ngày hôm qua trong chặng dừng chân thứ hai của một chuyến đi được sắp xếp vội vã nhằm tìm cách ngăn chặn cuộc xung đột ở miền đông Ukraine leo thang. Trước đó một ngày, hai nhà lãnh đạo Pháp, Đức đã có cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Poroshenko ở thủ đô Kiev.
Nội dung của sáng kiến hòa bình mới mà Thủ tướng Merkel và Tổng thống Hollande đem theo trong chuyến đi ngoại giao lần này của họ không được tiết lộ nhưng nó được cho là nhằm mục đích cứu vãn kế hoạch hòa bình từng được các bên nhất trí trong các cuộc đàm phán ở thủ đô Minsk của Belarus hồi tháng 9 năm ngoái.
Phát ngôn viên của Tổng thống Putin ông Dmitry Peskov tiết lộ, các nỗ lực đang đạt được kết quả. "Hiện tại, một bản phác thảo nội dung tuyên bố chung về việc thực hiện thỏa thuận Minsk đang được vạch ra. Bản phác thảo này sẽ bao gồm những đề xuất được đưa ra bởi Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Poroshenko", ông Peskov cho biết sau khi cuộc gặp gỡ ở điện Kremlin giữa ba nhà lãnh đạo Nga, Pháp, Đức kết thúc.
Theo phát ngôn viên Peskov, bà Merkel và ông Putin, Hollande, Poroshenko sẽ tiến hành điện đàm với nhau vào ngày mài. Một cuộc điện đàm 4 bên tương tự đã từng diễn ra hồi giữa tháng 12 năm ngoái trước khi tình hình giao tranh rộ trở lại ở miền đông Ukraine.
Các hoạt động ngoại giao con thoi khẩn cấp được Pháp, Đức bắt tay thúc đẩy trong bối cảnh phương Tây lo ngại cuộc xung đột ở miền đông Ukraine sẽ bùng phát, sẽ leo thang vượt tầm kiểm soát và những biện pháp trừng phạt đang gây ảnh hưởng ngày càng đau đớn cho nền kinh tế Nga, từ đó tác động chính đến Châu Âu. Hơn 5.300 người đã thiệt mạng kể từ khi cuộc chiến ở miền đông Ukraine bùng lên hồi tháng 4 năm ngoái, Liên Hợp Quốc cho biết. Tình trạng đổ máu đặc biệt gia tăng trong hai tuần qua.
Washington hoài nghi về nỗ lực của đồng minh Pháp, Đức
Pháp và Đức đã trực tiếp tìm đến với Nga mà không hề tham vấn đồng minh Mỹ bất chấp việc Mỹ trong suốt thời gian qua đã luôn dẫn dắt phương Tây trong tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng như trong cách đối phó với Moscow.
Trong khi Pháp và Đức tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các nỗ lực ngoại giao thì Mỹ đang tính đến một giải pháp quân sự là cung cấp vũ khí gây sát thương cho Kiev để kết thúc cuộc chiến ở Ukraine. Vì thế, rất dễ hiểu khi Washington tỏ ra hoài nghi về bước đi mới nhất của nữ Thủ tướng Merkel và Tổng thống Hollande
"Tôi sẽ không nói việc Nga lắng nghe một dấu hiệu tích cực. Họ vẫn lắng nghe. Họ chỉ không hành động", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ bà Marie Harf đã nói như vậy về Nga.
Mỹ và phương Tây lâu nay vẫn đổ lỗi, chỉ trích cho Nga đã gây ra cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine. Phương Tây và Kiev nhiều lần cáo buộc Nga cung cấp vũ khí và binh lính cho lực lượng ly khai miền đông Ukraine trong cuộc chiến chống lại quân đội trung thành với Kiev. Tuy nhiên, Moscow kiên quyết bác bỏ cáo buộc này đồng thời thách Kiev và các nước phương Tây đưa ra được bằng chứng để chứng minh cho điều đó. (tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Mỹ cam kết thúc đẩy việc thực thi thỏa thuận Minsk Chính quyền Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy các bên xung đột tại miền Đông Ukraine thực thi đầy đủ thỏa thuận hòa bình Minsk. Binh sĩ Ukraine ở miền Đông nước này. (Ảnh: Reuters) Phát biểu trong cuộc họp báo tại Học viện Bộ Nội vụ Kiev, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu, bà Victoria Nuland...