Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ không đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Idlib
Tổng thống Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 7/9 đã không đạt được một thỏa thuận về lệnh ngừng bắn nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công của quân đội Syria vào thành trì cuối cùng của phiến quân ở Idlib.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (Ảnh: Reuters)
Theo Reuters, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm qua đã nhóm họp ở Iran để thảo luận giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Syria.
Ba nhà lãnh đạo đã nhất trí trong một tuyên bố chung sau hội nghị rằng, cuộc khủng hoảng ở Syria không thể giải quyết bằng giải pháp quân sự mà chỉ có thể bằng một tiến trình đàm phán chính trị.
Tuyên bố chung cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế đẩy mạnh hỗ trợ nhân đạo cho Syria và giúp tái thiết quốc gia này, tạo điều kiện an toàn để những người tị nạn trở về.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Tổng thống Putin và Tổng thống Rouhani đã bác bỏ lời kêu gọi của người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan về một lệnh ngừng bắn ở Syria.
Tổng thống Putin cho rằng, một lệnh ngừng bắn sẽ vô nghĩa bởi vì nó không ràng buộc đối với các nhóm Hồi giáo cực đoan có vũ trang bị coi là khủng bố. “Thực tế không có đại diện nào của phe đối lập ở đây, tại bàn đàm phán này. Hơn nữa, không có bất cứ đại diện nào của Jabhat al-Nusra, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hay quân đội chính phủ Syria. Tôi nghĩ, về cơ bản Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra quan điểm đúng đắn. Nhưng tôi không thể chắc chắn rằng những phần tử khủng bố Jabhat al-Nusra hay IS sẽ ngừng bắn hay ngừng sử dụng thiết bị không người lái mang theo bom”.
Tổng thống Rouhani cho rằng, chính phủ Syria cần phải giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ.
Về phần mình, Tổng thống Erdogan nói rằng, Thổ Nhĩ Kỳ không thể tiếp nhận thêm người tị nạn nếu một cuộc tổng tấn công vào Idlib xảy ra. Kể từ năm 2011 đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận 3,5 triệu người tị nạn từ Syria.
“Cho dù bất cứ lý do nào, một cuộc tấn công (vào Idlib) sẽ kéo theo thảm kịch. Hàng triệu người sẽ chạy qua biên giới Thổ Nhì Kỳ bởi không còn nơi nào để đi. Thổ Nhì Kỳ đã tiếp nhận quá nhiều người tị nạn”, ông Erdogan nói.
Hội nghị 3 bên giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran về cuộc khủng hoảng ở Syria diễn ra trong bối cảnh quân đội Syria được cho là chuẩn bị tấn công quy mô lớn để giành lại quyền kiểm soát Idlib. Mỹ đã lên tiếng phản đối kế hoạch tấn công này vì nó có thể khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng.
Trong khi đó Nga cho rằng, Mỹ và các đồng minh đang lên kế hoạch không kích vào Syria nhằm cản trở cuộc tiến công vào Idlib của quân đội Syria.
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Người Syria nháo nhào tháo chạy trước khi Idlib "vỡ trận"
Hàng trăm dân thường Syria vội vàng chạy khỏi Idlib vì lo sợ viễn cảnh chiến sự trong khi Tổng thống Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ họp bàn quyết định số phận của pháo đài cuối cùng nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân ở Syria.
Các lực lượng của chính phủ Syria và đồng minh của họ đã tập trung binh lực xung quanh Idlib, sẵn sàng giáng đòn tấn công vào các nhóm phiến quân tại đây.
Các cường quốc phương Tây đã cảnh báo phản đối cuộc tấn công nhưng Damascus và Moscow có vẻ cương quyết rằng là vũ lực là cần thiết để đánh bật các chiến binh thánh chiến đang thống trị Idlib. Những cuộc oanh tạc từ trên không để dọn đường cho cuộc tấn công đã được các máy bay Nga và Syria thực hiện trong những ngày gần đây, theo Cơ quan Giám sát Nhân quyền Syria.
Các cuộc oanh tạc đã khiến hàng trăm người dân vội vàng chạy trốn chiến sự trước khi một cuộc tấn công chính thức bắt đầu.
Khoảng 180 gia đình, tương đương 1.000 người đã rời bỏ nhà cửa để tới lãnh thổ phiến quân ở phía đông Syria đêm 5.9, theo Rami Abdel Rahman, người đứng đầu Cơ quan Giám sát Nhân quyền Syria.
Ông Rami cũng cho biết, những người di tản chủ yếu là người dân từ các khu vực gần lãnh thổ chính phủ Syria kiểm soát và dễ bị tổn thương nhất trong giai đoạn đầu của cuộc tấn công.
Số người chạy khỏi Idlib cho đến nay vẫn rất nhỏ so với ước tính 800.000 người - tương đương 1/4 dân số khu vực Liên Hợp Quốc cho là phải sơ tán khỏi Idlib.
Trong khi đó, một phóng viên nước ngoài ở Idlib đã thấy các đoàn xe chở các gia đình hướng về phía bắc, hướng tới các khu vực gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara vốn phản đối cuộc tấn công vào Idlib vì quan ngại dòng người tị nạn mới trên biên giới nước này.
Theo Danviet
Mỹ sẵn "đòn tổng lực" giáng trả tấn công hoá học Idlib Một tướng lĩnh cấp cao Mỹ cho biết về các "cuộc đối thoại thường lệ" về những lựa chọn quân sự nếu xảy ra tấn công hóa học tại Idlib. Một tướng lĩnh cấp cao Mỹ ngày 8/9 cho biết ông đã có "cuộc đối thoại thường lệ" với Nhà Trắng về những lựa chọn quân sự nếu Syria bỏ qua cảnh báo...