Nga, Iran hoán đổi sản phẩm dầu trong bối cảnh cùng hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt
Quan hệ Nga – Iran ngày càng được tăng cường kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.
Quan hệ Nga – Iran ngày càng được tăng cường kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Ảnh: AP
Theo hãng tin Bloomberg mới đây, Nga đã bắt đầu trao đổi các sản phẩm dầu với Iran, dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa hai quốc gia bị áp đặt các lệnh trừng phạt từ phương Tây .
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, phạm vi sản phẩm hoán đổi sẽ được mở rộng, sau cuộc họp với Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji tại Grozny.
Tại cuộc họp, hai bên cũng thảo luận về sự tham gia tiềm năng của Nga để tăng sản lượng dầu của Iran, phát triển các cảng ở Địa Trung Hải và Biển Caspi cũng như hành lang vận chuyển hàng hóa quốc tế Bắc – Nam nối Nga với Ấn Độ qua Iran.
Video đang HOT
Tehran cũng đang tìm kiếm một thỏa thuận hoán đổi khí đốt với Moskva , theo đó nước này sẽ nhập khẩu khí đốt của Nga thông qua một quốc gia trung gian để thúc đẩy xuất khẩu từ Iran, cũng như đầu tư vào một dự án và đường ống dẫn LNG bị đình trệ đến Pakistan. Ông Novak cho biết các vấn đề về hoán đổi khí “vẫn đang được giải quyết”.
Theo ông Novak, tập đoàn khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom có thể ký các thỏa thuận về các dự án ở Iran vào cuối tháng 11 này. Ông Novak nói: “Quan hệ Nga – Iran có tính chất chiến lược. Chúng tôi muốn thực hiện mọi nỗ lực để phát triển các mối quan hệ này”.
Iran và Nga đã ký các hợp đồng dầu khí trị giá 6,5 tỷ USD như một phần của biên bản ghi nhớ về các thỏa thuận lên tới 40 tỷ USD, hãng thông tấn Iran Fars News dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách các vấn đề kinh tế của Iran Mehdi Safari cho biết.
Bloomberg cho rằng, ngày càng bị cô lập bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh, Moskva và Tehran đã tìm cách làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác kinh tế và quân sự kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2 năm nay. Iran cũng nguy cơ đối mặt với nhiều lệnh trừng phạt hơn với cáo buộc từ phương Tây rằng nước này đang cung cấp vũ khí cho Nga trong cuộc xung đột với Kiev.
Tại sao Mỹ tức giận khi OPEC+ cắt giảm sản lượng lớn dầu?
OPEC đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu sâu nhất kể từ đại dịch COVID-19 năm 2020, hạn chế nguồn cung trong một thị trường vốn đã eo hẹp, gây ra một trong những cuộc đụng độ lớn nhất với phương Tây khi chính quyền Mỹ gọi quyết định bất ngờ này là "thiển cận".
Saudi Arabia cho biết ưu tiên của OPEC là "duy trì một thị trường dầu bền vững". Ảnh: unherd.com
Saudi Arabia, Nga và các nhà sản xuất dầu hàng đầu khác đã nhất trí cắt giảm sản lượng lớn hôm 5/10 để thúc đẩy giá dầu thô - một động thái bị Mỹ chỉ trích là "nhượng bộ Moskva sẽ gây tổn hại thêm cho nền kinh tế toàn cầu".
Trong một tuyên bố sau cuộc họp tại Vienna (Áo), nhóm OPEC gồm 13 quốc gia do Riyadh đứng đầu và 10 đối tác do Moskva dẫn đầu đã đồng ý giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 11 này.
Đây là mức cắt giảm lớn nhất kể từ đỉnh điểm của đại dịch COVID-19 vào năm 2020, làm dấy lên lo ngại rằng nó sẽ làm tăng giá dầu vào thời điểm mà các quốc gia đang đối mặt với lạm phát tăng cao do nhu cầu sử dụng năng lượng lớn.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Abdulaziz bin Salman, bảo vệ động thái trên, nói rằng ưu tiên của họ là "duy trì một thị trường dầu bền vững", tại một cuộc họp báo sau cuộc họp trực tiếp đầu tiên của OPEC kể từ tháng 3/2020.
Saudi Arabia cho biết việc cắt giảm tương đương 2% nguồn cung toàn cầu là cần thiết để phản ứng với việc tăng lãi suất ở phương Tây và nền kinh tế toàn cầu yếu hơn. Về phần mình, Bộ trưởng Năng lượng UAE Suheil al-Mazroui nói rằng OPEC "vẫn là một tổ chức kỹ thuật và điều rất quan trọng là quyết định vẫn mang tính kỹ thuật chứ không phải chính trị".
Nhưng quyết định này đã vấp phải sự chỉ trích ngay lập tức từ Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đã có chuyến công du gây tranh cãi tới Saudi Arabia hồi tháng 7 dưới áp lực khi Washington phải đối mặt với việc tăng giá tại các trạm nhiên liệu.
Thời điểm mà OPEC đưa ra quyết định mới nhất trên cũng không tốt cho chương trình nghị sự chính trị của ông Biden vì nó diễn ra trước cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ vào tháng tới.
"Rõ ràng là OPEC đang đứng về phía Nga với thông báo hôm nay", Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói, trong khi Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan và cố vấn kinh tế hàng đầu Brian Deese cho biết trong một tuyên bố rằng Tổng thống Biden "thất vọng vì quyết định thiển cận của OPEC ".
Hiện các đồng minh phương Tây do Mỹ đứng đầu đã tìm cách cô lập nền kinh tế Nga, vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu năng lượng, để phản ứng với chiến dịch quân sự của Moskva ở Ukraine. Theo nhật báo Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ, việc cắt giảm sản lượng dầu có thể giúp Nga hạn chế được tác động tiêu cực từ trừng phạt khi EU vừa mới thông qua một gói trừng phạt bao gồm giới hạn giá dầu của Nga.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak, người đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và đã tham dự cuộc họp trên của OPEC , cho biết áp mức trần giá sẽ có "tác động bất lợi" đối với lĩnh vực dầu mỏ toàn cầu, cảnh báo rằng các công ty Nga sẽ "không cung cấp dầu cho những nước" đưa ra mức giới hạn như vậy.
Đánh giá mới nhất về tác động toàn cầu của xung đột Nga - Ukraine Cuộc xung đột Nga - Ukraine đang định hình một trật tự thế giới mới. Ảnh minh họa: CNN. Bà Sakina, nghiên cứu viên tại mạng lưới tư vấn Balochistan, Quetta (Pakistan) bình luận trên Nhật báo Pakistan mới đây rằng xung đột Nga - Ukraine có thể được gọi là một thảm họa đa chiều. Một số quốc gia đang đứng về...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chiến thuật siết chặt gọng kìm, bao vây Kupyansk của Nga

Nga lên tiếng về kế hoạch của Mỹ cấp vũ khí cho Ukraine

Nga đẩy mạnh tấn công, uy hiếp cụm hậu cần của Ukraine tại Donbass

Hé lộ phản ứng của ông Putin khi ông Trump ra tối hậu thư

Nga dội ồ ạt hơn 400 UAV, tên lửa vào Ukraine sau tối hậu thư của Mỹ

3 tháng sau khi bị chó cắn, người đàn ông bất ngờ sợ nước rồi nguy kịch

Các nước dùng camera AI giám sát giao thông như thế nào?

Iran bắt tàu chở dầu nước ngoài trên Vịnh Oman vì cáo buộc buôn lậu

EU đề nghị Mỹ "chia sẻ gánh nặng" viện trợ vũ khí cho Ukraine

Quê nhà của ông Zelensky bị tấn công mạnh nhất từ trước đến nay

Sắp thử nghiệm thuốc ung thư do AI thiết kế trên người

Trung Quốc cách mạng hóa nông nghiệp bằng robot cắt ngọn
Có thể bạn quan tâm

Tài tử đình đám Huỳnh Anh Tuấn trước khi bị đột quỵ: Nổi tiếng cả nước nhưng giấu kín vợ con, đời tư
Sao việt
13:20:49 17/07/2025
Nam thần F4 tuyên bố mắc bệnh lạ, vội vã tái hợp cùng nhóm vì sợ không còn cơ hội
Sao châu á
13:16:25 17/07/2025
Động thái mới từ Tập đoàn FLC sau khi kết thúc xét xử vụ án Trịnh Văn Quyết
Pháp luật
13:06:01 17/07/2025
Vụ ô tô tông hàng loạt phương tiện: Tài xế say rượu gây tai nạn là giảng viên cao đẳng y tế
Tin nổi bật
13:01:01 17/07/2025
Mùa hè có thứ này là "vũ khí tạo khí chất", vừa trẻ trung vừa tinh tế, đẹp đến nao lòng!
Thời trang
12:59:40 17/07/2025
Chăm sóc làn da cho phụ nữ bước vào tuổi 40
Làm đẹp
12:50:44 17/07/2025
Drama Kylie - Kendall Jenner đu bám tỷ phú bỏ mặc người nhà: Bóc trần sự thật đằng sau
Sao âu mỹ
12:47:19 17/07/2025
Máy tính xách tay Windows 11 sẽ có thời lượng pin 'trâu hơn'
Đồ 2-tek
12:43:48 17/07/2025
Microsoft mang tin vui cho hàng triệu người dùng laptop Windows
Thế giới số
12:28:10 17/07/2025
Top 3 cung hoàng đạo phát tài ngày 18/7: Thần may mắn gõ cửa, quý nhân trợ lực
Trắc nghiệm
12:27:35 17/07/2025