Nga, Iran đang tạo ảnh hưởng ở Trung Đông đúng luật
Ngoại trưởng Nga đã lấy Iran làm ví dụ về việc Mỹ không thể áp đặt được trật tự thế giới theo cách của họ, đặc biệt với Trung Đông.
Hôm 7/5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif có cuộc đàm phán tại Moscow. Sau đó, ông Lavrov đã đưa ra những nhận định về vấn đề Iran với toàn bộ khu vực Trung Đông.
Ông Lavrov mở lời: “Mọi điều trên thế giới này đều được kết nối với nhau. Chúng tôi thường xuyên nghe được những tuyên bố của Mỹ về sự cần thiết phải chấm dứt ảnh hưởng của Iran không chỉ ở Syria mà cả khu vực.
Rõ ràng với mọi người rằng điều này là không thực tế. Và tất nhiên, chạy theo chính sách kìm chế ảnh hưởng của Iran tại Trung Đông là một hành động thiếu nghiêm túc và bất bình thường của Washington”.
Ngoại trưởng Nga nói thêm: “Bất kỳ quốc gia nào lớn như Iran, Arab Saudi hoặc bất kỳ quốc gia có trọng lượng nào trong khu vực đều quan tâm đến việc tác động ảnh hưởng đến những gì diễn ra xung quanh họ.
Ngoại trưởng Nga Lavrov thân mật với Ngoại trưởng Iran Zarif
Video đang HOT
Điều quan trọng nhất là cách tạo ảnh hưởng đó phải hợp pháp, minh bạch và phù hợp với các quy chuẩn của luật pháp quốc tế. Sự hiện diện ở Iran, cũng như sự hiện diện của Liên bang Nga tại Cộng hòa Arab Syria là một ví dụ, chúng tôi dựa trên những nguyên tắc quốc tế một cách chính xác”.
Ông Lavrov nhấn mạnh tính chính danh, phù hợp với các công ước quốc tế, LHQ công nhận: “Iran, giống như Nga, đã nhận được lời mời của chính phủ hợp pháp Syria. Và Moscow cùng Tehran đang hỗ trợ chính phủ ấy trong cuộc chiến chống lại khủng bố. Tất nhiên, Mỹ sẽ không thể gây áp lực để Iran rút khỏi đây, đó là công chuyện nội bộ và hợp pháp của hai quốc gia có chủ quyền”.
Với lời phát biểu này của Ngoại trưởng Sergei Lavrov, Nga đã xác thực hai vấn đề rất khôn khéo: Thứ nhất, Iran, cũng như Nga có mặt ở Syria là hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế. Họ có mặt ở đây là do Syria – một quốc gia, một chính thể được Liên Hợp Quốc công nhận mời đến.
Họ đến với nhiệm vụ cùng tham gia vào công cuộc chống khủng bố, phù hợp hoàn toàn với quan điểm chống khủng bố mà Liên Hợp Quốc đặt ra. Các hoạt động quân sự của Iran hay Nga tại Syria không nhằm làm hỗn loạn tình hình và gia tăng bất ổn ở khu vực Trung Đông này.
Thứ hai, qua những lời khẳng định của mình, Nga đã tái khẳng định: người chủ chính thức và duy nhất ở mảnh đất Syria này là chính quyền Syria, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bashar al-Assad, được chọn từ những lá phiếu của người dân và được Liên Hợp Quốc công nhận về tính hợp pháp.
Binh sĩ Iran huấn luyện chiến đấu cho tân binh Syria tại căn cứ gần Damascus
Như vậy, một chính quyền hợp pháp mời bạn bè quốc tế – là các chính thể từ những quốc gia có chủ quyền đến giúp đỡ vấn đề của nước mình. Nga không phản bác quan điểm Mỹ cáo buộc về việc Moscow hay Tehran đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông.
Tuy nhiên, Nga chỉ làm sáng tỏ vấn đề về việc dù có thực hiện mục đích gia tăng hiện diện, ảnh hưởng địa chính trị ở khu vực thì cả Moscow hay Tehran đều là những người khách lịch sự. Họ đến theo lời mời của nước chủ nhà, giúp Syria chống khủng bố IS.
Ngoại trưởng Nga một lần nữa đã khẳng định: Vị thế của Iran, Nga khi tiếp cận vấn đề Syria hoàn toàn khác với vị thế của Mỹ và những người đồng minh trong liên minh chống khủng bố do Washington tự lập ra. Mỹ đang hiện diện ở Syria như những vị khách không mời.
Và phong cách “tự nhiên” này dường như đã trở thành học thuyết, thành sách lược của Washington. Họ đã lạm dụng quyền lực để phát động cuộc chiến ở Afghanistan, rồi Iraq, Libya và cả Syria trước đây. Còn hiện tại, Washington nấn ná ở lại miền Đông Syria dù đã bị chủ nhà đuổi thắng, và họ cũng đang tìm cách can thiệp vào Venezuela với chính sách như vậy.
Đỗ Tú
Theo Datviet
Zelensky vừa nhậm chức đã phải đối phó cú đòn của Putin
Tổng thống đắc cử Ucraine Volodimyr Zelensky chưa chính thức nhậm chức thì đã phải đối phó cú đòn của tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống đắc cử Ukraine Zelensky.
Ông Putin không chúc mừng ông Zelensky đã được bầu làm tổng thống mới của Ukraine mà ra sắc lệnh tạo điều kiện thuận lợi và xử lý nhanh việc người dân Ukraine ở những vùng lãnh thổ ly khai chính phủ Ukraine nhận hộ chiếu Nga, tức là được coi như công dân Nga, có quốc tịch Nga và được nhà nước Nga bảo hộ mọi quyền công dân. Sắc lệnh này của ông Putin còn áp dụng cho cả những người Ucraine hiện đang sống và làm việc ở Nga. Ông Putin còn đo xa hơn cả như thế khi ngỏ ý rằng nước Nga sẵn sàng cho tất cả hơn 40 triệu người Ukraine nhập quốc tịch Nga. Ông Zelensky đáp trả bằng ý định sẽ cho phép công dân Nga dễ dàng nhập quốc tịch Ukraine. Trên danh nghĩa và về chính trị, như thế là có đo có lại và ăn miếng trả miếng, là ngang bằng và người sao ta vậy. Trên thực tế đâu có mấy người Nga xin nhập quốc tịch Ucraine trong khi sẽ có nhiều triệu người Ukraine muốn nhập quốc tịch Nga.
Báo chí Phương Tây cho rằng ông Putin tung ra chiêu thức này để nhằm giải quyết vấn đề suy giảm dân số hiện tại ở Nga. Có thể như vậy nhưng cũng có thể không hẳn như vậy. Điều chắc chắn là nếu có như vậy thì đấy không phải là mục đích hàng đầu của ông Putin. Ngay trước cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraine mà kết quả của mọi cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy ông Selensky sẽ đánh bại tổng thống đương nhiệm Petro Poroshenko - người luôn coi Nga như kẻ thù không đội trời chung của Ukraine -, Nga đã tung đòn ngừng cung ứng dầu và sản phẩm từ dầu cho Ukraine từ đầu tháng 6 này, tức là làm cho Ukraine bị thiếu hụt ngay 40% khối lượng cung ứng để đáp ứng nhu cầu. Ông Putin không chúc mừng ông Zelensky đắc cử tổng thống và giờ kích hoạt cái gọi là "cuộc chiến hộ chiếu" hay nói cho văn vẻ hơn là chơi "ngoại giao hộ chiếu".
Cái hiểm ở đây là hệ luỵ và tiền lệ. Một khi Nga đã cấp hộ chiếu cho người Ukraine ở Ukraine thì những người này đồng thời là công dân Nga và Nga có trách nhiệm bảo hộ. Phương Tây và phía Ukraine lo ngại rằng ông Putin ban hành sắc lệnh này để khi cần sẽ có cớ chính thức can thiệp chính trị cũng như quân sự vào Ukraine bởi chỉ cần những công dân mới này "kêu cứu" thì phía Nga có lý do chính đáng và hợp pháp để hành động mà các đối tác bên ngoài không thể phê trách gì được. Phương Tây và phía Ukraine có lý do để lo ngại vì đã có tiền lệ là Nga đã cấp hộ chiếu Nga cho những người ở vùng Nam Ossetia và Abkhazia ly khai Grudia và năm 2008 đã dùng chính lý do ấy để can thiệp quân sự vào hai khu vực lãnh thổ này.
Không có gì là khó hiểu khi Nga không muốn ông Poroshenko tiếp tục cầm quyền ở Ukraine. Nhưng Nga thừa hiểu là ông Zelensky cũng không thân thiện với Nga, có thể sẽ xử lý khác người tiền nhiệm chuyện quan hệ của Ukraine với Nga, nhưng chắc chắn cũng lại cứng rắn với Nga. Ở ông Poroshenko, Nga có thể dự liệu được người này sẽ hành xử như thế nào trong khi ở ông Zelensky Nga không thể biết người này ngày mai sẽ hành xử như thế nào trong quan hệ của Ucraine với Nga và trong mọi chuyện có liên quan đến lợi ích của Nga.
Trong bối cảnh tình hình như thế, cuộc chiến hộ chiếu giữa Nga và Ukraine phản ánh ông Putin không thật sự tin tưởng rằng mối quan hệ song phương này sẽ được cải thiện ở thời Ukraine có tổng thống mới. Nó cho thấy phía Nga tiếp tục gia tăng áp lực và gây khó cho chính quyền Ukraine. Nó phục vụ cho mưu tính của Nga là tạo thế và tăng thế trong quan hệ với Ukraine để nếu rồi đây có đối thoại trực tiếp với Ucraine thì cũng ở trên thế mạnh hay như nếu tiếp tục khuôn khổ đàm phán 4 bên ở Minsk (Belarus) thì cũng ở thế có lợi nhất cho Nga.
Qua đó cũng còn có thể thấy là Nga hiện không sốt ruột hay vội vàng với việc giải quyết mọi vấn đề liên quan đến Ukraine. Một khi đã chấp nhận và có đối sách thích ứng với những biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU thì Nga không có nhu cầu cấp thiết về giải quyết mọi vấn đề liên quan đến Ucraine. Những vấn đề này càng dai dẳng thì trong thực chất càng thêm bất lợi cho EU, Nato và chính quyền ở Ukraine chứ không phải cho Nga.
Ngoại trưởng Iran nói về khả năng chiến tranh với Mỹ Tehran không muốn có chiến tranh với Mỹ, nhưng sẽ tự bảo vệ mình nếu Mỹ khởi xướng cuộc đụng độ với Iran, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif nói với Sputnik. "Rõ ràng, những người bắt đầu cuộc chiến của Mỹ với Iraq năm 2003, đang cố gắng kích hoạt một cuộc chiến khác với Iran. Đó là sự tự sát đối...