Nga-Indonesia tập trận hải quân chung lần đầu tiên
Nga và Indonesia đã tổ chức ngoài khơi bờ biển đảo Sulawesi cuộc tập trận chung đầu tiên của hải quân. Các đơn vị đặc nhiệm của hai bên diễn tập nghiệp vụ chống hải tặc.
Đoan tau thuôc Ham đôi Thai Binh Dương Nga tơi Indonesia đê tham gia cuôc tâp luyên chung.
Tham gia cuộc tập trận phía Nga có các đại diện của hạm đội Thái Bình Dương gồm tàu khu trục săn tàu ngầm cỡ lớn Đô đốc Panteleyev và tàu kéo cứu hộ Foty Krylov – là tàu có công suất lớn nhất trên thế giới thuộc hạng này.
Các binh sĩ đặc nhiệm Nga và Indonesia đã thực hiện các thao tác giải phóng tàu bị cướp biển chiếm đóng. Thủy thủ Nga cũng chia sẻ kỹ thuật tác chiến được sử dụng trong quá trình giải phóng tàu chở dầu Đại học Mátxcơva hồi tháng 5/2009 tại Vịnh Aden.
Video đang HOT
Từ hôm 25/5, đoan tau chiên thuôc Ham đôi Thai Binh Dương cua Hai quân Nga, trong đó có tàu Đô đốc Panteleyev và tàu kéo cứu hộ Foty Krylov, đa tơi Indenesia vơi chuyên thăm hưu nghi.
Đoan tau đã câp bên ơ cang Makasar đên ngay 27/5. Trong khuôn khô chuyên đi nay, ngoài cuôc tâp luyên chung vê cưu trơ trên biên, hai bên còn tổ chức hôi nghi chung thao luân vân đê bao vê đương hang hai khoi cươp biên.
Theo Dân Trí
Vụ cướp tàu bất thành ở Nam Côn Đảo
Bốn thuyền viên định cướp tàu cá bỏ trốn ra nước ngoài.
Ngày 26-5, đồn biên phòng Phước Tỉnh (huyện Long Điền, Bà Rịa-Vũng Tàu) đã bàn giao Phạm Bá Đức, Huỳnh Văn Thế, Lê Tấn Mã (cùng quê Nghệ An) và Tạ Ngọc Sang cho Công an huyện Long Điền để lập hồ sơ điều tra xử lý về hành vi cướp tài sản. cả bốn định cướp hai tàu cá đang ngoài khơi Nam Côn Đảo.
Vừa đi biển đã cướp tàu
Trước đó, ngày 13-5, cặp tàu mang biển kiểm soát BV 4842 TS và BV 5124 TS do ông Nguyễn Văn Hiến (ngụ ấp Phước An, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền) làm chủ ra khơi đánh bắt. Tàu BV 4842TS do tài công Nguyễn Văn Cường (tạm trú ấp Phước An) điều khiển. Trên tàu, ngoài tài công Cường còn có 10 người khác do ông Hiến thuê đi cùng trên tàu. Trong đó có Đức, Thế, Mã, Sang. Bốn người này do một người quen giới thiệu với ông Hiến và ông đồng ý thuê họ đi biển chuyến này. Còn chiếc tàu biển số BV 5124 TS nhỏ hơn chỉ có ba người do anh Trần Đức Hòa làm tài công, chạy cặp tàu BV 4842TS không xa.
Con tàu bị cướp được lai dắt về neo đậu tại trạm kiểm soát đồn biên phòng Phước Tỉnh. Ảnh: TK
Ra khơi được hai ngày, bỗng dưng nhóm bốn người của Đức đòi tàu quay về bờ, tài công Cường không chấp nhận. Sau khi tàu ra khu vực Nam Côn Đảo đánh bắt được một tuần, khoảng 20 giờ ngày 22-5, tàu bất ngờ tắt máy. Anh Cường cùng máy trưởng Nguyễn Văn Minh (em ruột anh Cường) xuống hầm máy kiểm tra. Không ngờ Đức và Sang phục sẵn tại đây, đóng cửa hầm lại để nhốt anh Cường và Minh. Tiếp theo, nhóm Đức dùng dao, ống tuýp đe dọa, khống chế các thuyền viên còn lại để cướp tàu. Sau khi đạt được mục đích, Đức mở cửa hầm buộc anh Cường gọi tàu BV 5124 TS cặp sát tàu BV 4842TS. Ý định của Đức là sẽ khống chế để cướp luôn tàu trên. Khi anh Cường gọi xong, Đức giật máy bộ đàm đập nhằm cắt đứt liên lạc với đất liền. Đồng thời, Đức đập bóng điện, cắt hệ thống liên lạc, điện thoại di động, máy định vị trên tàu trong thời gian chờ tàu nhỏ của anh Hòa chạy đến.
Truy bắt "hải tặc"
Anh Trần Đức Hòa kể: "Tàu tôi đậu cách đó không xa, hai tàu thường xuyên liên lạc với nhau. Bỗng dưng thấy anh Cường gọi bảo cặp tàu đột ngột, nhìn qua tàu BV 4842TS tối mù, tôi cảm thấy dấu hiệu bất an. Mặc dù phía tàu lớn ra tín hiệu kêu lại gần nhưng tôi vẫn giữ khoảng cách. Do tàu nhỏ, tôi không thể điện về cho ông Hiến (chủ tàu) nên chỉ phát tin sang những tàu khác đang đánh cá gần đó nhờ họ báo động giùm".
Thấy tàu của anh Hòa không chịu áp sát theo dự tính, nhóm cươp tau chủ động đuổi theo. Hơn 30 phút không tiếp cận được tàu nhỏ, nhóm Đức cho tàu đổi hướng chạy thẳng tới hải phận Indonesia. Trên đường tháo chạy, chúng nhúng vật dụng trên tàu vào dầu để sẵn sàng thiêu hủy tàu nếu bị dồn vào thế đường cùng.
"Lúc đó có sáu tàu cá Kiên Giang đang ở gần khu vực xảy ra vụ cướp tàu, nghe tin báo liền đuổi theo bọn cướp. Trên đường tháo chạy về hướng Indonesia, tàu BV 4842TS bỗng dưng bị trục trặc cong chân vịt nên tốc độ phải giảm lại. Nhờ đó, sáu tàu cá Kiên Giang đuổi kịp, cùng phối hợp bao vây để khống chế bốn kẻ cướp tàu, bắt chúng giao đồn biên phòng" - anh Hòa kể tiếp.
Chiều 27-5,trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Trung úy Nguyễn Bá Cường, Đội phó Đội Trinh sát, đồn biên phòng Phước Tỉnh, cho biết: "Nhận được tin báo của gia đình ông Hiến, chủ tàu BV 4842 TS, đồn đã phát tín hiệu tới những tàu cá đang đánh bắt gần đó đến hỗ trợ. chúng tôi đang xác minh số hiệu các tàu cá Kiên Giang tham gia để đề xuất khen thưởng, biểu dương kịp thời".
Theo Pháp Luật TP
Quân đội Trung Quốc kếu gọi tấn công vào sào huyệt của cướp biển Quân đội Trung Quốc đã kêu gọi các lực lượng vũ trang quốc tế tiến hành các chiến dịch tấn công vào các vị trí trọng yếu của lực lượng cướp biển trên đất liền với hy vọng tiêu diệt được cơ sở vật chất của hải tặc. Động thái trên của quân đội Trung Quốc được đánh giá là một trong những...