Nga hủy bỏ sắc lệnh nhạy cảm với Moldova
Nga đã thu hồi một sắc lệnh năm 2012, trong đó có phần củng cố chủ quyền của Moldova liên quan đến việc giải quyết tương lai của Transnistria – một khu vực ly khai giáp với Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (ngồi giữa) ký các văn bản quan trọng tại Điện Kremlin ngày 30/9/2022. Ảnh: Kremlin/EPA
Theo hãng tin Reuters, việc hủy sắc lệnh năm 2012 đã được công bố trên trang web của Điện Kremlin cùng với tuyên bố rằng quyết định này được đưa ra để “đảm bảo lợi ích quốc gia của Nga liên quan đến những thay đổi sâu sắc đang diễn ra trong quan hệ quốc tế”.
Sắc lệnh năm 2012 cam kết Nga tìm cách giải quyết vấn đề ly khai “dựa trên sự tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và tình trạng trung lập của Moldova trong việc xác định tình trạng đặc biệt của Transnistria”.
Bộ Ngoại giao Moldova cho biết họ sẽ “nghiên cứu kỹ lưỡng” vấn đề này. Alexandru Flenchea, Chủ tịch Ủy ban Kiểm soát chung trong khu vực an ninh xung quanh Transnistria của Moldova, cho biết việc hủy bỏ trên không có nghĩa là Moskva đang từ bỏ khái niệm về chủ quyền của Moldova.
Video đang HOT
Ông Flenchea nói với kênh truyền hình Publika-TV: “Sắc lệnh là một tài liệu chính sách đối ngoại của Nga. Moldova và Nga có một thỏa thuận chính trị cơ bản quy định sự tôn trọng lẫn nhau đối với sự toàn vẹn lãnh thổ hai nước”.
Điện Kremlin từng cảnh báo rằng mối quan hệ của Nga với Moldova, quốc gia tuần trước đã bổ nhiệm một thủ tướng mới thân phương Tây, người tuyên bố sẽ theo đuổi nỗ lực gia nhập EU, là rất căng thẳng. Moskva cũng cáo buộc Moldova theo đuổi một chương trình nghị sự chống Nga.
Nằm giữa Romania và Ukraine, Moldova, một trong những quốc gia nghèo nhất châu Âu, được lãnh đạo bởi Tổng thống Maia Sandu kể từ năm 2020 với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Mỹ và EU.
Ngày 21/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp bà Sandu ở Ba Lan để khẳng định sự ủng hộ của Washington.
Ông Biden, đến Warsaw trong chuyến đi đánh dấu kỷ niệm một năm ngày xung đột Nga – Ukraine nổ ra, đã trấn an các nước Đông Âu khác đang lo lắng về việc duy trì nền độc lập của họ.
“Tổng thống Biden đã tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Moldova” trong cuộc gặp với Tổng thống Moldova Maia Sandu, Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.
Theo tuyên bố, ông Biden nhấn mạnh sự hỗ trợ liên tục của Mỹ để giúp Moldova tăng cường khả năng phục hồi chính trị và kinh tế, bao gồm chương trình cải cách dân chủ và an ninh năng lượng, đồng thời giải quyết các tác động của cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Moskva cảnh báo Moldova không đe dọa binh sĩ Nga ở Transnistria
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 1/9 cảnh báo Moldova rằng việc đe dọa an ninh đối với quân đội Nga tại khu vực ly khai Transnistria có nguy cơ gây ra đối đầu quân sự với Moskva.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Sputnik
"Mọi người nên hiểu rằng bất kỳ hành động nào đe dọa đến an ninh của quân đội chúng tôi (ở Transnistria) sẽ được luật pháp quốc tế coi là một cuộc tấn công vào Nga, như trường hợp ở Nam Ossetia khi lực lượng gìn giữ hòa bình của chúng tôi bị tấn công bởi (cựu Tổng thống Gruzia Mikheil) Saakashvili", ông Lavrov nói.
Transnistria, nơi chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Moskva, đã xuất hiện một loạt cuộc tấn công lẻ tẻ vào tháng 4, làm gia tăng căng thẳng vốn đã lên cao sau cuộc xung đột ở Ukraine, nước giáp biên giới với Moldova.
Ví dụ, hai vụ nổ đã làm hư hỏng cột phát sóng từ thời Liên Xô của đài phát thanh Nga từ một ngôi làng ở vùng Transnistria hôm 26/4, khiến Tổng thống Moldova phải triệu tập một cuộc họp an ninh khẩn cấp.
Nga đã đóng quân gìn giữ hòa bình ở Transnistria từ đầu những năm 1990, khi một cuộc xung đột vũ trang dẫn đến lực lượng ly khai giành phần lớn khu vực khỏi sự kiểm soát của Moldova. Nga cho biết quân đội của họ ở đó để duy trì hòa bình và ổn định, nhưng Moldova muốn Moskva rút lực lượng của mình.
Chính quyền ở Chisinau, từng nhấn mạnh rằng họ cam kết đối thoại hòa bình vì tương lai của khu vực, cho biết sẽ triệu tập quyền đại sứ Nga để nêu rõ lập trường của mình.
"Chisinau vẫn hoàn toàn cam kết đối thoại hòa bình ở (Transnistria) và kêu gọi Nga rút quân khỏi lãnh thổ của chúng tôi. Bất kỳ đề xuất nào về một cách tiếp cận khác đều không có cơ sở. Để làm rõ những điều trên, Ngoại trưởng Nicu Popescu đã quyết định triệu quyền Đại sứ Nga đến Bộ Ngoại giao Moldova", Daniel Voda, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Moldova, nêu rõ.
Người phát ngôn trên cũng nhấn mạnh quyền của tất cả các nhóm thiểu số - bao gồm cả những người nói tiếng Nga - ở Moldova đã được đảm bảo.
Nga cảnh báo mối quan hệ với Moldova rất căng thẳng Theo hãng tin Reuters, Điện Kremlin ngày 20/2 cảnh báo quan hệ của Nga với Moldova "rất căng thẳng" và cáo buộc các nhà lãnh đạo Moldova theo đuổi chương trình nghị sự chống Moskva. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: Reuters Quốc hội Moldova tuần trước đã thông qua một chính phủ thân phương Tây mới khi chính quyền trước...