Nga hướng tới Đông Nam Á giữa ganh đua Mỹ – Trung
Trong chuyến thăm Nga tháng trước, Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing gặp giới chức công nghiệp quốc phòng, thăm một xưởng đóng tàu và nhà máy trực thăng.
“Nhờ Nga, quân đội của chúng tôi đã trở thành một trong những lực lượng mạnh nhất khu vực”, Thống tướng Min Aung Hlaing, lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar, nói với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong chuyến công du cuối tháng 6, nơi ông được trao danh hiệu giáo sư danh dự.
Theo bình luận viên Dimitri Simes của Nikkei , một số lãnh đạo khác tại Đông Nam Á có lẽ cũng mang quan điểm tương tự. Vai trò của Nga tại Đông Nam Á trở nên mờ nhạt sau Chiến tranh Lạnh, nhưng sự hiện diện của Moskva tại khu vực này giờ đây dường như đang ngày càng rõ ràng hơn, chủ yếu nhờ các hợp đồng vũ khí, ngoại giao vaccine và nỗ lực tăng cường quan hệ thương mại.
“Giữa lúc Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng, cùng việc các nước ASEAN gặp nhiều trở ngại khi xử lý cuộc khủng hoảng ở Myanmar, Nga đang tự khẳng định họ là một đối tác đang trỗi dậy”, Simes nhận định.
Dmitry Mosyakov, chuyên gia về Đông Nam Á tại Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, lý giải rằng quan hệ xuống dốc với phương Tây đã khơi lại mối quan tâm của Moskva đối với Đông Nam Á. Khu vực này trở thành ưu tiên hàng đầu nhờ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, cùng vị trí chiến lược giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) tiếp Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing tại Moskva hôm 22/6. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
“Nếu chỉ nhìn vào các con số thương mại và đầu tư, Nga dường như không phải một bên quan trọng. Nhưng khi xét đến lĩnh vực an ninh, Nga ngang tầm với Mỹ và Trung Quốc, đồng thời có thể thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực bất cứ lúc nào. Bạn không cần đạt đến kim ngạch thương mại 500 tỷ USD để có tầm ảnh hưởng ở Đông Nam Á, mà chỉ cần cung cấp những vũ khí hiện đại nhất của Nga”, Mosyakov phân tích.
Trên thực tế, Nga là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Đông Nam Á từ năm 2000 đến 2019 với doanh thu 10,7 tỷ USD. Trong khi đó, con số này của Mỹ và Trung Quốc vào cùng kỳ lần lượt là 7,9 tỷ USD và 2,6 tỷ USD, theo dữ liệu tổng hợp từ Viện Nghiên cứu Hòa Bình Quốc tế Stockholm tại Thụy Điển và Viện ISEAS – Yusof Ishak tại Singapore.
Video đang HOT
Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, chỉ ra một số lý do giúp Nga dẫn đầu thị trường. Đầu tiên, các nhà xuất khẩu vũ khí Nga ít e dè hơn so với Mỹ hoặc châu Âu trong việc bán những mặt hàng mới nhất cho Đông Nam Á, giá lại rẻ hơn mà không có ràng buộc chính trị rõ ràng. Ngoài ra, Nga còn đồng ý thanh toán bằng hình thức hàng đổi hàng đối với những nước thiếu dự trữ ngoại hối.
Myanmar là một trong những “khách hàng” Đông Nam Á nổi bật gần đây của Nga. Từ năm 2010 đến 2019, Nga đã bán số vũ khí ước tính trị giá 807 triệu USD cho Myanmar, đứng thứ hai sau Trung Quốc với 1,3 tỷ USD. Hồi tháng một, Nga đồng ý cung cấp hệ thống tên lửa đất đối không, máy bay trinh sát không người lái và hệ thống radar cho nước này.
Min Aung Hlaing, người có 7 chuyến thăm Nga trong thập kỷ qua, đi đầu nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc phòng giữa Moskva và Naypyidaw. Ngoài mua vũ khí, Thống tướng Myanmar năm ngoái cho biết hơn 6.000 sĩ quan nước này đã theo học tại các trường quân sự của Nga, nói thêm rằng những sĩ quan này có triển vọng nghề nghiệp tốt nhờ nói được tiếng Nga và quen thuộc với công nghệ Nga.
Mối liên hệ giữa hai bên càng gia tăng sau cuộc đảo chính ở Myanmar hồi tháng 2. Nga đã phản đối nỗ lực áp thêm lệnh trừng phạt Myanmar của phương Tây, đồng thời là nước đầu tiên cử quan chức cấp cao đến Myanmar sau đảo chính, với chuyến thăm của Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin.
Hồi tháng 5, tư lệnh không quân Myanmar Maung Maung Kyaw dẫn đầu một phái đoàn quân sự đến Moskva tham dự một triển lãm trực thăng. Hãng thông tấn độc lập của Myanmar Irrawaddy cho biết họ đã thảo luận “20 siêu dự án, bao gồm mua vũ khí và khí tài quân sự”.
Mặc dù bán vũ khí là “át chủ bài” tại Đông Nam Á, không thể phủ nhận hoạt động thương mại và đầu tư của Nga tại khu vực bị tụt lại so với Mỹ, Trung Quốc, Nhật và châu Âu. Bên cạnh đó, một số nước tỏ ra cảnh giác với những lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Indonesia được cho là sẽ rút lại kế hoạch mua tiêm kích Su-35, trong khi một hợp đồng mua trực thăng của Philippines dường như cũng bên bờ vực.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 được cho là trao cho Nga cơ hội chứng minh họ không chỉ có máy bay và vũ khí, khi nhiều nước Đông Nam Á tìm đến vaccine Sputnik V. Nhiều nước trong khu vực đã đặt hàng loại vaccine mà Tổng thống Nga Vladimir Putin ca ngợi “đáng tin cậy như súng trường AK”. Dữ liệu thử nghiệm đăng trên tạp chí y khoa Lancet cho thấy Sputnik V đạt hiệu quả lên tới 91,6%.
Indonesia và Nga được cho là đang thảo luận về khả năng hợp tác sản xuất vaccine, trong khi Thái Lan hồi tháng 4 cho biết Putin đã cam kết sắp xếp nguồn cung cho họ. Malaysia cũng đặt 6,4 triệu liều Sputnik V, dù cơ quan quản lý dược phẩm nước này chưa phê duyệt.
Hôm 9/7, Min Aung Hlaing cho biết 2 triệu liều Sputnik V sẽ đến Myanmar bắt đầu từ tháng này. Philippines tuần trước cũng nhận được thêm 170.000 liều. Trong khi đó, Việt Nam đang đàm phán mua thêm 40 triệu liều Sputnik V với Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga, sau khi nhận được 1.000 liều.
Lô vaccine Sputnik V của Nga đến sân bay quốc tế tại Manila, Philippines, hôm 1/5. Ảnh: AFP .
“Tôi nghĩ Sputnik V đã giúp quảng bá năng lực và ngành thương mại của Nga tới nhiều chính phủ và cá nhân tại khu vực Nam và Đông Nam Á, những nơi chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch với Nga. Một sản phẩm thành công, được giao đúng hẹn với những điều khoản hợp lý sẽ giúp tăng cường sự quen thuộc, tin cậy và thậm chí là tình hữu nghị, điều được coi là quyền lực mềm”, Chris Devonshire-Ellis, đối tác sáng lập công ty tư vấn Dezan Shira & Associates, đánh giá.
Ngoài Sputnik V, Nga được cho là còn có thể thay đổi hình ảnh thông qua khối thương mại tự do Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU). Được thành lập vào năm 2015, EAEU bao gồm Nga, Kazakhstan, Belarus, Armenia và Kyrgyzstan, tạo nên thị trường có tổng cộng 183 triệu người và GDP 5.000 tỷ USD.
Việt Nam là nước đầu tiên ký hiệp định thương mại tự do với EAEU vào năm 2015, tiếp đó là Singapore hồi năm 2019. Bộ trưởng Thương mại Indonesia Muhammad Lutfi gần đây cũng công bố kế hoạch thành lập một khu vực thương mại tự do với EAEU vào tháng 9.
Devonshire-Ellis cho rằng EAEU hấp dẫn các nước Đông Nam Á bởi mang lại thị trường tương đối rộng lớn, nhưng không cạnh tranh hoặc đòi hỏi cao như Liên minh châu Âu (EU). “Mặc dù Nga, thành viên chủ chốt của EAEU, là nhà sản xuất lớn, họ không xuất khẩu ồ ạt những sản phẩm có tính cạnh tranh khiến nhiều nước e dè như khi tiến hành thương mại tự do với Trung Quốc”, chuyên gia nhận định.
Devonshire-Ellis bổ sung rằng đối với các nhà xuất khẩu Đông Nam Á, Nga còn nằm trên tuyến đường giao thông thuận lợi đến khu vực châu Âu và Trung Á. Vận chuyển hàng hóa tới EU thông qua Vladivostok có thể giúp cắt giảm thời gian giao hàng đến 50% so với đi qua kênh đào Suez.
Dù chưa rõ các nước ASEAN sẽ tăng cường hợp tác sâu rộng với Nga đến đâu, hai bên đã có “Kế hoạch Hành động Toàn diện” để hợp tác về mọi mặt, từ an ninh, thành phố thông minh, đến y tế và quản lý thiên tai trong giai đoạn 2021-2025. Theo chuyên gia Koh của Singapore, một số nước Đông Nam Á từ lâu đã kỳ vọng Nga sẽ “bắt tay” nhiều hơn với khu vực.
“Nga chắc chắn có thể đóng vai trò lớn hơn, bởi họ là một cường quốc và thực sự có khả năng trở thành đối tác quan trọng với nhiều nước Đông Nam Á. Càng nhiều bên càng tốt, nên vai trò của Nga chắc chắn quan trọng”, Koh kết luận.
Nga cam kết củng cố quan hệ quân sự cùng Myanmar
Theo Hãng tin RIA của Nga ngày 23-6, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing rằng Matxcơva sẵn sàng cam kết củng cố quan hệ quân sự cùng Myanmar.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing tại Matxcơva, Nga, ngày 22-6 - Ảnh: REUTERS
"Chúng tôi quyết tâm duy trì nỗ lực chung nhằm củng cố quan hệ song phương dựa trên sự thấu hiểu, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau - những điều vốn có giữa hai nước", RIA trích lời ông Shoigu.
Ông Min Aung Hlaing đến thủ đô Matxcơva của Nga tuần này (từ ngày 22 đến 24-6) để tham dự Hội nghị Matxcơva về an ninh quốc tế.
Hồi tháng 3-2021, Chính phủ Nga từng thể hiện quan ngại đối với số thường dân tử vong sau các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh tại Myanmar tăng cao.
Quốc gia Đông Nam Á này rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi quân đội giành lại quyền kiểm soát từ ngày 1-2.
Theo AFP, Nga hiện tại được xem như một đồng minh chính trị và là nhà cung cấp vũ khí lớn cho quân đội Myanmar. Thống kê của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho thấy Myanmar là nước mua vũ khí Nga nhiều thứ hai ở Đông Nam Á, với 1,5 tỉ USD khí tài các loại giai đoạn 1999 - 2018.
Còn theo Hãng tin Reuters, Matxcơva cung cấp nhiều khóa huấn luyện quân sự và học bổng đại học cho hàng ngàn binh sĩ Myanmar.
Phương Tây còn hoài nghi, Nga tung video rút quân gần biên giới Ukraine Nga thông báo, lực lượng binh sĩ của nước này ở bán đảo Crimea và gần biên giới với Ukraine đã bắt đầu rút về các căn cứ thường trực từ ngày 23/4. Nga tung video rút quân gần biên giới Ukraine Nga bắt đầu rút bớt quân khỏi Crimea hôm 23/4 (Ảnh: TASS). Bộ Quốc phòng Nga ngày 23/4 công bố một...