Nga hướng mục tiêu giành trọn Donbass
Thành công tại Luhansk giúp Nga tiến thêm một bước đến mục tiêu giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng Donbass và chiến sự được dự báo vẫn quyết liệt trong giai đoạn kế tiếp.
Với việc kiểm soát phần lớn khu vực Donbass ở miền đông Ukraine, Nga có thể tập trung lực lượng để tiến sâu hơn về hướng tây và hướng nam. Trong khi đó, phương Tây đang chịu sức ép phải cung cấp thêm vũ khí uy lực cho Ukraine giữa bối cảnh tác động kinh tế ngày càng thử thách sự đoàn kết của NATO và EU.
Miệng hố hình thành sau vụ tấn công tên lửa tại Bakhmut ngày 1.7. Ảnh AFP
Bước tiến lớn của Nga
Sau khi Nga tuyên bố giành được TP. Lysychansk và kiểm soát toàn tỉnh Luhansk, quân đội Ukraine hôm qua cũng thừa nhận đã phải rút khỏi thành phố để bảo vệ lực lượng phòng thủ và tránh một kết cục chết chóc. Theo tờ The New York Times, các quan chức Ukraine thừa nhận Nga và phe ly khai đã kiểm soát khoảng 80 – 90% khu vực Donbass ở miền đông.
Giới phân tích dự báo, Nga sẽ tái tập trung lực lượng để tấn công các thành phố lớn còn lại tại tỉnh Donetsk như Sloviansk, Kramatorsk và Bakhmut. Sau thời gian đầu dàn trải lực lượng, Nga đã áp dụng chiến thuật bao vây từ 3 hướng và tập trung sử dụng tên lửa, bom, pháo tầm xa để tấn công trước, sau đó mới cho binh sĩ và xe tăng đến sau. Chiến thuật này đã cho thấy hiệu quả tại Severodonetsk và Lysychansk ở tỉnh Luhansk nên dự kiến sẽ được Nga áp dụng trong thời gian tới ở Donetsk. Giới quan sát cho rằng điều này báo hiệu xung đột sẽ còn rất đẫm máu.
Trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin chúc mừng việc lực lượng nước này giành được Luhansk. Nhà lãnh đạo Nga cũng nói rằng các đơn vị khác phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra và mọi thứ sẽ theo hướng như những gì đã xảy ra ở Luhansk.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết quân đội đã rút khỏi Lysychansk nhằm bảo vệ tính mạng của binh sĩ trước ưu thế hỏa lực của đối phương. Tuy nhiên, ông tuyên bố sẽ giành lại Lysychansk và các vùng khác khi được nhận thêm vũ khí hiện đại.
Tổng thống Nga Vladimir Putin họp với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tại Điện Kremlin ngày 4.7
Sức ép lên phương Tây
Với việc Ukraine tiếp tục để mất Lysychansk, áp lực đối với Mỹ và đồng minh phải cung cấp thêm vũ khí uy lực như đã hứa cho Ukraine ngày càng tăng. Tuy nhiên, giai đoạn chiến sự tiếp theo được cho sẽ là thử thách không chỉ về mặt hậu cần quân sự mà còn về sự đoàn kết. Xung đột càng kéo dài, người dân phương Tây càng cảm nhận rõ hơn sự ảnh hưởng kinh tế và do đó, sự đoàn kết giữa họ càng bị thử thách. Các nước phương Tây đã cung cấp và hứa sẽ chuyển thêm nhiều vũ khí cho Ukraine, nhưng với việc cần thời gian để đào tạo binh sĩ cách sử dụng, hiện chưa rõ số vũ khí đó có được đưa đến kịp thời để tạo ra sự khác biệt ở Donetsk hay không.
Phần Lan, Thụy Điển chính thức đàm phán gia nhập NATO
Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto và người đồng cấp Thụy Điển Ann Linde ngày 4.7 đối thoại với NATO tại Brussels (Bỉ) để chính thức bắt đầu quá trình gia nhập liên minh quân sự, bước đi lịch sử được thúc đẩy bởi xung đột tại Ukraine, theo AFP. Dự kiến trong ngày 5.7, đại sứ của 30 thành viên NATO sẽ thông qua thủ tục kết nạp Phần Lan và Thụy Điển, mở ra giai đoạn phê chuẩn tại quốc hội của từng nước.
Thổ Nhĩ Kỳ tuần trước quyết định ngừng phản đối hai nước Bắc Âu gia nhập NATO sau khi các bên đạt thỏa thuận giải quyết những lo ngại của Ankara. Tuy nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố vẫn có thể ngăn cản nếu các bên không giữ cam kết.
Cuối tuần qua, Thủ tướng Úc Anthony Albanese đã đến thăm các vùng bị chiến sự tàn phá ở Ukraine, sau đó gặp Tổng thống Zelensky tại Kyiv. Ông Albanese công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine, đồng thời ban hành lệnh cấm nhập khẩu vàng Nga cũng như cấm vận đối với 16 quan chức và doanh nhân nước này. Trong khi đó, Thủ tướng CH Czech Petr Fiala cho biết Slovakia có thể tặng chiến đấu cơ MiG-29 thời Liên Xô cho Ukraine, theo Đài RT.
Trả lời phỏng vấn trên Fox News mới đây, điều phối viên truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết mục tiêu của Mỹ là đảm bảo Ukraine có thể tiếp tục tự vệ. Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây tiết lộ Berlin đang thảo luận với các đồng minh về việc đảm bảo an ninh cho Kyiv sau khi xung đột kết thúc. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức lưu ý sự đảm bảo cho Ukraine sẽ không giống như đối với một thành viên của NATO.
Nga sẽ gặp thế trận bất lợi sau Lysychansk?
Liên tiếp nhiều thông tin nóng về tình hình Lysychansk, trong khi Ukraine cho rằng Nga sẽ rơi vào thế bất lợi tại miền đông nếu kiểm soát thành phố này.
Hãng Reuters ngày 3.7 đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng toàn bộ tỉnh Luhansk, ở vùng Donbass thuộc miền đông Ukraine, đã được "giải phóng" bởi lực lượng Nga và phe ly khai. Tuy nhiên, phát ngôn viên Yuriy Sak của Bộ Quốc phòng Ukraine bác bỏ thông tin trên, dù thừa nhận tình hình trong khu vực "hiện rất căng thẳng" do Nga tấn công không ngừng.
Binh sĩ Ukraine tìm nơi ẩn nấp khi đấu pháo với lực lượng Nga ở Lysychansk. Ảnh AFP
Trước đó, ông Serhiy Haidai, tỉnh trưởng Luhansk, cho hay Nga đang tăng cường lực lượng nhằm giành quyền kiểm soát Lysychansk, thành trì lớn cuối cùng của Ukraine tại tỉnh này. Việc giành quyền kiểm soát thành phố (TP) này có thể xem là bước ngoặt mới trong chiến dịch của Nga tại miền đông Ukraine, trong khi giới chức Ukraine cho rằng Nga có thể gặp bất lợi trong bối cảnh mới.
Xem nhanh: Ngày 130 chiến dịch, Nga kiểm soát xong Luhansk, vũ khí Mỹ bắt đầu tạo dấu ấn
Tấn công tàn khốc
Theo ông Haidai, quân Nga đã tấn công "tàn khốc một cách khó hiểu" khi vẫn quyết tiến lên dù chịu thiệt hại đáng kể, nên đã giành thêm các khu vực tại TP này. Lysychansk và Severodonetsk nằm hai bên bờ sông Siverskiy Donets và Nga đã kiểm soát Severodonetsk trong tháng trước. Cố vấn Oleksiy Arestovych của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky không loại trừ khả năng thất thủ tại Lysychansk, sau khi lực lượng Nga từ Severodonetsk vượt sông sang phía bắc và tạo thế đe dọa. "Tôi không loại trừ nhiều kết quả ở đây. Mọi thứ có thể rõ ràng hơn trong 1 - 2 ngày tới", ông cho biết.
Trước khi có thông tin về phát biểu của Bộ trưởng Shoigu, hãng TASS chiều 3.7 đưa tin Bộ Quốc phòng Nga cho hay lực lượng nước này đang bao vây Lysychansk. Trong khi đó, tờ The New York Times dẫn lời một binh sĩ Ukraine từng đóng ở Lysychansk cho hay phía Ukraine đang rút quân và các thiết bị đáng kể khỏi TP trong những ngày qua. Tuy nhiên, một số binh sĩ tại thị trấn Konstyantynivka cách Lysychansk khoảng 115 km về phía tây cho biết họ vẫn duy trì tuyến đường tiếp tế cho Lysychansk, dù bị phía Nga pháo kích.
Thế trận thay đổi ?
Theo ông Arestovych, xét về chiến lược, Nga sẽ gặp khó khăn hơn trong chiến dịch, sau Lysychansk. "Những vị trí tiền tuyến sẽ trải ngang hơn và sẽ giao tranh chính diện hơn là từ bên sườn", Reuters dẫn lời ông phân tích. Khi đó, Nga sẽ phải tập trung vào việc giành quyền kiểm soát 6 TP khác tại vùng công nghiệp Donbass nên lực lượng Nga sẽ mỏng hơn do phải phân tán. "Khi đó, vũ khí phương Tây ra tiền tuyến càng nhiều, bức tranh càng thay đổi theo hướng có lợi cho Ukraine", ông nhận định.
Một số công ty Mỹ cung cấp VPN tại Nga
AFP ngày 3.7 đưa tin một chiến dịch do Mỹ hậu thuẫn đang cung cấp phần mềm chống kiểm duyệt, giúp người dân Nga tránh việc chính phủ ngăn chặn những người bất đồng về chiến dịch quân sự tại Ukraine. Theo đó, Quỹ Công nghệ mở (OTF) do chính phủ Mỹ hỗ trợ đang chi tiền cho một số công ty Mỹ cung cấp VPN (mạng riêng ảo) miễn phí cho hàng triệu người Nga sử dụng để truy cập những trang web bị chặn tại Nga. Những công ty công nghệ như Psiphon và nthLink cung cấp các ứng dụng tinh vi chống kiểm duyệt cho người dân Nga. OTF ước tính khoảng 4 triệu người ở Nga đã sử dụng dịch vụ VPN do những công ty này cung cấp. Psiphon ghi nhận số người dùng tại Nga tăng vọt, từ khoảng 48.000 người/ngày trước khi Nga bắt đầu chiến dịch ở Ukraine vào ngày 24.2, lên hơn 1 triệu người/ngày vào giữa tháng 3 và hiện ở mức trung bình gần 1,5 triệu người/ngày.
Ở góc độ khác, giới phân tích cho rằng việc kiểm soát được Lysychansk sẽ không chỉ giúp Nga kiểm soát được toàn bộ khu vực giàu tài nguyên này của Ukraine, mà còn giúp lực lượng Nga có cơ sở để tái tập hợp và hướng đến các TP ở phía tây nam Ukraine như Sloviansk, Kramatorsk và Bakhmut.
Phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Zelensky cho biết đường đến chiến thắng của Ukraine sẽ rất khó khăn, nhưng người Ukraine phải duy trì quyết tâm và gây tổn thất cho đối phương "để Nga nhớ rằng Ukraine không thể bị phá vỡ".
Ngoài giao tranh tại Lysychansk, phía Ukraine cho hay Nga còn tăng cường oanh kích tại nhiều nơi khác. Thị trưởng TP.Mykolaiv cho biết có nhiều tiếng nổ lớn và kêu gọi mọi người trú ẩn. Phía Nga sau đó cho biết đã tấn công các vị trí chỉ huy quân đội của Ukraine tại đây. Còn tại TP.Melitopol, lực lượng Ukraine cho biết đã dội rốc két vào một căn cứ của Nga vào sáng 3.7. Phía Nga xác nhận việc Ukraine phản kháng tại đây nhưng cho biết không có thương vong.
Tổng thống Zelensky xác nhận các lực lượng Ukraine rút khỏi Lysychansk Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 3/7 thừa nhận các lực lượng nước này đã rút khỏi Lysychansk ở miền Đông sau cuộc tấn công khốc liệt của Nga. Ông Zelensky tuyên bố sẽ giành lại quyền kiểm soát Lysychansk này với sự hỗ trợ của vũ khí tầm xa của phương Tây. "Nếu các chỉ huy quân đội của chúng tôi rút...