Nga hối thúc quốc tế đảm bảo Ukraine tuân thủ thỏa thuận Minsk
Nga đã cáo buộc chính quyền Ukraine vi phạm một số điều khoản trong thỏa thuận hòa bình Minsk, đồng thời kêu gọi Đức và Pháp, hai nước đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình đạt được văn kiện này, nỗ lực hơn để đảm bảo Kiev tuân thủ các thỏa thuận từng đạt được.
Các thành viên OSCE tại Ukraine kiểm tra xe bọc thép của lực lượng ly khai Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Phát biểu với báo giới ngày 23/3, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố các quốc gia bảo lãnh cho các thỏa thuận Minsk cần thực thi trách nhiệm chung để đảm bảo các điều khoản được thực thi.
Tuyên bố trên của Điện Kremlin được đưa ra trong bối cảnh giao tranh bằng đạn pháo bùng phát dữ dội gần thành phố Donetsk (miền Đông Ukraine) do lực lượng đòi độc lập kiểm soát – động thái rõ ràng vi phạm lệnh ngừng bắn theo thỏa thuận Minsk ngày 12/2 vừa qua.
Theo hãng tin AFP, những tiếng nổ lớn vang lên từ sáng ngày 22/3, và có vẻ xuất phát từ phía sân bay Donetsk, khu vực chiến lược giằng co giữa lực lượng dân quân miền Đông và quân đội Ukraine. Cả hai đã đổ lỗi cho nhau vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.
Trước đó, Nga đã cáo buộc chính quyền Kiev vi phạm điều khoản rút vũ khí hạng nặng trong thỏa thuận Minsk. Bộ Ngoại giao Nga lấy dẫn chứng là đoạn băng ghi hình của hãng tin Reuters cho thấy Lữ đoàn Azov của quân đội Ukraine sử dụng pháo hạng nặng, cụ thể là pháo tự hành D-30 cỡ nòng 122mm có tầm bắn 22km tại làng Shirokino. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Ukraine đã ngay lập tức bác bỏ cáo buộc này.
Ngày 12/2 vừa qua, song song với cuộc đàm phán thượng đỉnh theo thể thức Normandie (gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức), tại Minsk (Belarus), Nhóm Tiếp xúc ba bên về Ukraine (gồm Nga, Ukraine và Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu – OSCE) cũng ký kết Giải pháp tổng thể gồm 13 điểm nhằm thực hiện thỏa thuận Minsk, gồm các điểm chính như ngừng bắn ngay lập tức và toàn diện tại Donetsk và Lugansk bắt đầu từ 0:00 ngày 15/2/2015; hai bên rút toàn bộ vũ khí hạng nặng ở khoảng cách đều nhau tối thiểu là 50 km từ đường giới tuyến (quân đội Ukraine rút theo đường giới tuyến hiện nay, lực lượng đòi độc lập theo đường giới tuyến cũ hẹp hơn từ ngày 19/9/2014), bắt đầu từ ngày 16/2; OSCE tổ chức giám sát hiệu quả và kiểm tra chế độ ngừng bắn và rút vũ khí; Khôi phục lại kiểm soát đầy đủ của Chính phủ Ukraine đối với biên giới đất nước kể từ ngày đầu sau bầu cử địa phương và kết thúc sau khi đạt giải pháp chính trị; Tiến hành cải cách hiến pháp Ukraine, từ nay đến cuối năm 2015 đưa vào hiệu lực bản hiến pháp mới với trọng tâm là phi tập trung hóa quyền lực; Các vấn đề bầu cử địa phương sẽ được thảo luận và nhất trí với đại diện hai tỉnh trên trong khuôn khổ Nhóm tiếp xúc, Tổ chức bầu cử theo tiêu chuẩn của OSCE…./.
Video đang HOT
Theo Vietnam
Ukraine: Nếu chiến sự tái diễn, thảm họa là không thể cứu vãn
Tình hình Ukraine tuy đang yên ắng nhưng tiềm ẩn nhiều yếu tố khiến Thỏa thuận Minsk 2 bị phá vỡ và cuộc nội chiến sẽ bùng lên, không thể cứu vãn.
Ngày 21-3, Người đứng đầu Cộng hoà Nhân dân Lugansk tự phong, ông Igor Plotnitsky e ngại rằng, thiếu sự kiểm soát cứng rắn đối với chính quyền Kiev có thể khiến chiến sự ở khu vực đông nam Ukraine bùng lên bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, điều quan trọng là phương Tây có muốn làm điều đó hay không?
"Người dân đã quen với chiến tranh, dù có đau đớn và nặng nề. Điều mà chúng tôi nói hoàn toàn được khẳng định bằng ý kiến dư luận và suy nghĩ của người dân là, nếu không có sự kiểm soát cứng rắn chính quyền Kiev thì Ukraine sẽ bắt đầu chiến tranh", ông Igor Plotnitsky nói.
Nhà lãnh đạo phe ly khai Lugansk lên án, chính quyền Kiev luôn mồm nói về hoà bình, nhưng đồng thời mua thiết bị quân sự, mời lính đánh thuê nước ngoài huấn luyện quân đội, thực hiện các hoạt động chuyển quân, củng cố các vị trí. "Tất cả được chúng tôi quan sát thấy không chỉ một lần" - ông Plotnitsky nói trong cuộc phỏng vấn của RIA Novosti.
Đồng thời, các nhà lãnh đạo Nga và Donbass cũng phê phán việc chính quyền Hoa Kỳ chưa kịp nghiên cứu kỹ lưỡng đạo luật về quy chế đặc biệt cho khu vực Donbass, nhưng đã "tin rằng việc thông qua văn kiện kể trên chứng tỏ ý định nghiêm túc của Kiev trong việc thực hiện Thỏa thuận Minsk".
Thỏa thuận Minsk 2 đang bị đe dọa phá vỡ từ cả Kiev lẫn Donbass
Tuyên bố của Đại diện chính thức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki đưa ra, được đăng tải trên trang web của cơ quan đối ngoại Hoa Kỳ có đoạn: "Chúng tôi hiện thời chưa nghiên cứu sâu nội dung của đạo luật, nhưng rõ ràng theo quan điểm của người Ukraine, nó cần được áp dụng cho tuyến ranh giới đã phân định hồi tháng 9 năm 2014.
Vị nữ phát ngôn viên này lưu ý rằng, "như vậy là Kiev đã hoàn thành trách nhiệm của mình về thông qua đạo luật xác định quy chế đặc biệt của Donbass. Bây giờ các bên có liên quan sẽ bắt đầu thảo luận về việc thực thi văn kiện này" - Bà Psaki tuyên bố trong bối cảnh luật này đang vấp phải sự phản đối quyết liệt của cả Nga và Donbass.
Dự luật mới chỉ thay đổi một vài điểm trong luật cũ hồi năm 2014, trong đó, chỉ cho phép một vài khu vực tại miền Đông được hưởng quy chế đặc biệt trong 3 năm, song phải tổ chức bầu cử hợp với luật pháp Ukraine và dưới sự giám sát của quan sát viên quốc tế.
Phe ly khai đe dọa sẽ có hành động đáp trả nếu chính quyền Kiev không điều chỉnh lại Luật quy chế đặc biệt cho Donbass
Thêm vào đó, Ukraine sẽ đề nghị Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình gồm quân đội nước ngoài tới 2 thành trì của ly khai để giám sát lệnh ngừng bắn, mặc dù trước đó Nga và phe ly khai Donbass đã phản đối quyết liệt vấn đề này.
Nga chỉ trích Ukraine là "vi phạm trắng trợn và cố ý muốn viết lại thỏa thuận Minsk 2, đặc biệt là chính quyền Kiev không hề trao đổi với lực lượng ly khai về những sự thay đổi này". Moscow đã kêu gọi Berlin và Paris phải có một động thái chính trị với Kiev vì hành vi mà họ cáo buộc là vi phạm thỏa thuận Minsk 2.
Lãnh đạo phe ly khai Donetsk và Lugansk cũng lên tiếng cảnh báo về nguy cơ đổ vỡ thỏa thuận hòa bình khi cho rằng, những sửa đổi của Kiev đã làm suy yếu luật trao quy chế đặc biệt cho 2 khu vực Donetsk và Lugansk. Họ khẳng định sẽ có hành động đáp trả nếu chính quyền Kiev không điều chỉnh lại Luật này.
Kiev khẳng định luôn tôn trọng thỏa thuận Minsk 2 nhưng lại đang tích cực chuẩn bị vũ khí
Sự việc càng thêm trầm trọng khi Kiev dường như muốn "đổ thêm dầu vào lửa" bằng tuyên bố rất "vô trách nhiệm" của Đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ Alexandr Motsyk rằng, quân đội nước này đang trong tình trạng hấp hối và chỉ có vũ khí của Mỹ mới có thể cứu vãn được tình thế.
Tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Foreign Policy, nhà ngoại giao này kêu gọi Washington và các đồng minh trợ giúp vũ khí cho quân đội nước này, đồng thời biện minh bằng một giải thích hết sức kỳ quặc là "chính vũ khí và chỉ có vũ khí mới thúc đẩy hòa bình ở Ukraine"!?
Trước nguy cơ đổ vỡ của Thỏa thuận Minsk 2, Tổng thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjorn Jagland đã bày tỏ sự lo lắng về việc, mặc dù các điểm mục đầu tiên của thỏa thuận Minsk về một lệnh ngừng bắn và rút lui vũ khí hạng nặng đang được thực thi nhưng phần sau của nó đang tiềm ẩn rất nhiều mâu thuẫn.
Các thỏa thuận đạt được tại Minsk ngày 12-2 là nền tảng thực tế duy nhất để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine, nền tảng này cần được phát huy bởi nếu chiến sự lại tiếp diễn ở Ukraine sẽ dẫn đến những thảm họa không thể cứu vãn - ông Thorbjorn Jagland cho biết tại Aftenposten.
Theo Nguyễn Ngọc (tổng hợp)
An ninh Thủ đô
Nga cáo buộc Kiev triển khai vũ khí hạng nặng đến miền Đông Nga một lần nữa kêu gọi các bên xung đột ở Ukraine không được "lừa dối" dư luận và thực thi đầy đủ nghĩa vụ đã ký kết trong thỏa thuận Minsk. Ngày 21/3, Bộ ngoại giao Nga đã lên tiếng chỉ trích Chính phủ Ukraine về việc cho triển khai các vũ khí hạng nặng ở miền Đông Ukraine. Sau khi cho...