Nga hồi sinh đoàn tàu hạt nhân đối phó Mỹ
Nga đang phát triển lại hệ thống tên lửa chiến lược trên đường sắt và có thể tạo ra 5 nguyên mẫu đưa vào trực chiến trong 5 năm tới để đối phó với một dự án của Mỹ.
Một đoàn tàu hạt nhân chở tên lửa Molodets. Ảnh: Wikipedia.
“Đoàn tàu hạt nhân”, viết tắt BZhRK từ cụm từ tiếng Nga có nghĩa “tổ hợp tên lửa đường sắt chiến đấu”, là một hệ thống di động dùng để vận chuyển và phóng các tên lửa hạt nhân chiến lược, RT cho hay. Tương tự như tàu ngầm hạt nhân, các đoàn tàu này khó bị tiêu diệt trong một đợt tấn công phủ đầu vì chúng có tính cơ động và có thể ngụy trang thành đoàn tàu chở hàng thông thường.
Liên Xô từng sở hữu 12 đoàn tàu hạt nhân, mỗi đoàn tàu chở theo ba tên lửa RT-23 Molodets (NATO gọi là SS-24 Scalpel) nhưng chúng đã ngừng hoạt động sau khi Nga và Mỹ ký hiệp ước START-2 năm 1993. Nga năm ngoái thông báo sẽ hồi sinh các đoàn tàu hạt nhân bởi chúng không còn bị cấm theo hiệp ước START Mới năm 2010.
Động thái này được cho là nhằm đối phó với dự án Tấn công Nhanh Toàn cầu (CPGS) của Mỹ, cho phép Lầu Năm Góc tấn công chính xác bằng các vũ khí thông thường vào bất kỳ mục tiêu nào trên thế giới trong một giờ.
Thiếu tướng Sergey Karakayev, Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga, tuần trước tiết lộ hệ thống tên lửa trên đường sắt mới sẽ có tên gọi Barguzin, theo tên một luồng gió mạnh thổi trên Hồ Baikal.
Một nguồn tin giấu tên trong quân đội Nga mới đây tiết lộ một số chi tiết về loại vũ khí này. Theo đó, tương tự như mẫu tiền nhiệm, các toa chở tên lửa của Barguzin sẽ được ngụy trang thành một toa bình thường. Tuy nhiên, do tên lửa Yars chỉ nặng bằng khoảng một nửa so với tên lửa Molodets nên các toa xe không cần gia cố thêm bánh xe, giúp Barguzin khó bị phát hiện.
Khác biệt về khối lượng trên còn cho phép một đoàn tàu hạt nhân có thể chở thêm nhiều tên lửa hơn. Theo mẫu thiết kế từ Viện Công nghệ Nhiệt Moscow, mỗi đoàn tàu Barguzin có thể kéo theo tối đa 6 tên lửa Yars, nguồn tin cho hay.
Video đang HOT
Mức độ hủy diệt của loại bệ phóng mới sẽ nhỏ hơn mẫu tiền nhiệm của nó. Tên lửa Molodets có 10 đầu đạn độc lập đa mục tiêu (MIRV) với sức công phá 5,5 megaton. Một megaton tương đương sức công phá của một triệu tấn thuốc nổ TNT. Trong khi đó, Yars chỉ có 4 đầu đạn với sức công phá từ 0,4 đến 1,2 megaton. Ưu điểm của tên lửa Yars là có độ chính xác cao hơn và tầm bắn xa hơn.
Về mặt tổ chức, một đoàn tàu Barguzin cùng với quân nhân trên tàu sẽ tạo thành một trung đoàn của Lực lượng Tên lửa Chiến lược (RVSN).
“Các BZhRK Barguzin sẽ được bàn giao cho 5 trung đoàn thuộc một trong những sư đoàn của RVSN”, nguồn tin nói. “Khung thời gian để hoàn tất quá trình phát triển tàu là trong năm 2018″.
Đoàn tàu Barguzin đầu tiên có thể đưa vào biên chế trong quân đội Nga vào năm 2019 và kỳ vọng hoạt động ít nhất đến năm 2040.
Như Tâm
Theo VNE
Các nhà khoa học nỗ lực "hồi sinh" loài voi ma mút
Các nhà khoa học đang xem xét khả năng hồi sinh loài voi ma mút lông xoăn, loài động vật đã tồn tại cách đây hơn 10.000 năm bằng biện pháp nhân bản vô tính từ ADN trích xuất từ các mẫu vật của loài voi này.
Theo đó các nhà khoa học Hàn Quốc tin rằng có thể hồi sinh loài voi ma mút đã bị tuyệt chủng bằng cách sử dụng ADN của một xác voi ma mút được bảo quản rất tốt vừa được tìm thấy trong băng tuyết ở khu vực Siberia.
Theo Hwang Insung, một nhà di truyền học tại Sooam, công ty công nghệ sinh học của Hàn Quốc, đang làm việc trên dự án này, cho biết nhóm nghiên cứu của ông cho rằng mục tiêu hồi sinh loài voi ma mút đã bị tuyệt chủng có thể thực hiện được bằng cách sử dụng các mẫu máu tươi trong mẫu vật mà nhóm đã phục hồi được.
"Chúng tôi đang rất cố gắng để hiện thực quá điều này trong thế hệ của chúng ta", Hwang Insung cho biết trong bộ phim tài liệu của kênh truyền hình Channel 4 của Anh về dự án này.
Các nhà khoa học tham vọng sẽ nhân bản để hồi sinh loài voi ma mút đã tuyệt chỉnh cách đây hàng ngàn năm
Các nhà khoa học Hàn Quốc sẽ lấy mẫu vật từ thi thể của voi ma mút cái có tên Buttercup, được tìm thấy trong băng đá tại đảo Maly Lyakhovsky (thuộc Siberia, Nga) vào tháng 5/2013, với có thể được bảo quản khá hoàn chỉn, với 3 chân và hầu hết các bọ phận trên cơ thể, một phần đầu và vòi vẫn được bảo quản nguyên vẹn.
Theo các nhà khoa học, Buttercup là một cá thể voi ma mút lông xoăn, sống cách đây khoảng 40.000 năm, đã sinh được 8 voi con và qua đời ở độ tuổi khoảng 50.
Hiện các nhà khoa học Hàn Quốc đang làm việc trên các mẫu máu của Buttercup để cố gắng tìm một nhân tế bào hoàn chỉnh, bao gồm một bộ gen nguyên vẹn, để có thể sử dụng cho việc nhân bản. Buttercup là một trong những thi thể voi ma mút được phát hiện ra gần đây ở khu vực băng tuyết bao phủ rộng lớn ở Siberia, do một phần băng tuyết bị tan chảy do hiện tượng nóng lên của trái đất.
Tuy nhiên, dự án của các nhà khoa học Hàn Quốc lại phải nhận nhiều sự phản đối của cộng đồng các nhà khoa học trên thế giới, khi cho rằng điều này là vi phạm các quy chuẩn về đạo đức khi hồi sinh một loài động vật đã tuyệt chủng.
Tiến sĩ Tori Herridge, một nhà cổ sinh vật học và chuyên gia về loài voi ma mút tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh) cho biết khoảnh khắc cô được đối mặt với thi thể của con voi ma mút có tên Buttercup là "một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất của cuộc đời tôi".
"Nó được so sánh với cảm giác trong ngày cưới của tôi", nữ tiến sĩ này chia sẻ thêm. "Những thông tin thu thập từ việc khám nghiệm tử thi của Buttercup sẽ giúp chúng ta khám phá thêm nhiều về cuộc sống và cái chết của cô voi này, cũng như giúp có thêm những hiểu biết về loài động vật sống trong Kỷ băng hà này".
Tuy nhiên tiến sĩ Herridge cũng cho rằng quá trình nhân bản vô tính động vật đã tuyệt chủng là độc ác và việc tạo ra một con voi ma mút còn sống là một điều vi phạm đạo đức nghiêm trọng, bởi lẽ theo Herridge, việc nhân bản voi ma mút sẽ phải cần một con voi mẹ phù hợp để mang thai, điều này buộc phải tiến hành thử nghiệm trên rất nhiều voi cái châu Á, là loài động vật có quan hệ gần nhất với voi ma mút lông xoăn.
"Nhân bản voi ma mút lông xoăn sẽ yêu cầu thử nghiệm trên rất rất nhiều cá thể voi châu Á. Tôi không nghĩ rằng điều này là xứng đáng để hy sinh", tiến sĩ Herridge chia sẻ.
Herridge lo ngại rằng voi mẹ mang thai sẽ bị tổn hại hoặc chết sớm trước khi sinh hạ thành công voi ma mút được nhân bản.
Bên cạnh đó, voi ma mút con nếu được nhân bản thành công sẽ phải lập tức thích nghi với môi trường sống hiện đại cũng như trong điều kiện sống nuôi nhốt, điều này có thể khiến cá thể voi này không phát triển được bình thường.
Ngược lại, một số nhà khoa học khác lại cho rằng nhân bản thành công voi ma mút lông xoăn sẽ giúp con người hiểm thêm đáng kể về cuộc sống của loài động vật tồn tại cách đây khoảng 10.000 năm.
Theo Ian Wilmut, Giáo sư của đại học Edingburgh, tác giả của động vật có vú đầu tiên được nhân bản trên thế giới, chú cừu Dolly, lại cho rằng nỗ lực của các nhà khoa học Hàn Quốc là rất quan trọng và đáng giá.
"Tôi tin rằng điều này cần phải thực hiện, miễn là chúng ta có thể cung cấp một chế độ chăm sóc tuyệt vời cho cá thể được tạo ra", Ian Wilmut cho biết. "Nếu điều này thành công, chúng ta sẽ khám phá được thêm nhiều bí ẩn về loài động vật đã tuyệt chủng này".
T.Thủy
Theo Telegraph/DM
Các vụ khủng bố tại Tân Cương có liên quan đến IS Một ngày sau các vụ nổ làm rung chuyển khu tự trị Tân Cương, truyền thông Trung Quốc khẳng định các "phần tử vũ trang" tại khu vực này đã trốn ra nước ngoài để được nhóm Hồi giáo cực đoan nhà nước Hồi giáo (IS) huấn luyện để quay trở về tấn công. Một loạt các vụ đánh bom tại Tân Cương...