Nga học Trung Quốc trộm công nghệ vũ khí NATO?
Bất chấp sự phản đối của Mỹ, Pháp vẫn hoàn thiện các hợp đồng bán tàu đổ bộ MIstral cho Nga – hành động mà Pháp phải toan tính thiệt hơn vô cùng.
Lý do Pháp bất chấp đồng minh
Tờ An ninh Thủ đô đưa tin, trong cuộc họp với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 7/6, nhà lãnh đạo Pháp Francois Hollande giải thích rằng Paris không muốn từ bỏ việc bán “Mistral” cho Nga do đã quen thực hiện đầy đủ các điều khoản của hợp đồng.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Pháp, ông Laurent Fabius tuyên bố: “Chúng tôi giải thích rằng, hợp đồng đã được ký kết từ hồi năm 2011. Chúng tôi đã nhận phần lớn tiền (trong tổng giá trị hợp đồng là 1,66 tỷ USD) nên không thể từ bỏ”.
Ngoại trưởng Pháp Fabius đã “giãi bày tâm sự” của Tổng thống Francois Hollande trong buổi phát sóng hôm 7/6 trên đài phát thanh RTL, đồng thời khẳng định, thỏa thuận này đã cho phép Pháp tạo ra không ít công ăn việc làm cho người lao động.
“Nước Pháp có một truyền thống, đó là chúng tôi luôn tuân thủ các điều khoản của hợp đồng” – ông L.Fabius nhấn mạnh. Trước đó, chính quyền Mỹ đã chỉ trích Pháp vì việc nước này không muốn từ chối hợp đồng cung cấp các tàu chở máy bay trực thăng “Mistral”cho Nga.
Tàu đổ bộ, vận tải Mistral của Pháp
Video đang HOT
Thậm chí vào ngày 29/5, một nhóm nghị sỹ Mỹ đã gửi một lá thư cho Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen để yêu cầu thuyết phục Pháp hủy bỏ kế hoạch bán 2 chiếc Mistral cho Nga, để bán hoặc cho NATO thuê.
Những người ký tên trong thư bao gồm: Hạ nghị sỹ Eliot Engel của bang New York, người đứng đầu Đảng Dân chủ tại Ủy ban đối ngoại Hạ viện; Hạ nghị sỹ Michael Turner của bang Ohio, chủ tịch phái đoàn Mỹ tại Nghị viện NATO; và Hạ nghị sỹ William Keating của bang Massachusetts, người đứng đầu Đảng Dân chủ tại tiểu ban châu Âu của Hạ viện.
Một thực tế cho thấy, việc Pháp cho rằng họ sẽ tiếp tục thực hiện thỏa thuận này vì trách nhiệm làm ăn với đối tác chỉ là một phần. Bởi trách nhiệm này còn ràng buộc bởi giá trị của số tiền mà Pháp sẽ phải đền bù nếu hủy bỏ hợp đồng.
Nếu hợp đồng bị hủy bỏ thì Pháp sẽ phải bồi thường hơn 1,2 tỷ euro (khoảng 1,7 tỷ USD) cho Nga. Số tiền trên bao gồm số tiền trong thỏa thuận mua 2 chiếc tàu chiến và tiền phạt vì chấm dứt hợp đồng.
Duy trì bản hợp đồng này, Pháp sẽ mở ra cơ hội để bán thêm 4 chiếc tàu loại này cho Nga và duy trì công việc thường xuyên trong nhiều năm cho khoảng 1.000 lao động. Còn hủy bỏ, Nga tuy không nhận được tàu, nhưng giá trị bị phạt sẽ chỉ khiến người được hưởng lợi là Nga, và người chịu thiệt là Pháp, chứ không phải Mỹ.
Ảnh tàu đổ bộ trực thăng khủng nhất của Nga thử nghiệm
Vì sao Nga cần Mistral
Vì sao Nga cần Mistral của Pháp? Vì sao Nga sốt sắng, trách nhiệm trong việc trả tiền đúng hạn theo những thỏa thuận của hợp đồng? Để làm rõ điều này, trước hết phải hiểu rằng đây là bản hợp đồng buôn bán vũ khí đầu tiên giữa NATO và một nước thuộc Liên Xô cũ trước đây. Nó đã phá vỡ mọi rào cản và đánh dấu một bước ngoặt lớn lao cho sự hợp tác giữa hai thái cực Yalta, điều mà chưa từng có trong và sau chiến tranh lạnh.
Với bản hợp đồng này, Pháp được lợi nhuận to lớn trong việc xuất khẩu vũ khí, bởi thực tế, công nghệ vũ khí của Pháp dù mạnh mẽ nhưng ít có những hợp đồng lớn. Với việc Nga đặt bút ký mua 2 tàu đổ bộ vào năm 2010, và mở ra cơ hội đóng mới thêm nhiều tàu chiến cùng loại cho Moscow.
Khả năng vận tải đáng gờm của Mistral được vẽ đồ họa
Tuy nhiên, nhìn vào những điều khoản trong hợp đồng, Nga có vẻ như đã có sự toan tính hơn Pháp.
Trước hết, khả năng và công nghệ đóng tàu của Nga hoàn toàn có thể đóng những dạng tàu tương tự thế này, nhưng họ không làm, bởi vì để đóng mới được một tàu chiến hiện đại, được kiểm nghiệm thực tế qua các cuộc chiến tranh của NATO như vùng Vịnh, Iraq, Afghanistan… Nga sẽ mất rất nhiều thời gian. Chi phí cho đóng tàu chiến sẽ không cao bằng chi phí cho công tác nghiên cứu và thử nghiệm.
Thứ hai, 2 chiếc tàu chiến đóng gấp trong thời gian 3 – 4 năm đảm bảo cho quân đội Nga đến khi hữu sự sẽ không bị lúng túng. Bài học tại cuộc chiến Gruzia năm 2008 cho thấy nếu có những tàu đổ bộ kiểu Mistral, Nga sẽ chỉ mất 40 phút chứ không phải 28 tiếng cho các nhiệm vụ của Hải quân.
Thứ ba, thêm 4 chiếc tàu theo điều khoản hợp đồng được đóng tại Nga với sự hợp tác của các kỹ sư và công ty Nga mở ra cơ hội ngành công nghiệp quân sự nước này được tiếp xúc một cách gần gũi nhất với kỹ thuật vũ khí của NATO.
Nguyên nhân thứ ba này có thể thấy rất giống với phong cách mà Trung Quốc hay thể hiện. Họ bỏ tiền ra mua một số lượng ban đầu để phục nhu cầu trước mắt, nhưng về lâu dài, họ yêu cầu được tham gia sản xuất. Và sau đó, họ cho ra đời những sản phẩm made in China gần giống với phiên bản nhập khẩu.
Nga đã nếm trải nhiều trái đắng từ việc hợp tác với Trung Quốc, và chẳng có lý do gì Moscow không áp dụng ngược lại với đối thủ là nền vũ khí NATO.
Đây mới chính là vấn đề khiến Mỹ lo ngại, còn sức ép tạo ra do căng thẳng, mâu thuẫn với Nga tại Ukraine chỉ là một nguyên nhân phụ, một cách để tạo cớ. Người Mỹ đã có thể nhìn thấy trước tương lai trên biển sẽ có hàng loạt những Mistral phiên bản Nga.
Có thể thấy rằng, Pháp đã phải cân nhắc giữa nguồn lợi trước mắt và mối ngại lâu dài, cân nhắc giữa địch – ta, đối phương – đồng minh. Nhưng suy đi tính lại, cân đong đo đếm, thì đồng tiền vẫn là lợi ích tối thượng.
Toàn cảnh Pháp hạ thủy tàu sân bay Mistral cho Nga
Tàu chở máy bay trực thăng đổ bộ lớp Mistral đầu tiên của Hải quân Pháp được hạ thủy vào năm 2004, có trọng tải 21.300 tấn, chiều dài 210m, chiều rộng 30m, vận tốc tối đa 19 hải lý/giờ.
Tàu được trang bị hệ thống thông tin cấp độ cao, có khả năng chở 450 quân đổ bộ với đầy đủ vũ khí và đạn dược trong thời gian dài hoặc 900 quân đổ bộ trong thời gian ngắn.
Tàu chở được 16 máy bay lên thẳng, trong đó 6 máy bay có thể cùng đồng thời cất cánh. Tàu còn có thể chở hơn 40 xe tăng hoặc 70 xe cơ giới. Trong trường hợp khẩn cấp, tàu Mistral có thể chở được 1/3 lực lượng và khí tài của một trung đoàn cơ giới. Hiện Hải quân Pháp được trang bị hai tàu lớp Mistral.
Theo Đất Việt