Nga hoàn thiện tên lửa siêu thanh khiến Mỹ run sợ
Ngày 19/4/2016 tại trường bắn của tỉnh Orenburg, Nga phóng thành công tên lửa RS18B “Stilet”-đây là một sự kiện gây chú ý đặc biệt cho các chuyên gia cả Nga Mỹ.
Thực ra, chính bản thân tên lửa RS-18B ” Stilet” đã có trong trang bị của Quân đội Xô Viết (nay là Nga) từ năm 1979 và không có gì lạ với các chuyên gia Mỹ.
Tên lửa RS-18B sử dụng nhiên liệu lỏng, bố trí tại các hầm phóng, có độ tin cậy cao và mang 6 đầu tác chiến hạt nhân.
Nhưng đầu tác chiến mới của tên lửa mang RS-18B – đấy là thành tựu kỹ thuật tên lửa mới nhất. Các chuyên gia am hiểu khẳng định rằng, không chỉ các phương tiện phòng chống tên lửa hiện đại, mà ngay cả những phương tiện phòng chống tên lửa mà Mỹ còn đang thiết kế cũng sẽ bất lực trước các đầu tác chiến này.
Nó có tốc độ siêu thanh, có khả năng cơ động cả trên mặt phẳng thẳng đứng và mặt phẳng ngang – Hiện chưa thể có một tên lửa đánh chặn nào có thể đối phó được.
Các nhà khoa học và kỹ sư cả Mỹ và Liên Xô đã bắt đầu công tác thiết kế các phương tiện bay siêu thanh từ những năm 70 của thế kỷ trước.
Tại Phòng thiết kế “Raduga” (cầu vồng) ở thành phố Dubna (hiện nay được đổi tên là “Tập đoàn tên lửa chiến thuật Nga” ) trong vòng gần 20 năm đã thiết kế tên lửa có cánh Kh-90 (theo phân loại NATO “Koala” (gấu túi) với tốc độ dự tính 5M ( M – tốc độ âm thanh).
Ảnh : Xergey Kazak / SS
Dự án đã gần hoàn thành – đã tiến hành một số thử nghiệm và trong lần thử nghiệm cuối cùng tên lửa đạt tốc độ 3- 4M. Tên lửa có trọng lượng 15 tấn, dài 9 m, sải cánh 7 m. Cự ly bắn: 3.000 km.
Video đang HOT
Tên lửa Kh-90 được máy bay mang đưa lên độ cao cần thiết và phóng từ máy bay.
Nhưng trong năm 1992 (sau khi Liên Xô tan rã), khi dự án gần kết thúc thì được lệnh dừng lại.
Có hai lý do: 1/ không có kinh phí để tiếp tục triển khai và 2/ Mỹ gây sức ép nhằm buộc Nga dừng chế tạo các loại vũ khí mới.
Tuy nhiên, hiện nay nhu cầu chế tạo tên lửa siêu thanh có tốc độ 5M và lớn hơn rất cấp thiết đối với thế hệ vũ khí mới. Bên cạnh đó, dự án chế tạo vũ khí siêu thanh của Nga được giữ tuyệt đối bí mật. Chỉ biết rằng dự án này được triển khai trong khuôn khổ đề tài “4202″ tại Tập đoàn khoa học – công nghiệp Reutov (Nga) từ giữa những năm 2000.
Thiết kế của Mỹ
Còn hai siêu cường khác cũng nghiên cứu chế tạo vũ khí siêu thanh – đó là Mỹ và Trung Quốc. Mỗi nước đều đã chế tạo các mẫu thử nghiệm và không hiểu sao rất giống với Kh-90 của Nga.
Tất nhiên là các công trình sư khi thiết kế các loại vũ khí đột phá đều tư duy tương tự nhau. Kết quả là các sản phẩm của họ cũng có hình dáng tương tự.
Tuy nhiên, nếu tính đến bối cảnh nước Nga những năm 90 – khi tất cả đều có thể bán được và tất cả đều có thể mua được, thì không loại trừ một khả năng khác .
Tên lửa Mỹ Kh-51 do Công ty Boeing đang nghiên cứu chế tạo trong khuôn khổ học thuyết “Đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu” cần phải đạt tốc độ 6M-7M. Các thử nghiệm đã được tiến hành từ năm 2010.
Nhưng tất cả đều thất bại.
Tốc độ tối đa mà Kh-51 đạt được là 5,1 M. Tên lửa được máy bay ném bom chiến lược B-52 đưa đến độ cao phóng. Tuy nhiên, tất cả tên lửa đều bị phá hủy mà không tới được mục tiêu.
Tên lửa Kh-5 1của Mỹ sử dụng động cơ phản lực khí siêu thanh phụt thẳng. Trọng lượng nhiên liệu -120 kg. Cự ly bắn -500 km. Dự tính tên lửa này sẽ được đưa vào trang bị ngay trong năm 2017. Tuy nhiên, như đã nói ,cho đến nay vẫn chưa có một lần thử nghiệm thành công, thì thời hạn trên khó có thể trở thành hiện thực.
Khi triển khai thực hiện dự án đắt tiền này, Mỹ cho biết là để chế tạo loại vũ khí tấn công chớp nhoáng và có hiệu quả trước hết là để tiêu diệt các tổ chức khủng bố .Tuy nhiên, địa chỉ của các tên lửa này chắc chắn là đối thủ truyền thống Nga và đối thủ Trung Quốc đang mạnh lên.
Đến thời điểm hiện tại, khi Mỹ đã chính thức xác định “Nga là mối đe dọa số một” của Mỹ thì địa chỉ chủ yếu của các tên lửa này đã được xác định rõ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia Nga cho rằng Kh-51 dù có được sản xuất hàng loạt thì cũng khó giải quyết được siêu nhiệm vụ đó – lý do là hệ thống tên lửa phòng không Nga S-500 có khả năng tiêu diệt cả các tên lửa siêu thanh.
Theo_Báo Đất Việt
"Kỳ phùng địch thủ" của Trung Quốc triển khai tên lửa mới
Ấn Độ sẽ đưa trung đoàn tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos thứ 4, do Nga và Ấn Độ hợp tác chế tạo chung vào biên chế trong 2 tuần tới. Đó là thông tin mới được người phát ngôn của công ty liên doanh BrahMos đưa ra hồi cuối tuần qua.
"Như các bạn biết, 3 trung đoàn đã được đưa vào biên chế của lực lượng bộ binh Ấn Độ. Lúc này đây, chúng tôi đang nhắc đến trung đoàn thứ 4. Tất cả các văn bản cần thiết đã được ký kết... Các thủ tục đưa trung đoàn này vào biên chế sẽ được hoàn tất trong vòng 2 tuần tới", ông Praveen Pathak cho hay.
Ông cũng thêm rằng, hiện tại, Ấn Độ đang thực hiện chương trình vũ trang cho hải quân bằng tên lửa BrahMos và đã trang bị loại tên lửa này cho 10 tàu chiến.
Tên lửa BrahMos là một loại vũ khí do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển. Chương trình tên lửa BrahMos là một liên doanh giữa Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Ấn Độ với Công ty NPO Mashinostroeyenia của Nga. Cái tên BrahMos là sự kết hợp giữa tên hai dòng sông Brahmaputra ở Ấn Độ và Moscow ở Nga.
Tên lửa BrahMos được đánh giá là một trong những tên lửa hành trình siêu thanh tầm ngắn nhanh nhất thế giới.
Tên lửa BrahMos có tầm bắn khoảng 290 km và có thể mang tới 300 kg đầu đạn thông thường. Tên lửa này có thể đạt tốc độ tối đa là 2,8 Mach, nhanh gấp 3 lần so với tên lửa hành trình siêu thanh Tomahawk của Mỹ. Tên lửa BrahMos được thiết kế dựa trên phiên bản tên lửa 3M55 Yakhont (SS-N-26) của Nga.
Trước đây, Ấn Độ đã từng phóng thử thành công phiên bản phóng từ tàu nổi và từ mặt đất của dòng tên lửa này cho Hải quân và Lục quân nước mình. Lực lượng vũ trang Ấn Độ cũng đã từng phóng thử thành công một quả tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh BrahMos từ một tàu chiến mới nhất mang tên INS Kolkata của nước này.
Được biết, tiến độ phát triển tên lửa này của Ấn Độ đã sớm 3 năm so với kế hoạch.
Trước đây, Ông Sudhir Mishra Tổng giám đốc liên doanh Nga Ấn Độ BrahMos Aerospace ông Sudhir Mishra đã từng đưa ra nhận định rằng, một quả tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Nga và Ấn Độ cùng phát triển, có thể khiến bất cứ kẻ thù nào trở nên "bất lực".
Ông nói: "Tốc độ siêu thanh là một lợi thế lớn của BrahMos. Chưa kẻ thù nào có biện pháp phòng thủ trước loại tên lửa này. Sau khi tên lửa này được "trình làng", tất cả những gì kẻ thù có thể làm là tháo chạy, thậm chí họ còn không có đủ thời gian để tháo chạy".
"Đến nay, nó (tên lửa BrahMos) không có bất cứ đối thủ nào trên thế giới", ông Mishra khẳng định trong một cuộc phỏng vấn, đồng thời thêm rằng "ngay cả khi một ngày nào đó, một quốc gia nào đó có thể phát triển các loại tên lửa có những đặc tính tương tự, thì chúng tôi vẫn tiến trước họ một bước".
Theo ông, đó chính là lý do tại sao BrahMos lại là một loại vũ khí đầy hứa hẹn. Lãnh đạo của tập đoàn này cũng nói thêm rằng, hiện đang rất nhiều quốc gia trên thế giới đang quan tâm đến dự án này.
Được biết, quân đội Ấn Độ đang lên kế hoạch chi 1,17 tỉ USD để trang bị 216 tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos cho 42 chiến đấu cơ Su-30MKI nâng cấp lên chuẩn Super Sukhoi.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga thử thành công đầu đạn siêu thanh cho tên lửa liên lục địa Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã phóng một tên lửa đạn đạo liên lục địa, nhằm thử nghiệm đầu đạn siêu thanh mới phát triển. Theo hãng tin Interfax, vụ thử nghiệm này được vào hôm 19-4, sử dụng tên lửa đạn đạo chiến lược UR-100N, ở vùng Orenburg. Tất cả tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân hiện...