Nga hưởng quả ngọt trong lĩnh vực tái thiết Syria
Nga trở thành nhà đầu tư lớn nhất, được ưu tiên tái thiết các lĩnh vực then chốt của Syria như: hạ tầng, dầu khí, đường sắt, nhà máy lọc dầu.
Sau khi giải phóng phần lớn lãnh thổ Syria khỏi bọn khủng bố, Damascus bắt đầu tìm kiếm cơ hội thực hiện các dự án liên quan đến khôi phục cơ sở hạ tầng của đất nước. Tuy nhiên, chính phủ Syria lưu ý rằng, không phải ai cũng có thể đến thị trường Syria.
Cố vấn Hội đồng Bộ trưởng Syria Abdel qader Azuz nói với hãng thông tấn Nga Sputnik rằng, công việc tái thiết Syria sau chiến tran sẽ trao cho những nước đã hỗ trợ Syria trong thời chiến và dĩ nhiên là Moscow sẽ đứng đầu trong danh sách ưu tiên của chính quyền Damascus.
“Ưu tiên trong việc khôi phục sẽ được dành cho các đồng minh chính của Syria, trước hết là Nga và Iran. Chuyên gia từ các quốc gia này sẽ tái thiết và tài trợ cho các dự án trong những lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược, ví dụ như ngành năng lượng” – vị quan chức Syria cho biết.
Ông Abdel qader Azuz khẳng định rằng, những quốc gia đã giúp bọn khủng bố sẽ không có việc gì để làm ở Syria, chính quyền nước này sẽ không để những đối tượng đã từng cố tình tìm cách tiêu diệt Syria có thêm cơ hội sử dụng con bài kinh tế để đặt điều kiện chính trị cho Damascus và nước này cũng sẽ không bao giờ đánh đổi chủ quyền lấy sự giúp đỡ này.
“Cộng đồng quốc tế chịu trách nhiệm về cuộc chiến ở Syria, vì vậy cần trả bồi thường cho Damascus. Cần tạo lập quỹ quốc tế để giúp khôi phục Syria. Nhưng tất cả điều kiện và chi phí phải được thỏa thuận với chính quyền của ông Assad” – ông Abdel qader Azuz nói.
Cố vấn Hội đồng Bộ trưởng Syria (Thủ tướng) Abdel qader Azuz cho rằng dù phương Tây đã từ chối đóng góp tiền tái thiết Syria và cố tìm cách ngăn Damascus tiếp cận các nguồn tài chính lớn trên tế giới, nhưng chính quyền nước này sẽ tìm được khoản kinh phí cần thiết.
Vị quan chức tự tin cho rằng, hiện có nhiều doanh nhân Syria sống ở hải ngoại và họ sẵn sàng trở về khôi phục đất nước nếu chủ nghĩa khủng bố hoàn toàn bị đánh bại. Công việc tái thiết đất nước do chính người Syria thực hiện sẽ làm giảm đáng kể giá thành.
Video đang HOT
Các quan chức chínhh quyền Damascus cũng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, Nga là nước được họ tuyệt đối tin tưởng và ưu tiên đầu tư số 1 trong những lĩnh vực then chốt của đất nước như tài chính, năng lượng, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản, nông nghiệp…
Nga đã đúng khi tung quân can thiệp quân sự vào Syria
Ví dụ như mới đây nhất, Nga tuyên bố sẽ thành lập tại Syria trung tâm xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất của mình ở khu vực Trung Đông. Trong khuôn khổ dự án quy mô toàn diện, Nga còn dự kiến sẽ xây dựng thêm cơ sở hạ tầng giao thông cần thiết để phục vụ cho kế hoạch này.
Theo Moscow, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông là cần thiết để vận chuyển lúa mì của Nga từ các kho ngũ cốc ở Syria sang các nước láng giềng.
Do đó, Nga sẽ đầu tư mở rộng các cảng ở Syria và xây dựng các kho trữ ngũ cốc trong khu vực cảng này; đồng thời cũng triển khai xây dựng các tuyến đường sắt và đường bộ để nhanh chóng xuất khẩu hàng hóa.
Trước khi đi đến quyết định này, Nga cũng đã từng triển khai nhiều hợp đồng tái thiết kinh tế và cơ sở hạ tầng quan trọng đối với chính quyền Syria.
Ví dụ như trong năm 2016 (khi cuộc chiến chống khủng bố chưa đạt được nhiều thành tựu và chưa kiểm soát được nhiều vùng của đất nước, Nga và Syria đã ký kết nhiều hợp đồng trị giá hàng tỷ USD để tái thiết quốc gia Trung Đông đang bị chiến tranh tàn phá.
Theo đó, đây toàn là những lĩnh vực hợp tác phát triển vô cùng quan trọng gồm phát triển năng lượng, thương mại, tài chính, xây dựng hạ tầng cơ bản…; cụ thể là khôi phục hoạt động của các nhà máy điện của Syria; nâng cấp và xây dựng mới các nhà máy lọc dầu; khoan thăm dò, khai thác các mỏ khí đốt cũng như dầu lửa trên đất liền và ngoài khơi nước này.
Sau khi đất nước Syria được giải phóng hoàn toàn, những hạng mục Nga được Syria mời chào tái thiết sẽ còn được mở rộng hơn nữa.
Như vậy, việc Nga quyết định can thiệp quân sự vào Syria, giúp chính quyền của ông Assad chống khủng bố IS đã mang lại lợi ích toàn diện cho Moscow về cả Chính trị-Ngoại giao; Kinh tế-Tài chính, giúp Moscow nâng cao vị thế địa-chính trị ở Trung Đông, thu về nhiều dự án đầu tư kinh tế béo bở, gia tăng kim ngạch xuất khẩu vũ khí.
Theo Nhật Nam (Báo Đất Việt)
Đại chiến Syria kết thúc: Trung Quốc có cơ mở rộng ảnh hưởng
Với các báo cáo nói rằng, chính quyền Assad đã kiểm soát được hơn 90% lãnh thổ Syria và đang tiếp tục giành được những thắng lợi cuối cùng trước lực lượng nổi dậy, nhiều người hi vọng cuộc chiến ở Syria sẽ sớm đi đến hồi kết.
Tham gia tái thiết Syria thời hậu chiến sẽ giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng.
Nếu chiến tranh kết thúc, Ngân hàng Thế giới ước tính việc tái thiết thời hậu chiến ở Syria sẽ có giá gần 400 tỷ USD - một khoản tiền được cho là kếch xù, quá lớn đối với một đối tác của Syria.
Trong khi các nhà đầu tư không phải thuộc phương Tây đang quan tâm đến việc tái thiết Syria thời hậu chiến thì Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) lại bị loại khỏi các cuộc thảo luận như vậy. Bà Nikki Haley, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cũng đã nhấn mạnh rằng Mỹ thậm chí không quan tâm đến việc giúp "tái thiết Syria", gọi đây là một khái niệm "vô lý".
Mặc dù Nga, Iran cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc tái thiết Syria, nhưng không một quốc gia nào có nguồn lực tài chính nhiều hơn Trung Quốc để xây dựng lại đất nước đã bị chiến tranh tàn phá tan hoang suốt hơn 7 năm qua.
Trung Quốc hiện đang nắm lấy cơ hội này để tiếp cận nền kinh tế Syria và cũng để củng cố mối quan hệ địa chính trị cho tương lai.
Theo đó, hơn 200 công ty Trung Quốc đã tham dự Hội chợ Quốc tế Damascus lần thứ 60 vào ngày 15.9 vừa qua. Hội chợ này nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài và các thỏa thuận liên doanh cho các công ty nước ngoài muốn kinh doanh ở Syria.
Tại đây, Trung Quốc đã cam kết sản xuất ô tô cho Syria, cung cấp các bệnh viện di động và tái khẳng định tham vọng phát triển cơ sở hạ tầng cho Syria sau chiến tranh.
Trung Quốc cũng đã thực hiện các bước tham vọng để trở thành một bên liên quan đến Syria và sự phát triển cũng như an ninh của một khu vực rộng lớn hơn.
Tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Ả Rập hồi tháng 7, Bắc Kinh đã cam kết khoản vay 20 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng kèm theo một gói gần 100 triệu USD viện trợ nhân đạo dành cho Syria và Yemen.
Vào ngày 10.10 mới đây, Trung Quốc cũng tổ chức một buổi lễ ở Lattakia - một cảng chính của Syria và thông báo tặng 800 máy phát điện.
Tham gia tái thiết Syria và giành được sự hỗ trợ của chính quyền Assad, Bắc Kinh có thể kết nối Damascus vào hành lang kinh tế Trung Quốc-Trung Á - Tây Á như là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường của nước này. Theo đó, thông qua các dự án tái thiết và phát triển cơ sở hạ tầng, Trung Quốc dễ dàng củng cố ảnh hưởng của nước này ở Syria và khu vực.
Nga tố Mỹ để mặc IS bắt 700 người làm con tin ở Syria Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc, tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã bắt 700 dân thường vô tội làm con tin trong khi Mỹ làm ngơ, mặc các chiến binh khủng bố lộng hành. Theo RT, các chiến binh IS đã tấn công 1 trại tị nạn ở tỉnh Deir ez-Zor của Syria và bắt hàng trăm người làm...