Nga hiện đại hóa các tàu chiến chủ lực thế nào?
Tàu tuần dương hạt nhân Đô đốc Nakhimov của Nga sẽ được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa S-400 và hệ thống chống tên lửa Poliment-Redut tầm trung, cũng như tên lửa hành trình Caliber. Đây là một phần trong kế hoạch hiện đại hóa hạm đội Hải quân của Nga đang diễn ra.
Theo Vladimir Spiridopoulo, Tổng Giám đốc Văn phòng Thiết kế Sevrnoye và là nhà phát triển dự án tàu tuần dương trên, sau khi hoàn tất quá trình hiện đại hóa, tàu Đô đốc Nakhimov sẽ có sức mạnh lớn hơn cả tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng Peter Đại đế hiện đang được biên chế cho Hạm đội Biển Bắc.
Bên cạnh việc hiện đại hóa tàu Đô đốc Nakhimov, có khả năng một chiếc tàu khác thuộc dự án trên, tàu Đô đốc Lazarev, cũng được nâng cấp. Đây là chiếc tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, nhưng gần đây đã được đưa về neo đậu tại một cảng đóng tàu.
“Thậm chí trước khi quá trình hiện đại hóa diễn ra, Hải quân Nga đã thảo luận về việc liệu các loại vũ khí nào sẽ được trang bị cho tàu Nakhimov. Theo tuyên bố của Bộ Tư lệnh Hải quân Nga, tàu này có thể được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa mới S-500″, chuyên gia quân sự độc lập và Tổng biên tập của trang mạng Dự án Militaryrussia Dritry Kornev nói.
Tàu Đô đốc Nakhimov trên Biển Barents
Video đang HOT
Ông Kornev cho rằng các nhà chế tạo tàu chiến trên vẫn duy trì hệ thống vũ khí ban đầu của những tàu chiến trên và nâng cấp chúng với những trang bị mới. “Tên lửa S-400 sẽ thay thế tên lửa S-300F, vốn được trạng bị trên các tàu này trước đó; Poliment-Redut sẽ thay thế hệ thống chống tên lửa Osa-M và tên lửa hành trình Caliber sẽ thay thế tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-700″, ông Kornev cho biết và lưu ý thêm rằng sự bổ sung mới này chắc chắn sẽ biến những chiếc tàu chiến chủ lực trên trở thành những vũ khí có hỏa lực mạnh nhất của Hải quan Nga.
Với tên lửa P-700, tàu Nakhimov chỉ có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển, nhưng sau khi được tích hợp tên lửa Caliber, tàu chiến này có thể tấn công cả các mục tiêu trên bộ, do đó tăng đáng kể sức chiến đấu của nó. Tên lửa hành trình Caliber, được phát triển bởi Văn phòng Thiết kế Novator (chi nhánh của Tập đoàn Almaz Antey), hiện cũng đang được trang bị cho các tàu ngầm mới lớp Yasen và các tàu tên lửa cỡ nhỏ Buyan-M của Nga.
Theo dữ liệu chính thức, tên lửa hành trình này có khả năng tấn công các mục tiêu ở cự ly 300km. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Nga mới đây còn loan báo rằng, Caliber có thể tấn công các mục tiêu ở cự ly ít nhất là 1.000km và đây cũng có thể là một loại tên lửa siêu thanh.
“Dưới thời Hải quân Liên Xô, các tàu lớp Orlan (lớp của tàu Nakhimov) là những tàu chiến hàng đầu được gọi là &’Nhóm tàu chiến chiếm ưu thế trên mặt nước’. Trong thời bình, chúng có nhiệm vụ khắc chế các hạm đội của NATO, đặc biệt là giám sát các tàu chiến của Mỹ”, Dmitry Boltenkov, một chuyên gia quân sự độc lập và là nhà lịch sử quân sự chia sẻ.
Theo ông Boltenkov, nếu được tích hợp các loại vũ khí mới trên trong quá trình hiện đại hóa, thì nhiệm vụ của những tàu chiến như Nakhimov không thay đổi nhiều. Nhưng với việc bổ sung các hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống kiểm soát tự động mới thì chúng dễ dàng trở thành những tàu chiến trụ cột của hạm đội. Do đó, bên cạnh việc tiêu diệt các tàu chiến của đối phương bằng tên lửa Caliber, Nakhimov còn đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với những cơ sở hạ tầng trên bộ cũng như các mục tiêu chiến lược khác của đối phương.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu các nhà chế tạo tàu chiến Nga sẽ làm gì với hệ thống cảm biến phức hợp Polin vốn được tích hợp trên tất cả các tàu chiến lớp Orlan? Có thể là Polin sẽ được hiện đại hóa hoàn toàn hoặc sẽ bị thay thế bằng một hệ thống cảm biến mới. Từ năm 1980 tới năm 1998, tổng cộng có 4 chiếc tàu tuần dương tên lửa hạng nặng lớp Orlan được bổ sung cho Hải quân Liên Xô và sau đó là Hải quân Nga. Chiếc đầu tiên trong số này là Kirov năm 1980 và chiếc gần đây nhất là tàu Peter Đại đế, được biên chế vào hạm đội vào mùa xuân năm 1998.
Theo Công Thuận (R.I.R)
Tin tức
Điện tử, CNTT sẽ là ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, đến năm 2020, ngành điện tử, CNTT sẽ trở thành ngành công nghiệp chủ lực, chiếm tỉ trọng từ 9 - 10% trong cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam.
Một mục tiêu cụ thể đã được đề ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam là đến năm 2030 ngành điện tử, CNTT sẽ tự cung cấp được 80% nhu cầu phần mềm cho cả nước (Nguồn ảm: Internet)
"Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt, với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP sẽ chiếm 42 - 43% và năm 2030 chiếm 43 - 45%.
Có hiệu lực thi hành từ tháng 6/2014, một nội dung nổi bật của bản Quy hoạch này là việc sẽ xây dựng ngành điện tử, CNTT trở thành ngành công nghiệp chủ lực để tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển.
Cùng với việc tiếp tục phát triển phương thức lắp ráp các thiết bị điện tử, tin học để đáp ứng nhu cầu sản phẩm điện tử trong nước và tham gia xuất khẩu; tăng cường liên kết với các tập đoàn điện tử, tin học lớn trên thế giới để tiếp nhận công nghệ hiện đại và tăng năng lực sản xuất linh kiện trong nước, "Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" cũng nêu rõ định hướng khuyến khích phát triển sản xuất các phần mềm tin học phục vụ cho các ngành công nghiệp và tham gia vào thị trường xuất khẩu.
Mục tiêu đặt ra đối với ngành điện tử, CNTT là tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của ngành này giai đoạn đến năm 2020 sẽ đạt 17 - 18% và giai đoạn đến năm 2030 đạt 19 - 21%. Đồng thời, đến năm 2020 tỉ trọng ngành điện tử, CNTT chiếm 9 - 10% trong cơ cấu ngành công nghiệp và đáp ứng 65 - 70% nhu cầu thị trường; năm 2030 chiếm tỉ trọng 12 - 13% và đáp ứng 75 - 80 nhu cầu.
Cũng theo Quy hoạch, một nhiệm vụ quan trọng từ nay đến năm 2020 là nghiên cứu thiết kế, sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện tử chuyên dụng, sản xuất robot công nghiệp, sản xuất một số linh kiện, phụ kiện điện tử, cơ điện tử thông dụng. Trong đó, tập trung vào 4 nhóm dự án và chương trình (máy tính và thiết bị văn phòng, thiết bị điện tử chuyên dụng, thiết bị điện tử dân dụng, công nghiệp phần mềm) với các mục tiêu cụ thể.
Một nhiệm vụ nữa đối với ngành điện tử, CNTT đã được xác định trong bản Quy hoạch là đến năm 2030, bên cạnh việc phấn đấu để tự cung cấp 80% nhu cầu phần mềm cho cả nước, sẽ đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã các thiết bị phần cứng đáp ứng trên 70% nhu cầu trong nước, tăng tỉ trọng thiết bị không dây theo nhu cầu; và các thiết bị, công nghệ được chuyển hoàn toàn sang kĩ thuật số.
Theo Vụ CNTT thuộc Bộ TT&TT, trong năm 2013 ước tính tổng doanh thu công nghiệp CNTT Việt Nam đạt khoảng 37 tỉ USD, tăng khoảng 45% so với tổng doanh thu năm 2012 và gấp gần 3 lần tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm 2011. Và trong tổng số 37 tỉ USD doanh thu công nghiệp CNTT năm 2013, có 34 tỉ USD là doanh thu từ công nghiệp phần cứng và doanh thu của công nghiệp phần mềm, dịch vụ chỉ đạt khoảng 3 tỉ USD.
Theo ICTnews
Điện thoại giá rẻ BlackBerry Z3 lộ diện Z3 dự kiến sẽ sở hữu chip lõi kép 1,2 Ghz, bộ xử lý đồ hoạ Adreno 305, RAM 1,5 GB. Với mức giá 150 USD, đây là mẫu máy có thiết kế khá đẹp ở thị trường tầm trung và thể hiện thực tế chiến lược mới của BlackBerry: nhắm vào các thị trường mới nhờ những mẫu điện thoại thông minh...