Nga hiện có bao nhiêu trực thăng Mi-28N, Ka-52 ở Syria?
Sau khi một chiếc gặp nạn, hiện Không quân Nga được cho là còn duy trì ở Syria 2 trực thăng tấn công Mi-28N và 4 chiếc Ka-52 hiện đại.
Sau khi rút phần lớn các máy bay chiến đấu phản lực, Không quân Nga đã triển khai thêm một số trực thăng tấn công Mi-28N
và Ka-52 để làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực cự ly gần, trực tiếp cho các lực lượng tiền tuyến Syria chống lại phiến quân IS. Hình ảnh vệ tinh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu (ADS), hiện nay Nga duy trì tại Syria 3 trực thăng tấn công Mi-28N và 4 chiếc Ka-52 đặt ở căn cứ Al-Shayrat, cách thành phố Homs 30km về phía Đông Nam.
Tuy nhiên, sau vụ tai nạn vào ngày hôm qua, số Mi-28N ở Syria hiện chỉ còn 2 chiếc.
Cả Ka-52 và Mi-28N xuất hiện lần đầu tại căn cứ Hmeymim ở Latakia, Syria vào hôm 17/3. Thế nhưng, sau đó toàn bộ số máy bay này đã được đưa về căn cứ Al-Shayrat. Có lẽ việc chuyển quân này nhằm giúp thuận lợi hơn cho các hoạt động chi viện hỏa lực trực tiếp tới quân đội Syria bởi các trực thăng chỉ có bán kính chiến đấu chừng 200-300km.
Đây là lần tham chiến đầu tiên của một trong hai trực thăng tấn công hiện đại nhất Nga Mi-28N (còn lại là Ka-52). Mi-28N là phiên bản tác chiến ngày – đêm của dòng Mi-28, được trang bị thêm radar sóng mm cùng các khí tài trinh sát ban đêm hiện đại cùng việc thay mới động cơ.
Video đang HOT
Mi-28N được trang bị hai động cơ tuabin trục Klimov TV3-117VMA-SB3 công suất 2.500 mã lực/chiếc cho tầm bay tối đa 1.000km, nhưng tầm bay chiến đấu chỉ là 435km với bán kính tác chiến (sau khi trừ hao) còn khoảng 200km.
Hỏa lực của trực thăng Mi-28N một pháo 30mm 2A42 với 250 viên đạn à hai giá treo trên cánh cho phép mang hơn 2 tấn vũ khí gồm: 16 tên lửa chống tăng Ataka-V và 40 đạn rocket S-8 hoặc 10 đạn rocket S-13 hoặc hai pod pháo tự động Gsh-23L cỡ 23mm. Khi cần, nó có khả năng mang tối đa 8 tên lửa không đối không Igla-V và R-73.
Mạng tin tức Nga phát sóng hôm 5/4 cho thấy hai chiếc trực thăng tấn công Ka-52 xuất hiện ở vị trí ngoại ô Al-Qaryatayn, một thị trấn cách căn cứ Al-Shayrat 42km về phía Đông Nam.
Trực thăng tấn công Ka-52 hiện diện ngay trên đầu trận địa dàn quân của quân đội Syria.
Sự xuất hiện của các trực thăng tấn công Nga giúp Quân đội Syria vững tin hơn trong các chiến dịch không kích IS.
Với sự chi viện từ các trực thăng tấn công Nga, Quân đội Syria đã giành lại Palmyra và từng bước chiếm thêm các thị trấn đang nằm trong tay phiến quân IS.
Ngoài Mi-28 và Ka-52, theo hãng thông tấn Abkhazian (ANNA) đưa tin hôm 3/4, thì ít nhất có 2 chiếc trực thăng tấn công Mi-24P và một Mi-8 cất cánh từ căn cứ không quân Tiyas, cách Al-Shayat 67km về phía Đông. Ít nhất một chiếc Mi-24P cất cánh có mang theo tên lửa.
Còn ảnh vệ tinh của ADS thì cho thấy, có ít nhất 3 chiếc Mi-24 và một Mi-8/17 ở căn cứ Tiyas hôm 31/3.
Theo_Kiến Thức
Nga xác nhận: "Thợ săn đêm" không nhìn thấy vật cản
Nga vừa công bố nguyên nhân chiếc Mi28N gặp nạn gần thành phố Homs ở Syria hôm 12/4 khiến nhiều người bất ngờ.
Hãng tin Interfax-AVN dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nguyên nhân có thể dẫn đến chiếc trực thăng Mi-28N gặp nạn có thể đã vướng phải vật cản trong khi bay đêm mà phi công không phát hiện được.
"Chuyến bay diễn ra trên một địa hình mở rộng, bóng tối hoàn toàn bao trùm. Các phi công vận hành trực thăng đeo kính chuyên dụng để nhìn ban đêm. Không loại trừ khả năng trên đường bay có vật cản khiến chiếc Mi-28N vô tình đâm phải", Interfax-AVN cho biết.
Một quan chức giấu tên trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết thêm: "Hiện Moscow đang tiến hành điều tra vụ trực thăng gặp nạn dựa trên nhiều giả thiết khác nhau. Kết luận cuối cùng sẽ được đưa ra sau quá trình giám định vật liệu từ hệ thống kiểm soát mục tiêu".
Trực thăng Mi-28N.
Việc Nga xác định nguyên nhân ban đầu chiếc Mi-28N gặp nạn đã khiến nhiều người bất ngờ bởi dòng trực thăng này được trang bị những thiết bị hiện đại, có thể tác chiến tốt bất kể ngay hay đêm trong mọi điều kiện thời tiết theo như tuyên bố của Nga.
Cụ thể, trực thăng Mi-28N sử dụng hệ thống chống chướng ngại vật, kết cấu cánh quạt giảm tín hiệu radar nên có thể bay cao dưới 20 m mà vẫn không bị radar phát hiện.
Ngoài ra, phi công được trang bị kính nhìn đêm chuyên dụng. Trên mũ có hệ thống chỉ thị mục tiêu tự động bám theo hướng ánh mắt của người lái. Hệ thống điều khiển vũ khí hiện đại, có thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng laser.
Trước khi Nga công bố nguyên nhân này, truyền thông Israel đã đặt nghi vấn rằng chiếc Mi-28N gặp nạn tại Syria do tên lửa phòng không vác vai bắn hạ.
Tuy nhiên, dù vướng vào vật cản hay bị bắn hạ vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Nhưng với nguyên nhân nào thì trực thăng tấn công số 1 của Nga vẫn dính tai tiếng.
Nếu nguyên nhận thực sự của vụ tai nạn do không quan sát được vật cản khi bay đêm thì đó là lỗi của hệ thống nhìn đêm. Trong khi đó, nếu bị bắn hạ bằng tên lửa thì vấn đề đã trở nên nghiêm trọng hơn khi hệ thống đối kháng điện tử President-S Nga trang bị cho trực thăng Mi-28N đã không hoạt động như quảng bá.
Mi-28N Night Hunter (Thợ săn đêm) là phiên bản nâng cấp của trực thăng tấn công Mi-28. Thợ săn đêm được chấp nhận vào trang bị trong quân đội Nga từ năm 2009. Mi-28N được trang bị nhiều công nghệ hiện đại cùng hệ thống vũ khí cực mạnh.
Trực thăng được vũ trang 1 pháo tự động 2A42 30 mm tầm bắn 2,5 km. 4 giá treo 2 bên hông có thể mang theo 16 tên lửa chống tăng 9M120 Ataka, 2 thùng phóng rocket không điều khiển S-8 hoặc S-13. Ngoài ra, Mi-28N có thể mang tên lửa không đối không tầm ngắn Igla-V, hoặc R-73.
Mi-28N được trang bị 2 động cơ tuboshaft Klimov TV3-117, công suất 2.194 mã lực/chiếc, tốc độ tối đa 324 km/h, tốc độ hành trình 265 km/h, tầm bay 1.105 km.
Mỹ Đức
Theo_Báo Đất Việt
Nga điều thêm nhiều trực thăng tấn công ra tiền tuyến Syria Nga đang triển khai thêm nhiều trực thăng tấn công ra tiền tuyến của chiến trường Syria nhằm hỗ trợ cho quân đội nước này chống lại các nhóm khủng bố như Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hay Mặt trận Al-Nusra. Ảnh vệ tinh chụp ngày 31.3 của công ty Airbus Defence & Space cho thấy 4 trực thăng...