Nga hé lộ sức mạnh phiên bản hạt nhân của tên lửa Oreshnik giữa lúc chiến sự leo thang
Tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik của Nga có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân sức công phá 900 kiloton, tương đương 60 quả bom hạt nhân Mỹ thả xuống Hiroshima.
Thông tấn RiaNovosti hôm nay (28/11) dẫn nguồn tin Nga xác nhận phiên bản hạt nhân của mẫu tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik thuộc biên chế quân đội Nga có khả năng mang theo đầu đạn với tổng sức công phá lên đến 900 kiloton, tương đương 900.000 tấn thuốc nổ TNT.
Khoảnh khắc một tên lửa của Nga được khai hỏa trong tập trận. Ảnh: GettyImages
Nguồn tin không nêu chi tiết thiết kế đầu đạn trên Oreshnik, nhưng cho biết tên lửa có thể mang theo khối đầu đạn nặng 1,5 tấn. Để so sánh, quả bom hạt nhân Little Boy Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima ( Nhật Bản) năm 1945 khiến hơn 140.000 người chết có sức công phá 15 kiloton.
Tên lửa Oreshnik đạt tầm bắn tối đa khoảng 5.500km và bay với tốc độ Mach 10, khoảng 12.400km/h. Nếu được phóng từ bãi thử Kapustin Yar trên lãnh thổ Nga, “thời gian nó bay đến trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ) là 17 phút, căn cứ không quân Ramstein ở Đức là 15 phút và căn cứ phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Redzikowo, Ba Lan là 11 phút”, theo RiaNovosti.
Oreshnik có cả phiên bản hạt nhân và phi hạt nhân. Thông tin chi tiết về Oreshnik được truyền thông Nga đưa ra trong bối cảnh tình hình chiến sự Ukraine leo thang với việc Kiev tiếp tục sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất và tên lửa hành trình Storm Shadow của Anh vào sâu trong lãnh thổ Nga.
Trong hai vụ việc gần nhất vào các ngày 23/11 và 25/11, đòn tập kích ATACMS của Ukraine vào bang Kursk của Nga đã làm hư hại radar của tổ hợp phòng không S-400, khiến một số quân nhân Nga thương vong. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã kiểm soát tình hình tại những khu vực bị tập kích và “đang chuẩn bị các biện pháp trả đũa”.
Trước đó, hôm 21/11, Nga phóng Oreshnik tấn công Nhà máy chế tạo máy phương Nam (Yuzhmash), một trong những tổ hợp công nghiệp quốc phòng lớn nhất Ukraine đặt tại thành phố Dnipro, để đáp trả việc Ukraine lần đầu tiên bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào lãnh thổ Nga. Quả đạn Oreshnik mang theo nhiều đầu đạn và đánh trúng mục tiêu ở Dnipro với tốc độ cao.
Mảnh vỡ tên lửa Oreshnik mà Ukraine trưng bày ngày 24/11. Ảnh: France24
Tổng cục Tình báo Quốc phòng Ukraine (GUR) nhận định tên lửa Oreshnik trong vụ tập kích Dnipro mang 6 đầu đạn, mỗi đầu đạn lại chứa 6 quả đạn con. Thời gian bay của tên lửa từ lúc phóng ở khu vực Astrakhan của Nga đến Dnipro là 15 phút, với tốc độ ở pha cuối là trên Mach 11 (khoảng 13.600 km/h).
Báo RiaNovosti của Nga khi đó cũng tiết lộ, các đầu đạn từ Oreshnik sau khi đánh xuống mặt đất ở Dnipro không gây ra các vụ nổ lớn. Tờ này đề cập khả năng đầu đạn được sử dụng trong vụ tập kích đầu tiên là loại đạn rỗng, không mang khối nổ, nhằm mục tiêu thử nghiệm và răn đe.
Loạt tuyên bố nóng của Nga về tên lửa đạn đạo bội siêu thanh tầm trung
Tổng thống Nga Vladimir Putin và giới chức nước này tiếp tục lên tiếng sau khi xác nhận đã tấn công Ukraine bằng tên lửa đạn đạo bội siêu thanh tầm trung Oreshnik.
Hãng TASS ngày 23.11 dẫn lời Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergei Karakayev tuyên bố rằng tên lửa Oreshnik có thể vươn đến mọi mục tiêu trên toàn châu Âu, sau khi Nga thử nghiệm thực chiến tên lửa này ở Ukraine.
"Hệ thống tên lửa bội siêu thanh này có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào, từ mục tiêu biệt lập đến mục tiêu khu vực, cũng như mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt, với hiệu suất cao", ông Karakayev phát biểu.
Ông Putin tuyên bố sẽ sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo bội siêu thanh tầm trung Oreshnik
"Dựa trên nhiệm vụ và phạm vi của vũ khí này, nó có thể tấn công các mục tiêu trên toàn bộ châu Âu, điều này khiến nó khác biệt so với các vũ khí tầm xa có độ chính xác cao khác", vị tư lệnh này cho biết.
Thông tin chi tiết về tên lửa trên, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết đây không phải là sự nâng cấp các phiên bản từ thời Liên Xô cũ mà nằm trong sự phát triển mới của Nga.
Ông Putin (trái) họp với giới tướng lĩnh Nga tại Moscow hôm 22.11
ẢNH: AFP
"Hệ thống Oreshnik không liên quan gì việc hiện đại hóa các hệ thống cũ của Liên Xô (cũ)", ông phát biểu.
Nhà lãnh đạo thừa nhận rằng Nga đã phát triển dựa trên những gì các thế hệ trước đã làm và đã sử dụng những kết quả đó ở mức độ nào đó.
"Tuy nhiên, hệ thống này thực sự là kết quả chính của công trình của các bạn, công trình đã được thực hiện vào thời của Nga, trong điều kiện của nước Nga mới, nó được tiến hành trên cơ sở những phát triển hiện đại, mới nhất", ông Putin phát biểu trong cuộc họp với các quan chức quốc phòng cấp cao, lãnh đạo các doanh nghiệp quốc phòng và phát triển vũ khí.
Lược đồ diễn biến "ăn miếng trả miếng" trong cuộc xung đột Ukraine gần đây
ẢNH: PHÁT TIẾN
Bộ Quốc phòng Nga trước đó thông báo đã phóng tên lửa Oreshnik với các đầu đạn MIRVed trúng mọi mục tiêu tại một cơ sở quân sự - công nghiệp của Ukraine tại Dnipro hôm 21.11.
Cơ quan này cho biết việc phóng tên lửa nhằm đáp trả việc Ukraine dùng các tên lửa tầm xa do Mỹ và Anh sản xuất nhằm vào lãnh thổ Nga.
Liên quan việc phát triển tên lửa, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Công nghiệp quân sự Nga Vasily Tonkoshkurov cho biết lĩnh vực quốc phòng nước này có thể trang bị đến 95% vũ khí và các hệ thống hiện đại cho lực lượng tên lửa chiến lược.
Ông cho biết một chương trình quy mô lớn về mở rộng năng lực sản xuất tại các tổ chức thuộc lĩnh vực quốc phòng đang được triển khai, sẽ giúp gia tăng đáng kể việc sản xuất vũ khí và các hệ thống theo nhu cầu cao.
Trong một diễn biến khác, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói rằng bất cứ bối cảnh leo thang nào cũng có thể xảy ra trong xung đột với Ukraine vì những gì phương Tây đang làm.
NATO và Ukraine họp khẩn cấp sau vụ Nga tấn công bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik Ngày 26/11 tới, NATO và Ukraine sẽ họp khẩn cấp sau khi Nga tấn công vào một thành phố trung tâm của Ukraine bằng một tên lửa đạn đạo siêu thanh và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm loại vũ khí này. Với việc phóng tên lửa Oreshnik, Nga dường như muốn gửi đi thông điệp rõ ràng về khả năng quân...