Nga hé lộ kế hoạch tích hợp tên lửa chống tăng Vikhr lên UAV
Chủ tịch JSC Kalashnikov cho biết, Vikhr-1 là tên lửa đa năng và có thể được phóng từ bất kỳ nền tảng nào mà không cần thay đổi thiết kế.
Chủ tịch JSC Kalashnikov của Nga, Alan Lushnikov cho biết, các chuyên gia của công ty này hiện đang nghiên cứu để tích hợp tên lửa chống tăng Vikhr lên máy bay không người lái (UAV).
Trực thăng Ka-52 của Nga mang tên lửa Vikhr. Ảnh: KT
“Vikhr-1 là tên lửa đa năng và có thể được phóng từ bất kỳ nền tảng nào mà không cần thay đổi thiết kế. Việc tích hợp Vikhr lên UAV đang được tiến hành với sự phối hợp giữa nhà sản xuất phương tiện không người lái và các chuyên gia của chúng tôi”, ông Lushnikov cho biết nhưng không nêu cụ thể về tiến độ công việc cũng như thời hạn của dự án.
Nga công bố kế hoạch trang bị tên lửa dẫn đường Vikhr cho UAV cách đây một năm. Quyết định được đưa ra dựa trên hiệu quả của tên lửa này trên chiến trường.
Sau đó, ông Lushnikov nói rằng, Kalashnikov cần phải “làm việc nghiêm túc” với nhà thiết kế chính để xác định những việc cần thực hiện. Khi đó, vẫn chưa rõ tên lửa Vikhr có cần phải chỉnh sửa thiết kế để tích hợp lên UAV hay không.
Tên lửa 9K121 Vikhr là hệ thống tên lửa dẫn đường chống tăng hiện đại, do Liên Xô phát triển và Nga nâng cấp sau đó. 9K121 Vikhr đặc biệt được thiết kế để đối phó xe bọc thép, kể cả xe tăng có giáp phản ứng nổ, và các mục tiêu trên không tốc độ thấp như trực thăng.
Tên lửa dài 2,75m, đường kính 0,13m, nặng 45kg. Vikhr có khả năng đạt đến vận tốc 2.100 km/giờ, khiến nó trở thành tên lửa siêu thanh. Hệ thống dẫn đường của tên lửa sử dụng công nghệ dẫn chùm tia laser, đảm bảo độ chính xác cao và khả năng chống lại các biện pháp áp chế điện tử.
Trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga sử dụng tên lửa Vikhr chủ yếu từ trực thăng Ka-52. Tháng 10/2023, có thông tin cho rằng lực lượng Nga đã bắt đầu sử dụng tên lửa Vikhr-1 từ trực thăng Mi-28NM trên chiến trường.
Tầm bắn của tên lửa Vikhr-1 là 8km, một số nguồn tin cho là 10km. Phạm vi này cho phép trực thăng Nga phóng tên lửa ở khoảng cách tương đối an toàn mà không bị hệ thống phòng không di động MANPADS hoặc các hệ thống phòng không tầm ngắn khác đánh chặn.
Nga nã tên lửa Iskander hạ 7 tiêm kích Su-27 Ukraine
Quân đội Nga xác nhận triển khai tên lửa Iskander-M tập kích sân bay quân sự của Ukraine cách xa tiền tuyến, phá hủy 5 tiêm kích Su-27 đối phương và làm hư hại 2 chiếc khác.
RiaNovosti hôm (2/7) dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga xác nhận đã triển khai tên lửa dẫn đường Iskander-M tập kích sân bay quân sự Mirgorod ở tỉnh Poltava miền Trung Ukraine, nơi đóng quân của Lữ đoàn hàng không chiến thuật số 831 của quân đội Ukraine.
Video ghi lại đòn tập kích sân bay Mirgorod. Video: RiaNovosti
Quân đội Nga khẳng định sân bay Mirgorod là nơi Ukraine phát động các cuộc tấn công vào Crimea và khu vực Zaporizhzhia do Nga kiểm soát. Đòn đánh chính xác đã phá hủy 5 chiếc Su-27 đang hoạt động tốt và làm hư hại hai chiếc khác đang trong quá trình sửa chữa.
Video do máy bay không người lái (UAV) trinh sát của Nga ghi lại cho thấy nhiều tiêm kích Su-27 của Ukraine đậu tại các bãi đỗ ngoài trời. UAV sau đó chuyển dữ liệu về sở chỉ huy để ra quyết định tấn công.
Một tên lửa chứa đạn chùm của Nga được kích hoạt trên không, bao trùm khu vực sân bay Mirgorod, khiến máy bay và các phương tiện kĩ thuật của Ukraine bị hư hại và không thể sơ tán. Nga sau đó nã tên lửa Iskander-M mang đầu nổ uy lực vào sân bay, gây ra các vụ nổ lớn.
Giới chuyên gia cho rằng, do địa hình trống trải, mảnh văng từ tên lửa Iskander-M được kích hoạt gần mặt đất khiến những chiếc Su-27 xung quanh bị hư hại nghiêm trọng, ít nhất hai chiếc bị thiêu trụi hoàn toàn.
Theo giới quan sát, quân đội Nga ngày càng cải thiện được "chuỗi tìm diệt" nhờ họ có thể triển khai ngày càng nhiều UAV trinh sát với tính năng tiên tiến, cho phép thu thập và chuyển dữ liệu chi tiết về mục tiêu với tốc độ cao đến các khẩu đội pháo binh, pháo phản lực, UAV tấn công và tên lửa tầm xa.
Mỹ đánh giá về nguy cơ xung đột giữa Israel và Hezbollah Trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện, sự hỗ trợ mà Israel sẽ cần nhất là các hệ thống phòng không Iron Dome bổ sung từ Mỹ. Khói bốc lên sau cuộc tấn công bằng rocket từ Liban xuống Cao nguyên Golan thuộc quyền kiểm soát của Israel ngày 13/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN Kênh CNN ngày 22/6 dẫn lời 3 quan chức...