Nga hạ thủy tàu ngầm Kilo đầu tiên cho Việt Nam
Chiếc tầu ngầm Kilo thuộc dự án 636 đầu tiên dành cho Việt Nam trong hợp đồng đóng 6 chiếc tầu ngầm đã được Nhà máy đóng tàu Admiralteisky của Nga hạ thuỷ ngày 28-8.
Theo hãng tin Nga Interfax, Công ty cổ phần “Nhà máy đóng tàu Admiralteisky” của nước này đã hạ thủy chiếc đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm của dự án 636 “Kilo” đang được thực hiện tại nhà máy đóng tàu này ngày 28-8.
Một phần nhà máy đóng tàu Admiralteisky – Ảnh: RIA Novosti
Trước đó, một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quuốc phòng đã thông báo cho hãng Interfax biết một seria tàu ngầm sẽ được đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam. Theo đó, tàu ngầm sẽ sẵn sàng được chuyển giao vào mùa Xuân năm 2013.
Như đã đưa tin, Nga và Việt Nam đã ký vào cuối năm 2009 một hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm diesel-điện dự án 636 “Kilo” trị giá khoảng 2 tỉ USD. Đơn vị thực hiện đơn đặt hàng là công ty cổ phần “Nhà máy đóng tàu Admiralteisky”, nhà máy chuyên về đóng tàu ngầm và tàu nổi chở dầu của Nga.
Theo giới quân sự nước ngoài, tàu ngầm Kilo thuộc dự án 636 có thể hoạt động độc lập hoặc theo các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau. Tàu có thể vận hành rất êm, được mệnh danh là “Lỗ Đen” vì khả năng “biến mất” của nó, là một trong những loại tàu ngầm chạy bằng diesel – điện êm nhất trên thế giới.
Cũng theo hãng Interfax, trong tháng 8 tới, Công ty cổ phần “Nhà máy đóng tàu Admiralteisky” đã ký kết với “SOGAZ” một hợp đồng bảo hiểm cho loạt 6 tàu ngầm Project 636 này. Hợp đồng bảo hiểm bao gồm các lần hạ thủy tàu ngầm, thực hiện neo đậu, thử nghiệm tại nhà máy sản xuất và kiểm tra cấp nhà nước, đồng thời bao gồm cả việc thực hành các thao tác trên tàu và vận chuyển và chuyển giao cho khách hàng.
Một tàu ngầm Kilo 636 đang hoạt động trên biển – Ảnh minh hoạ từ Internet
Video đang HOT
Trước đó, trả lời Báo Người Lao động hồi tháng 8-2011, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, phấn đấu trong 5 – 6 năm tới, Việt Nam sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại với 6 tàu ngầm lớp Kilo 636.
“Tuy nhiên, tôi cũng muốn khẳng định là chúng ta có mua tàu ngầm hiện đại, tên lửa, máy bay và các khí tài kỹ thuật khác cũng chỉ là để phòng thủ, tự vệ, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền đất nước chứ hoàn toàn không có ý định đe dọa, không có ý đồ tấn công xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh” – Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh.
Trung tuần tháng 4 vừa qua, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng đã đến thăm, động viên các sĩ quan, thủy thủ lực lượng tàu ngầm đi đào tạo nước ngoài tại Trung tâm huấn luyện 125 thuộc Học viện Kỹ thuật quân sự.
Tại đây, phát biểu và giao nhiệm vụ cho lực lượng tàu ngầm chuẩn bị đi đào tạo nước ngoài, Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Tàu ngầm là loại vũ khí trang bị rất hiện đại, được Quân đội ta sử dụng vào mục đích bảo vệ Tổ quốc – một trong nhiều nội dung của chủ trương hiện đại hóa Quân đội của Đảng và Nhà nước hiện nay”.
Thực hiện kế hoạch từng bước hiện đại hóa quân đội để bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc, trong năm 2011, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đưa vào hoạt động 2 tàu hộ vệ tên lửa hiện đại là Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ.
Đây là 2 con tàu được Nga đóng theo đơn đặt hàng của Việt Nam. Tàu được thiết kế rất hiện đại, có khả năng tàng hình, có thể theo dõi, tìm kiếm và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm đồng thời phòng không, hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế một cách độc lập hoặc tác chiến theo biên đội.
Theo VNE
Sẽ khởi tố vụ án làm cháy cả khu chung cư ở Thủ đô?
Vụ cháy ngày 26/8 tại chung cư C8 Bộ GD&ĐT (phường Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã để lại hậu quả nặng nề khi toàn bộ 36 căn hộ thành tro khói.
Sau một ngày xảy ra vụ hoả hoạn kinh hoàng tại khu tập thể C8 Bộ GD&ĐT, lực lượng công an vẫn bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường, khẩn trương tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra kết luận vụ việc. Còn hàng trăm người dân vẫn bần thần vì gia sản dành dụm bao lâu đã bị "bà hoả" thiêu rụi trong chốc lát.
Cảnh hoang tàn sau vụ cháy của 36 căn hộ tại chung cư C8 Bộ GD&ĐT
Thảm cảnh đổ nát
Với gương mặt chưa hết bàng hoàng, bác Trần Thị T., người dân ở ngay sát dãy nhà C8 cho biết: "Sáng 26/8, tôi đang cho đứa cháu ăn sáng bỗng nghe tiếng nổ cùng với ngọn lửa bốc lên dữ dội. Toàn bộ căn nhà gỗ nhanh chóng chìm trong biển lửa. Cảnh người chạy toán loạn gây hỗn độn cả căn ngõ nhỏ. Rất may khi xảy ra cháy, hầu hết mọi người đã kịp thoát thân".
Bác T cũng cho biết thêm, vụ việc trở nên thương tâm khi người con của cụ Hoàng Thị Răm chạy vào nhà để cứu mẹ ra nhưng không được, đành bất lực đứng nhìn người mẹ bị chết cháy trong đống lửa..
Ông Nguyễn Văn Đài (SN 1953, trú tại nhà C8) cho biết, gia đình hiện đã chuyển đến khu chung cư Phú Thượng do quận Hoàn Kiếm bố trí chỗ ở tạm. Cuộc sống trước mắt tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng ông đang cố gắng ổn định lại cuộc sống.
Ông Đài tâm sự: "Gia đình tôi bắt đầu chuyển tới nơi ở mới từ sáng 27/8. Sau vụ hỏa hoạn, mọi đồ đạc trong gia đình đều bị thiêu rụi, chỉ còn chiếc bếp gas để ở góc khuất là còn sót lại".
Bà Nguyễn Thị Loan, đang trong quá trình chuyển đồ đạc còn sót lại sau vụ hỏa hoạn tới nơi ở mới, than thở: "Đúng là họa vô đơn chí, chỉ vì một sơ suất nhỏ mà bao nhiêu hộ gia đình phải lâm vào cảnh "màn trời chiếu đất".
Sẽ khởi tố vụ án?
Trao đổi với PV Người đưa tin, Thượng tá Trần Văn Vụ, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy quận Hoàn Kiếm (Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội) cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo, chúng tôi đã xuất xe đi chữa cháy, đồng thời xin Sở Cảnh sát PCCC điều thêm xe đến hiện trường dập tắt vụ hoả hoạn.
Với tổng số 15 xe chữa cháy hoạt động liên tục đến khoảng 9h15 ngày 26/8 ngọn lửa đã được khống chế hoàn toàn. Vụ hoả hoạn đã làm bà Hoàng Thị Răm (SN 1921 ở phòng số 21, dãy nhà C8) tử vong do già yếu và bị mắc kẹt.
Ngoài ra, do đường vào khu nhà này rất khó khăn, ngõ nhỏ cộng với các căn nhà được làm bằng gỗ, thời tiết hanh khô, nằm giữa các dãy nhà, gây khó khăn cho công tác ứng cứu hiện trường. "Để vào được, chúng tôi đã phải sử dụng nhiều biện pháp, chủ yếu triển khai từ nhà C7 để vào dập lửa. Toàn bộ khu vực này có khoảng 53 căn hộ bị ảnh hưởng của vụ hoả hoạn trên, trong đó có 36 hộ dân ở khu nhà C8, còn lại là những hộ lân cận. Hiện, nguyên nhân gây ra vụ hoả hoạn đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ" - Thượng tá Trần Văn Vụ cho biết thêm.
Cũng theo Thượng tá Vụ, thông tin bước đầu người dân phản ánh nguyên nhân vụ cháy có thể do nổ gas (nhiều người phản ánh có nghe tiếng nổ, cũng có người bảo không). Tuy nhiên, để biết chính xác cần phải đợi kết quả điều tra của các cơ quan chức năng. Thông thường, mỗi một vụ hoả hoạn sẽ có kết luận sớm trong vòng từ 1 đến 3 ngày.
Hiện nay lực lượng CSĐT của Công an quận Hoàn Kiếm đang tiến hành lấy lời khai của những người biết diễn biến của vụ việc như ai là người phát hiện đầu tiên, chứng kiến, nghe thấy tiếng nổ, thời gian xảy ra vụ việc cùng với giám định, xét nghiệm hiện trường để đưa ra kết luận nguyên nhân vụ cháy.
Cũng theo Thượng tá Vụ hiện Phòng Cảnh sát PCCC quận Hoàn Kiếm đang phối hợp với Sở Cảnh sát PCCC, Công an quận Hoàn Kiếm thống kê tổng thiệt hại về tài sản. Tuy nhiên, rất may ở chỗ, khu vực này chủ yếu là những người lao động, sinh viên sinh sống cho nên tại thời điểm xảy ra vụ cháy tất cả người dân đều kịp thời sơ tán cho nên không bị ảnh hưởng lớn về con người và tài sản.
Thượng tá Vụ cũng cho biết thêm, đối với từng vụ việc cụ thể, sau khi có kết luận điều tra nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì người đó sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Luật sư Lương Văn Tuấn, Trưởng văn phòng Luật sư Hà Nội Mới (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, có hai trường hợp liên quan đến vụ cháy để xác định trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật (Điều 240 của Bộ Luật Hình sự) đó là: Do bất cẩn sử dụng gas làm cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc do lỗi kĩ thuật của nhà cung cấp gas (lỗi lắp đặt, chất lượng không đảm bảo).
Cũng theo luật sư Tuấn, nếu do lỗi của người sử dụng gây ra hậu quả nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định (riêng với người gây ra hoả hoạn mà bị chết thì trách nhiệm hình sự sẽ bị vô hiệu.
Người này nếu có tài sản riêng thì tuỳ thuộc vào thực tế để cơ quan chức năng bán thanh lý, đấu giá tài sản đó để khắc phục hậu quả đối với trách nhiệm dân sự nói trên). Nếu do lỗi của nhà cung cấp gas, gia đình bị hại có thể khởi kiện vì không đảm bảo về mặt chất lượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Hoặc cơ quan chức năng sau khi có kết luận điều tra mà xác định lỗi từ phía nhà cung cấp gas có thể khởi tố trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm.
Theo VNE
VKS đề nghị không giảm án cho cựu chủ tịch Vinashin Trưa nay, đại diện VKSND Tối cao cho rằng không có căn cứ xem xét giảm nhẹ hình phạt cùng mức tiền bồi thường với 8 bị cáo. Án phạt 20 năm tù của cựu tổng giám đốc Vinashin Phạm Thanh Bình được đề nghị giữ nguyên. Sau hơn một ngày thẩm vấn, trong phần luận tội, đại diện VKS tại phiên phúc...