Nga gửi vũ khí đến Syria để bắt đầu chiến dịch chống khủng bố
Chiến dịch chống khủng bố được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố tuần qua thực sự đã bắt đầu khi Moscow cung cấp vũ khí cho Syria nhằm chống lại lực lượng của Nhà nước Hồi giáo (IS).
Quân chính phủ Syria ở Damascus – Ảnh minh họa: Reuters
Lực lượng chính phủ Syria đã được Nga cung cấp nhiều loại vũ khí, trong đó có cả súng phóng lựu và xe bọc thép để chống trả quân IS được trang bị tối tân, hãng tin Sputnik dẫn lại nhật báo Kommersant hôm nay 10.9 cho hay.
“Việc cung cấp này tuân thủ quy định quốc tế”, Kommersant dẫn các nguồn tin từ quân đội cho hay. Nguồn tin này giải thích những hỗ trợ quân sự, khí tài rất cần thiết cho quân đội Syria trong khi lực lượng IS rất mạnh về quân sự đang chiếm giữ một vùng rộng lớn của Syria.
Nguồn tin của Kommersant tin rằng việc hỗ trợ này của Moscow sẽ góp phần vào nỗ lực chống lại lực lượng khủng bố. Hiện Mỹ và liên quân đang gia tăng tấn công IS ở Syria, Iraq.
Tuần qua, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ tham gia cuộc chiến chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan trên toàn cầu, đồng thời kêu gọi thành lập liên minh chống khủng bố quốc tế. Tổng thống Putin cũng cho biết Moscow sẽ hợp tác với Washington để thực hiện mục tiêu này, điều mà Mỹ nhiều lần mời gọi nhưng Nga lâu nay thờ ơ.
Tuy nhiên, người đứng đầu Điện Kremlin không đề cập đến chuyện đưa quân tham gia vào chiến dịch chống khủng bố nói trên; thay vào đó ông Putin cho biết Moscow chỉ hỗ trợ khí tài và huấn luyện quân sự cho liên quân.
Video đang HOT
Hôm 9.9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova cho biết Moscow đã bắt đầu đưa chuyên gia quân sự sang Syria với mục đích thực hiện “nhiệm vụ cố vấn”. Người phát ngôn phủ nhận người của Nga tham chiến tại Syria.
Syria chìm trong nội chiến từ năm 2011. Lực lượng quân đội trung thành với Tổng thống Bashar Assad, được Moscow hậu thuẫn, đang phải chiến đấu với nhiều lực lượng chống đối, trong đó có lực lượng Hồi giáo al-Nusra Front và IS.
Mỹ và phương Tây muốn lật đổ chế độ của Tổng thống Assad nên ủng hộ lực lượng chống lại ông này. Tuy nhiên, IS là mục tiêu chung của cả Washington và Damascus. Washington dẫn đầu liên quân tổ chức các cuộc không kích nhắm vào IS ở Iraq và Syria từ năm 2014. Điều này khiến Nga phản đối, cho rằng chưa có sự đồng ý của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc và cả chính phủ Syria, liên quân không được tiến hành không kích.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Miền Đông Ucraina trước nguy cơ chiến tranh toàn diện mới
Căng thẳng tại khu vực miền Đông Ucraina có nguy cơ leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện mới sau khi có những thông tin cho thấy, các lực lượng ở Donbass, Donetsk và Lugansk cũng như quân đội Ucraina đang có những động thái chuẩn bị lực lượng để tấn công đối phương.
Trung tâm Thông tin tỉnh Lugansk ngày 15-8 cho biết, đơn vị trinh sát của lực lượng công an Lugansk đã thu thập được thông tin nói rằng quân đội Ucraina chuẩn bị tấn công lực lượng đòi độc lập ở tỉnh này. Theo nguồn tin trên, các lực lượng vũ trang Ucraina đã thành lập một nhóm tấn công với tên gọi ATO (Chiến dịch chống khủng bố) gồm các tiểu đoàn cơ giới 92 và 54 với 5.000 binh sĩ.
Nhóm này sắp tới sẽ tiến hành tấn công với sự trợ giúp mạnh mẽ của pháo binh. Nhiệm vụ chính trong chiến dịch tấn công là chiếm thành phố Lugansk. Nguồn tin cũng cho hay, quân đội Ucraina đã di chuyển vũ khí và thiết bị quân sự tới các điểm dân cư Dolotoie, Shachie và đường Bakhmuskaia. Điều này đã được quan sát viên Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) tại khu vực xác nhận. Trong các ngày từ 12 đến 14-8, OSCE đã ghi nhận sự di chuyển của thiết bị quân sự Ucraina dọc đường giới tuyến.
Theo tướng Boris Kremenetski thuộc Trung tâm kiểm soát và điều phối chung Ucraina, tình hình dọc đường giới tuyến ở Donetsk và Lugansk vẫn căng thẳng ngay trước ngày Độc lập (16-8) của Ucraina. Ngày nào lực lượng đòi độc lập ở miền Đông cũng vi phạm lệnh ngừng bắn và vẫn sử dụng vũ khí lẽ ra phải rút đi. "Số lần vi phạm lệnh ngừng bắn của lực lượng đòi độc lập tăng lên trong những ngày gần đây. Chỉ trong ngày 14-8, Trung tâm đã ghi nhận 175 vụ pháo kích, số vụ pháo kích cao nhất trong nửa năm qua", tướng Boris Kremenetski cho hay.
Binh lính ở Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng triển khai tại thành phố Daisevo ở Donetsk.
Tuy nhiên, trong một bài viết gần đây, nhà báo Mỹ Stephen Lendman lại cáo buộc chính Kiev vi phạm tất cả các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn Minsk khi mỗi ngày quân đội Ucraina thả bom xuống cả các vùng dân cư lẫn khu vực công cộng ở các tỉnh miền Đông. Nhà báo Lendman dẫn lời ông (Eduard Basurin, người phát ngôn của Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, cho hay, quân đội Ucraina đã tấn công lãnh thổ DPR bằng xe tăng và vũ khí hạng nặng.
"Họ biết rằng chúng tôi tuân thủ cam kết rút tất cả vũ khí hạng nặng, kể cả súng máy dưới 100mm, khỏi giới tuyến chiến sự, và họ đã lợi dụng tình hình để tiến sâu vào lãnh thổ DPR", ông Basurin nói. Còn theo lời Đặc sứ của Cộng hòa nhân dân Lugansk(LPR) tự xưng Vladislav Deinego, lệnh ngừng bắn chưa bao giờ được giám sát kể từ khi được thỏa thuận vào tháng 2 vừa qua, và hàng chục vụ bắn pháo đã xảy ra ở khu vực này mỗi ngày.
Theo nhà báo Lendman, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon trước đó tuyên bố Anh sẽ huấn luyện gấp đôi số lính cho quân đội Ucraina cho tới cuối năm nay. Đến nay, chuyên gia Anh đã chuẩn bị hơn 1.000 lính Ucraina cho chiến tranh.
"Với sự giúp đỡ của Mỹ và Anh để chuẩn bị cho lực lượng quân đội Ucraina, Kiev có thể bắt đầu cuộc chiến tranh toàn diện mới bất kỳ lúc nào kể từ bây giờ", nhà báo Lendman nhấn mạnh.
Trong một diễn biến liên quan, Đài phát thanh Ba Lan ngày 15-8 đưa tin Tổng thống nước này Andrzej Duda đã đề xuất với Tổng thống UcrainaPetro Poroshenko hình thức đàm phán mới nhằm giải quyết tình hình ở Donbass, miền Đông Ucraina. Theo đề xuất này, các cuộc đàm phán sẽ có sự tham gia của "các nước hùng mạnh nhất ở châu Âu, cũng như các nước láng giềng của Ucraina, trong đó có Ba Lan".
Các cuộc đàm phán giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ucraina hiện đang diễn ra theo hình thức "Bộ tứ Normandie" (gồm Nga, Ucraina, Pháp và Đức). Kiev đã nhiều lần nhấn mạnh, Mỹ cần tham gia tiến trình này và tuyên bố cần thảo luận cuộc xung đột ở miền Đông nước này theo cơ chế Geneve (gồm Ucraina, EU, Mỹ và Nga).
Hồi tháng 6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grigory Karasin cho biết, Mátxcơva chưa thấy cần thiết phải mở rộng cơ chế "Bộ tứ Normandie", song không phản đối Mỹ tham gia tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng Ucraina.
Theo Bình Nguyên
Quân đội Nhân dân
Thổ Nhĩ Kỳ bắt gần 600 nghi phạm khủng bố Thổ Nhĩ Kỳ bắt 590 người nghi tham gia các tổ chức khủng bố và tạo ra mối đe dọa tiềm ẩn đến an ninh quốc gia. Hai thành viên thuộc lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP. "Các chiến dịch được tổ chức tại 22 tỉnh trên toàn quốc, 590 người bị bắt. Đây là những người bị...