Nga gửi tàu chiến đến bảo vệ Syria
Nga đang gửi một số tàu chiến của họ đến vùng biển của Syria trong một động thái nhằm ngăn chặn bất kỳ một cuộc tấn công nào của NATO vào quốc gia này.
Theo tờ The Nation của Nga, quyết định gửi tàu chiến nhằm ngăn chặn chiêu bài “can thiệp nhân đạo” vào Syria. Như vậy, Nga bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ cho Syria, quốc gia đang chìm trong cuộc nội chiến.
Liên minh quân sự phương Tây, NATO đang nỗ lực bôi nhọ Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các lực lượng an ninh nước này bằng thông tin về các vụ xung đột với phe đối lập.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin mới đây cũng đã cảnh báo phương Tây không được sử dụng bất kỳ hành động can thiệp nào chống lại chính quyền Syria.
Video đang HOT
Một tàu chiến Nga đang chuẩn bị lên đường đến Syria. Ảnh Prestv.
Trước đó, hôm 15/11, Nga tuyên bố sẽ không dừng cung cấp vũ khí cho Syria theo hợp đồng đã ký kết (>> chi tiết), gồm việc cung cấp 36 hệ thống tổ hợp phòng không Pantsir-S1, Buk-M2E, các hệ thống tên lửa chống tàu Bastion, và hiện đại hóa tất cả các xe tăng chiến đấu T-72 cũng như máy bay chiến đấu MiG-29 cho Syria.
Động thái của Nga đưa ra một phần muốn tăng cường sức mạnh chiến đấu cho Quân đội Syria, sau khi rút ra bài học kinh nghiệm trong sự sụp đổ của chính quyền Gaddafi ở Lybia. Mặt khác, Nga cần phải bảo vệ Syria để có thể thực hiện được các hợp đồng bán vũ khí trị giá lên đến 3,5 tỷ USD cho quốc gia này.
Cam kết cung cấp vũ khí hiện đại và gửi tàu chiến đến bảo vệ vùng biển của Syria cho thấy quyết tâm của Nga nhằm ngăn chặn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ và NATO.
Syria đang trải qua tình trạng bất ổn kể từ giữa tháng 3/2011, với các cuộc biểu tình chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Assad.
Theo Liên Hợp Quốc, có hơn 3.000 người, bao gồm cả các nhân viên an ninh Syria đã bị giết hại trong cuộc khủng hoảng này.
Các nước phương Tây cáo buộc phe đối lập và lực lượng an ninh Syria đứng đằng sau các vụ giết người trong nước còn Chính phủ Syria đổ lỗi cho các hành động bạo loạn trong nước là phạm pháp, nhấn mạnh tình trạng bất ổn của nước này là do được can thiệp từ nước ngoài.
Theo Báo Đất Việt
Thủ tướng Nga kêu gọi "kiềm chế" về vấn đề Syria
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 18/11, Thủ tướng Nga Vladimir Putin kêu gọi "kiềm chế và thận trọng" về vấn đề Syria, nhấn mạnh đây là quan điểm của Nga.
Thủ tướng Nga Vladimir Putin. (Nguồn: Internet)
Tuyên bố trên được ông Putin đưa ra sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Fillon, người chỉ trích Tổng thống Syria Bashar al-Assad làm ngơ trước sức ép quốc tế.
Cuộc gặp cấp cao trên một lần nữa thể hiện sự chia rẽ trong cộng đồng quốc tế về cuộc khủng hoảng ở Syria. Trong khi Nga chỉ trích phe đối lập ở Syria gây ra tình trạng bất ổn và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 17/11 đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nội chiến, thì Pháp và nhiều nước phương Tây hối thúc gia tăng sức ép lên Tổng thống Syria Assad.
Trong một diễn biến liên quan, tại cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu ở thủ đô Ankara ngày 18/11, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe ngày 18/11 nói "đã đến lúc tăng thêm trừng phạt" với chế độ của Tổng thống Assad, đồng thời cho rằng Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cần nhanh chóng đạt được một nghị quyết về vấn đề Syria.
Ông Juppe tuyên bố "bất cứ sự can thiệp nào" vào Syria cũng cần phải thông qua Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc quyết định. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Davutoglu cần áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế cũng như những biện pháp khác để gia tăng sức ép đối với chính quyền Damascus nếu tình trạng bạo lực tiếp diễn tại Syria.
Trong khi đó, hãng tin Pháp AFP dẫn nguồn tin các nhà hoạt động ở Syria cho biết, ít nhất 11 người đã thiệt mạng ngày 18/11 khi lực lượng an ninh nước này nổ súng giải tán những người biểu tình kêu gọi các nước trục xuất đại sứ Syria để cô lập chính quyền của Tổng thống Assad. Cùng ngày, truyền hình nhà nước Syria đưa tin một vụ nổ bom tại thành phố Hama ở miền Trung nước này đã làm 3 nhân viên an ninh thiệt mạng. Ngày 16/11, Liên đoàn Arập (AL) đã đặt thời hạn trong vòng ba ngày Syria phải chấm dứt bạo lực nếu không sẽ phải nhận những trừng phạt kinh tế./.
Theo TTXVN
Khi nào Mỹ sẽ tấn công Iran? Hôm qua (17/11) tại Vienna (Áo), các nước lớn đã nhất trí về một dự thảo nghị quyết bày tỏ mối quan ngại ngày càng sâu sắc về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran. Văn bản do 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (P5) cùng với Đức được đưa ra giữa lúc lo ngại về một hành...