Nga gồng mình chứng minh kinh tế còn khỏe
Trong bối cảnh đồng rúp giảm sâu chưa từng thấy do giá dầu mất giá, Nga khẳng định có mọi công cụ cần thiết để ngăn chặn bất ổn.
Ngày 20/1, đồng nội tệ của Nga tiếp tục mất giá khi tiến gần về mức thấp nhất trong lịch sử cách đây hơn một năm với 79,56 rúp đổi 1 USD. Trước đó, tháng 12/2014, đồng nội tệ của Nga chạm mốc 80 rúp/USD.
Trong khi đó, tỷ giá đồng euro so với đồng rúp cũng rơi xuống mức 87,67 rúp/euro, vượt qua mức 87 rúp đổi 1 euro lần đầu tiên từ ngày 16/12/2014.
Những ngày qua đồng rúp liên tiếp mất giá và đã xuống tới mức thấp kỷ lục so với đồng USD
Đến ngày 22/1, đồng rúp đã phản ứng tức thời khi giá dầu vượt qua ngưỡng 30 USD/thùng sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố sẽ tiếp tục các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế khu vực sử dụng đồng euro. Theo đó, tỷ giá rúp so với USD đã giảm mạnh từ mức thấp nhất trong 14 tháng qua là 85,99 rúp/USD xuống còn 79,81 rúp/ USD, còn tỷ giá với đồng euro cũng từ 89,99 rúp xuống còn 86,47 rúp/euro. Tuy nhiên giới phân tích vẫn thận trọng với các dự báo lạc quan.
Ngày 22/1, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina khẳng định giới chức nước này “có mọi phương tiện để có thể chủ động ngăn chặn các nguy cơ đối với sự ổn định tài chính”, đồng thời Ngân hàng Trung ương Nga cũng đang “theo sát” các diễn biến trên thị trường.
Cùng ngày, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói với báo giới rằng tình trạng đồng rúp liên tiếp mất giá và đã xuống tới mức thấp kỷ lục so với đồng USD “không phải là sụp đổ” và giới chức trách đủ khả năng chấm dứt tình trạng này. Ngoài ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin không có kế hoạch tổ chức bất cứ cuộc họp khẩn nào để bàn về tình hình đồng rúp cũng như các thị trường dầu mỏ.
Video đang HOT
Đây có lẽ chỉ là động thái trấn an các thị trường của Nga sau một tuần đầy biến động với việc đồng rúp rớt giá kỷ lục so với đồng USD. Thực tế, giới quan sát vẫn cho rằng giá dầu hiện nay vẫn chưa chạm đáy, vì thế đồng rúp vẫn chưa thể coi là đã thoát hiểm. Chuyên gia về chiến lược thị trường của tập đoàn IG Markets tại Singapore Bernard Aw cho rằng nếu giá dầu tăng chỉ vì tuyên bố của ECB thì nguồn cung dư thừa sẽ lại tác động trở lại đến giá.
Theo ông, giá dầu hiện nay vẫn chưa chạm đáy. Khẳng định thêm nhận định này là việc công ty dầu mỏ quốc gia của Iran thông báo sẽ tăng sản lượng thêm 500.000 thùng dầu mỗi ngày sau khi lệnh cấm vận quốc tế được dỡ bỏ.
Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho hay tình trạng tụt dốc của giá dầu sẽ khiến nguồn thu ngân sách của Nga thiếu hụt 3.000 tỷ rúp (38,6 tỷ USD) trong năm nay.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nga khẳng định vị thế bằng cách nào?
Nga đang tăng cường sức mạnh quân sự và khẳng định mình trên trường quốc tế với quy mô chưa từng thấy từ thời Chiến tranh lạnh, tờ The New York Times viết.
Nga đang khẳng định mình là thủ lĩnh trên trường quốc tế
Tờ The New York Times (NYT) của Mỹ đưa ra phân tích về cách thức Nga dùng để gia tăng sức mạnh quân sự của mình trong những năm gần đây.
Đặc biệt, NYT nhấn mạnh tới việc hiện đại hóa thiết bị quân sự, các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn và các phương pháp khác nhằm củng cố tiềm lực quân sự của quốc gia này.
Hãng Ria Novosti trích dẫn nhận định của tờ The New York Times (NYT) của Mỹ cho hay, Nga hiện đang tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự của mình dẫn tới mối quan hệ với phương Tây trở nên nguội lạnh.
"Nga đang tăng cường sức mạnh quân sự và khẳng định mình trên trường quốc tế với quy mô chưa từng thấy từ thời Chiến tranh lạnh", Tạp chí The New York Times viết.
Tiếp đó, NYT liệt kê cụ thể những biện pháp đang được Nga áp dụng để khôi phục lại ảnh hưởng của mình, bao gồm việc xây dựng các căn cứ quân sự mới và mở rộng căn cứ cũ ở Bắc Cực.
Ngoài ra, tạp chí này ghi nhận sự gia tăng đáng kể ngân sách quốc phòng của Moscow. Theo đó, khoản chi ngân sách quốc phòng Nga năm 2015 tăng 11 tỷ USD so với năm 2014.
Một phương pháp khác của Nga được NYT nhấn mạnh đó là các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn. Theo thống kê của tạp chí này, hơn 100.000 binh sĩ đã tham gia vào các cuộc tập trận của Nga.
"Biện pháp này của Nga nhằm huấn luyện chiến đấu cho binh sĩ cũng như để phô trương sức mạnh quân sự của quốc gia này với thế giới".
Các chuyên gia của NYT cũng chỉ ra rằng Nga đang triển khai lực lượng vũ trang của mình tham gia vào các cuộc xung đột quân sự tại các quốc gia khác, làm "kẻ thù choáng váng" và dường như "gieo rắc tình trạng bất ổn" tại một loạt khu vực.
Nổi bật nhất là việc không quân Nga trong những tháng gần đây tham gia không kích các mục tiêu của Tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo IS" trên lãnh thổ Syria.
Tạp chí này còn khẳng định "phần lớn các cuộc tấn công" của không quân Nga nhằm vào các cơ sở của những lực lượng nổi dậy chống chính phủ Syria, chứ không phải mục tiêu của phiến quân IS. Về phần mình, Nga phủ định các cáo buộc này của NYT.
Biện pháp cuối cùng được NYT nhắc đến là việc hiện đại hóa các thiết bị quân sự của Nga. "Nga mua, đổi mới, phát triển các thiết bị quân sự và dự định tới năm 2020 sẽ hoàn thành nâng cấp 70% các loại thiết bị vũ khí trang bị cho quân đội của mình", Tạp chí The New York Times kết luận.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ RIA Novosti, một trong những hãng tin lớn nhất tại Nga, đặt trụ sở chính tại Moscow và hơn 80 văn phòng trên khắp thế giới. Ngày 9/12/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập tờ Tiếng nói nước Nga và RIA Novosti thành Rossiya Segodnya (hãng tin tức quốc tế Russia Today (RT)).
Đào Cảnh (Lược dịch)
Theo Infonet
Nga có bằng chứng khẳng định dầu lậu của IS chuyển tới Thổ Nhĩ Kì Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa cho biết, Moscow đã nhận thêm được nhiều thông tin tình báo chứng minh dầu lậu của IS đã được chuyển qua Thổ Nhĩ Kì với số lượng cực lớn. Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kì Recep Erdogan khẳng định, ông sẽ từ chức nếu điều này là sự thật. Nga đã nhận được thêm...