Nga gọi tổn thất là thảm kịch lớn, mong chiến sự kết thúc ‘trong vài ngày tới’
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 7.4 cho hay Nga đã chịu “tổn thất đáng kể” kể từ khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào ngày 24.2.
Một xe tăng Nga bị cháy ở phía tây thủ đô Kyiv ngày 7.4 Ảnh AFP
“Chúng tôi có sự tổn thất binh sĩ đáng kể… và đó là thảm kịch lớn đối với chúng tôi”, ông Peskov nói trong cuộc trả lời phỏng vấn với Đài Sky News. Ông Peskov không công bố số liệu mới về tổn thất nhân mạng của quân Nga.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 25.3 nói rằng 1.351 binh sĩ tử trận và 3.825 người bị thương, kể từ khi chiến dịch quân sự bắt đầu ở Ukraine. Đến ngày 27.3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng ít nhất 10.000 binh sĩ Nga có thể đã thiệt mạng ở Ukraine, theo Reuters.
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn với Sky News, ông Peskov cho hay Moscow hy vọng chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine có thể kết thúc trong tương lai gần, có thể “trong vài ngày tới”. Ông Peskov còn nói rằng binh sĩ Nga sẽ kết thúc chiến dịch đó bằng cách đạt các mục tiêu hoặc Moscow và Kyiv sẽ đạt một thỏa thuận thông qua đàm phán.
Triển vọng về một thỏa thuận hòa bình phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc Ukraine có “sự nhất quán” về lập trường của mình và sẵn sàng đồng ý với các điều kiện của Nga hay không. Ông đặc biệt nhấn mạnh rằng những người chịu trách nhiệm cho các tội ác chống lại dân thường ở vùng Donbass thuộc miền đông Ukraine phải bị đưa ra công lý.
Khi được hỏi về việc Kyiv cáo buộc quân Nga thảm sát dân thường ở thị trấn Bucha, gần thủ đô Kyiv, ông Peskov khẳng định cáo buộc đó là “giả” và nhấn mạnh: “Chúng ta đang sống trong những ngày của sự giả dối”. Ông còn nói rằng Nga quan tâm đến một cuộc điều tra thật sự khách quan và độc lập về tất cả tội ác phạm phải ở Ukraine.
Xem nhanh: Chiến sự Nga-Ukraine ngày thứ 43
Cũng theo ông Peskov, một trong số mục tiêu của chiến dịch quân sự là tránh một cuộc xung đột quân sự lớn hơn, một Thế chiến III tiềm tàng mà có thể liên quan vũ khí hạt nhân. Nếu Ukraine gia nhập NATO rồi cố lấy lại bán đảo Crimea bằng quân sự, những thành viên NATO sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ phải bảo vệ Ukraine, dẫn tới một cuộc xung đột toàn cầu, theo ông Peskov.
Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine vào năm 2014 và đến ngày 21.2.2022 công nhận “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” và “Cộng hòa Nhân dân Luhansk”, thuộc vùng Donbass, là nền cộng hòa độc lập.
Đến ngày 24.2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng nhằm đáp lại đề nghị từ lãnh đạo Donetsk và Luhansk, ông đã đưa ra quyết định thực hiện một chiến dịch quân sự đặc biệt, theo TASS. Tổng thống Putin khẳng định Moscow không có kế hoạch chiếm lãnh thổ của Ukraine.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine cũng như NATO đối với phát ngôn mới của ông Peskov.
Điện Kremlin cảnh báo có thể cắt quan hệ với nhiều nước phương Tây
Ukraine nêu điều kiện đàm phán về Crimea và Donbass
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố sẵn sàng thảo luận về tình hình Crimea và các nước cộng hòa tự xưng ở Donbass với một điều kiện tiên quyết.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Kiev ngày 20/3. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Mikhail Podolyak, Trưởng đoàn đàm phán hòa bình của Kiev, cho biết nhà lãnh đạo Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán sau khi nhận được sự đảm bảo về an ninh. Nhà đàm phán Ukraine tin tưởng những vấn đề này có thể được giải quyết tại cuộc gặp trong tương lai giữa hai tổng thống.
Trước đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng tiến trình đàm phán giữa hai quốc gia đang gặp vấn đề. Theo ông, bước đầu tiên để hai bên tìm ra giải pháp chung là phải đưa ra đảm bảo an ninh và chấm dứt xung đột. Ông Zelensky dự định thảo luận về những mối quan tâm này trong cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong khi đó, nhật báo Nga Nezavisimaya Gazeta dẫn nhận định của giới chuyên gia cho rằng tại thời điểm hiện nay, Chính phủ Nga sẽ chỉ cung cấp đảm bảo về an ninh nếu Kiev đáp ứng các yêu cầu mà Moskva đưa ra.
Trả lời tờ Nezavisimaya Gazeta, chuyên gia hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga Oleg Nemensky nhận xét rằng bằng cách nhấn mạnh về vấn đề đảm bảo an ninh, Kiev đang thực sự cố gắng nắm bắt cơ hội tháo gỡ xung đột. Hơn nữa, cho đến nay, hành động của các đối tác phương Tây đã cho thấy họ sẽ tiếp tục cung cấp vũ khí cho người Ukraine, nhưng không đóng vai trò bảo đảm an ninh cho Ukraine.
Ngày 22/3, Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết các kết quả phán giữa nước này với Nga sẽ được công chúng quyết định qua trưng cầu dân ý toàn quốc, nhất là các nội dung liên quan đến bảo đảm an ninh, quy chế với vùng lãnh thổ Donetsk và Luhansk ở Donbass, cũng như vấn đề bán đảo Crimea.
Ông Nemensky nhận xét ý tưởng của Chính phủ Ukraine về việc tổ chức trưng cầu dân ý tại vùng bị chiến tranh tàn phá với nền dân số phân tán và hoảng loạn sẽ là vô ích, thậm chí còn cản trở đến tiến trình đàm phán hòa bình.
Nga tái khẳng định không nhằm mục tiêu chiếm đóng Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/3, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov một lần nữa nhấn mạnh chiếm đóng Ukraine không phải là mục tiêu của Nga. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tại cuộc họp ở Moskva. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình CNN, ông nói khẳng định quân đội Nga...