Nga giúp Iran xây dựng vệ tinh giám sát mặt đất
2 công ty về không gian vũ trụ của Nga vừa kí thoả thuận hợp tác với một doanh nghiệp của Iran, nhằm tạo ra một hệ thống vệ tinh giám sát cho nước này.
Theo thoả thuận được kí, các công ty Nga sẽ giúp Iran xây dựng hệ thống vệ tinh cảm biến từ xa để dành cho việc thu thập thông tin về bề mặt trái đát, khí quyển và đại dương.
Công ty Nga NPK BARL sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và cơ sở hạ tầng mặt đất, trong khi công ty VNIIEM sẽ chế tạo và phóng vệ tinh. Tập đoàn Bonyan Danesh Shargh của Iran sẽ là đơn vị điều hành cơ sở này.
Nga sẽ giúp Iran xây dựng vệ tinh giám sát mặt đất
“Thoả thuận này nhằm tạo ra một hệ thống vệ tinh cảm biến điều khiển từ mặt đất dựa theo phiên bản nâng cấp của vệ tinh giám sát Kanopus-V1″, giám đốc của VNIIEM, ông Leonid Makridenko nói với hãng tin RIA Novosti.
Thoả thuận này được kí với sự có mặt của Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin và giám đốc điều hành công ty Roscosmos, Igor Komarov.
Đây không phải là dự án hợp tác khoa học công nghệ đầu tiên của Nga và Iran. Nhà máy năng lượng hạt nhân đầu tiên của Iran – Bushehr đã được hoàn thành bởi các thiết bị và công nghệ từ Nga.
Chương trình không gian vũ trụ của Iran đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Vệ tinh đầu tiên của Iran, Sina-1 đã được phóng vào năm 2005 ở khu nghiên cứu Plesetsk, Nga. 4 năm sau, Tehran tiếp tục phóng đi vệ tinh thứ 2 từ một khu vực nằm trên lãnh thổ Iran. Từ năm 2010 đến 2013, Iran khẳng định đã phóng được các tên lửa có mang theo các động vật như chuột, rùa và sâu, khỉ, lên vũ trụ, sau đó trở về an toàn.
Theo_An ninh thủ đô
10 hiện tượng tự nhiên kỳ lạ tưởng chừng chỉ có trong phim ảnh
Lỗ mây, hoa băng, sét núi lửa.. là những hiện tượng hiếm gặp và ít người biết đến.
Video đang HOT
Trên thế giới có vô vàn những hiện tượng tự nhiên thú vị và có đôi khi chúng đã tạo ra cho con người những kiệt tác nghệ thuật, khiến ai nấy đều ngạc nhiên.
Lỗ mây
Lỗ mây là một khoảng trống hình tròn lớn có thể xuất hiện trong các đám mây ti tích hoặc mây trung tích. Những lỗ này hình thành khi nhiệt độ nước trong mây thấp hơn điểm đóng băng nhưng nước vẫn chưa đóng băng do thiếu các hạt mầm băng.
Khi một phần đám mây bắt đầu đóng băng, nó sẽ gây ra một hiệu ứng dây chuyền, do quá trình Bergeron, khiến cho hơi nước xung quanh nó cũng đóng băng và rơi xuống. Hiện tượng này gây ra một cái lỗ, thường là hình tròn, trong đám mây.
Hoa Băng
Những bông hoa băng được hình thành trên biển băng trẻ (mới hình thành) ở các vùng biển lạnh. Hoa băng chỉ hình thành trong điều kiện lạnh và ít gió. Các cụm băng có đường kính 4 cm và thường có hình dạng của một bông hoa. Vì được hình thành từ nước biển nên các bông hoa băng đều kết tinh hàm lượng muối cao.
Hố xanh khổng lồ
Là một trong những hố đại dương rộng nhất thế giới, Great Blue Hole rộng gần 304 m, sâu 122 m. Hố có vách đá ngầm phát sáng nhờ cát và san hô, trong khi nước màu xanh thẫm.
Bạch đàn cầu vồng
Bạch đàn cầu vồng xảy ra ở Bắc bán cầu, là bản vá lỗi vỏ ngoài của cây vào những thời điểm khác nhau. Trong một năm, cây bạch đàn 7 sắc thay vỏ nhiều lần. Sau mỗi quá trình này, hiệu ứng màu sắc lại trở nên rõ rệt hơn khi nó để lộ lớp vỏ bên trong màu xanh lá, cam, tím.
Cầu vồng
Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa.
Vòng tròn bí ẩn dưới đáy biển
Vòng tròn bí ẩn dưới đáy biển của Nhật Bản này là do những chú cá Fugu nhỏ bé với chiều dài chỉ vài cm tạo nên. Trước tiên, chúng bơi dưới đáy biển theo vòng tròn vài giờ đồng hồ, sau đó dùng vây vẽ nên những đường rãnh chỉ bằng một động tác giống nhau. Mục đích chính của việc làm này là thu hút bạn tình.
Sóng phát quang sinh học
Sóng phát quang sin học có thể tìm thấy ở Maldives, được tạo ra bởi tảo dinoflagellate nổi trên bề mặt biển và di chuyển quanh các luồng nước, tạo ra các xung điện quanh hạt proton, ngăn không cho nước thấm vào bên trong các vi sinh vật.
Sau đó chính những xung điện này tạo ra các kênh proton nhạy điện áp, kích hoạt hàng loạt phản ứng hóa học, trong đó có protein luciferase - chịu trách nhiệm hình thành ánh sáng xanh neon bên trong cơ thể loài tảo.
Cực quang
Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh.
Các cực quang mạnh nhất thường diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên.
Sét núi lửa
Các nhà khoa học chưa thể giải thích được vì sao sét lại xuất hiện khi núi lửa phun trào. Họ cho rằng những phân tử tro được sạc điện phụt ra trong quá trình núi lửa hoạt động đã phản ứng với không khí để tạo ra những tia sáng trắng như thế.
Cua đỏ
Trên đảo Christmas của Australia, hàng năm có hàng triệu con cua đỏ di cư tràn ngập trên đường đi lại, tạo nên một cảnh tượng vô cùng tuyệt vời.
Theo Dân Việt
"CNRP dùng bản đồ của tỉnh Lâm Đồng, có thể tranh chấp dẫn đến chiến tranh" Nếu các vị sử dụng mảnh bản đồ đó, chúng ta sẽ có tranh chấp có thể gây ra chiến tranh với Việt Nam. Tiến sĩ Sok Touch trong buổi họp báo công bố kết quả đối chiếu bản đồ biên giới Việt Nam - Campuchia tại Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia hôm qua. Ảnh: The Cambodia Daily. Kiến nghị sửa Điều...