Nga giúp Ai Cập xây dựng nền công nghiệp năng lượng hạt nhân mới
Nga không chỉ giúp Ai Cập xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên mà còn tạo ra một nền công nghiệp năng lượng hạt nhân hoàn toàn mới ở nước này, Russia Today dẫn lời Tổng thống Nga Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ai Cập Abdel Fatah al Sisi – Ảnh: AFP
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa kết thúc chuyến thăm 2 ngày ở thủ đô Cairo nhằm thúc đẩy và tăng cường quan hệ giữa hai nước. Ông Putin đã được đón tiếp tại Cairo một cách trọng thị. Tại cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo hai nước, hai bên đã thông qua một thỏa thuận hợp tác quan trọng: Nga sẽ xây dựng một nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ai Cập vốn bị trì hoãn từ thập niên 1980 (sau sự cố Chernobyl năm 1986). Ngày 10.2, Tổng thống Ai Cập Abdel Fatah al Sisi cũng đã xác nhận thông tin này.
Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Ai Cập sẽ được xây dựng ở thành phố Dabaa, nằm bên bờ Địa Trung Hải, thuộc miền tây bắc Ai Cập.
Tổng thống Nga Putin cho biết Nga không những giúp Ai Cập xây dựng nhà máy mà sẽ hỗ trợ cả đội ngũ nhân viên và nghiên cứu khoa học cho nước này. Ông chủ điện Kremlin tuyên bố: “Chúng tôi không chỉ xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà còn tạo ra một nền công nghiệp năng lượng hạt nhân hoàn toàn mới ở Ai Cập”, theo Russia Today.
Video đang HOT
Đáp lại, Tổng thống Ai Cập bày tỏ lạc quan rằng nhà máy điện hạt nhân sẽ đảm bảo vấn đề năng lượng điện của nước này, đồng thời khẳng định Nga là nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực này và Ai Cập rất biết ơn về sự chia sẻ từ phía Nga.
Chuyến thăm Ai Cập của Tổng thống Nga Putin trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa quan trọng không chỉ với Nga mà cả Ai Cập, giúp Nga kéo Ai Cập gần gũi hơn trong việc giải quyết các vấn đề xung đột khu vực, chống khủng bố và thúc đẩy Nga – Ai Cập trở thành đối tác cả về kinh tế, chính trị.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Việt - Nga tăng cường hợp tác tuyên truyền năng lượng hạt nhân
Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng Tập đoàn ROSATOM của Nga đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác hỗ trợ thông tin tuyên truyền đối với các dự án chung trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân giai đoạn 2015-2020.
Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) vừa tổ chức các phiên họp chính thức về các nội dung xây dựng hành lang pháp lý, an toàn hạt nhân và hợp tác Việt - Nga trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình.
Hai bên đã thảo luận về lộ trình hợp tác trong năm 2015 và nhìn lại những kết quả hợp tác trong giai đoạn 2013-2014, đồng thời ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác thông tin tuyên truyền năng lượng hạt nhân giai đoạn 2015-2020.
Khung cảnh buổi ký kết hợp tác của đại diện hai bên Việt-Nga
Theo Quyết định số 370/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm chính trong công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân trong giai đoạn đầu phát triển điện hạt nhân, và các chương trình toàn diện và đồng bộ về thông tin, tuyên truyền.
Ngoài đại diện của Bộ Khoa học và Công nghệ, đứng đầu là Thứ trưởng Trần Việt Thanh, Cục An toàn Bức xạ và Hạt nhân Việt Nam (VARANS), Cục Năng lượng Nguyên tử (VAEA), Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM), chương trình có sự tham gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), và đại diện phía Nga gồm có Tập đoàn ROSATOM, Cơ quan giám sát liên bang về môi trường, công nghiệp và hạt nhân Nga Rostechnadzor, Công ty NIAEP của ROSATOM.
Buổi họp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Tập đoàn ROSATOM diễn ra trong hai ngày (từ ngày 02/02/2015 đến 03/02/2015). Các chủ đề chính bao gồm những tiến bộ trong phát triển khung pháp lý, như bảo đảm an toàn điện hạt nhân, đào tạo cán bộ có trình độ cao cho ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam tại Nga, phát triển các Trung tâm Năng lượng hạt nhân, Khoa học và Công nghệ, công tác chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân và bảo đảm sự chấp nhận của công chúng đối với ngành công nghiệp hạt nhân.
Hai bên cũng thảo luận về lộ trình hợp tác công nghệ hạt nhân. Kết thúc buổi họp, Bộ Khoa học và Công nghệ và Tập đoàn ROSATOM chính thức ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác hỗ trợ thông tin tuyên truyền đối với các dự án chung trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân giai đoạn 2015-2020.
Nội dung biên bản ghi nhớ nêu rõ các khía cạnh hợp tác giữa Nga và Việt Nam bao gồm: Phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiểu biết của công chúng về công nghiệp hạt nhân và công nghệ bức xạ; Hợp tác biên soạn và xuất bản các tài liệu phù hợp về công nghiệp điện hạt nhân; Phối hợp tổ chức các hội nghị, triển lãm quốc tế, hội thảo chuyên đề... về điện hạt nhân; Tổ chức các hoạt động đào tạo cho đại diện các cơ quan thông tấn báo chí, cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông.
Trưởng phái đoàn của Nga, Phó Tổng Giám đốc ROSATOM, ông Vyacheslav Pershukov, nhấn mạnh rằng biên bản ghi nhớ nhằm xây dựng các chương trình hợp tác hỗ trợ thông tin tuyên truyền để thúc đẩy phát triển hạt nhân tại Việt Nam.
Bước đầu tiên đã được thực hiện: Vào năm 2013, ROSATOM đã mở cửa trung tâm thông tin hạt nhân đầu tiên tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Chúng tôi lên kế hoạch để hoạt động tích cực hơn trong tuyên truyền về công nghệ hạt nhân hiện đaị và tăng sự chấp nhận của công chúng về năng lượng hạt nhân tại Việt Nam, bao gồm những toạ đàm bàn tròn về các chủ đề về năng lượng hạt nhân. Biên bản ghi nhớ cũng tạo điều kiện cho việc thường xuyên trao đổi thông tin và chuyên môn, tổ chức các sự kiện chung để thúc đẩy năng lượng hạt nhân và tuyên truyền về sự an toàn và độ tin cậy đối với môi trường của loại hình năng lượng này", ông Vyacheslav Pershukov nói.
Trả lời câu hỏi về thay đổi thời gian và chi phí xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận, ông Vyacheslav Pershukov cho biết quyết định về thời điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân hoàn toàn phụ thuộc vào Việt Nam và ROSATOM sẽ tôn trọng quyết định đó.
"Về chi phí xây dựng, đưa ra một con số vào thời điểm này còn quá sớm, thậm chí không chính xác, chi phí xây dựng sẽ được quyết định dựa trên nghiên cứu khả thi trong giai đoạn chuẩn bị. Chi phí cuối cùng còn phụ thuộc vào điều kiện địa lý, lựa chọn công nghệ và tỷ lệ nội địa hóa", đại diện ROSATOM cho biết thêm.
Khôi Bùi
Theo Dantri
5 loại vũ khí cực mạnh của Nga mà Mỹ phải dè chừng Không tính các loại vũ khí hạt nhân có tính hủy diệt thì Nga vẫn sở hữu nhiều loạt vũ khí tối tân khiến quân đội Mỹ e ngại. Ngay cả với xung đột hiện nay ở Ukraine và căng thẳng gia tăng giữa Nga và Mỹ, rất ít khả năng Mỹ sẽ trực tiếp đối đầu với Nga trên chiến trường. Một...