Nga giấu xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 đến ngày 9.5
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 trên nền tảng khung gầm đa năng Armata sẽ được đem ra thực tập rạng sáng vào ngày mai (theo giờ Nga) để chuẩn bị cho buổi duyệt binh trên mừng 70 năm chiến thắng Phát xít trên Quảng trường Đỏ ngày 9.5, tuy nhiên các chuyên gia phân tích vũ khí sẽ không thể thấy được gì nhiều trước khi đến ngày 9.5.
Hệ thống ngụy trang Nakidka được dùng cho xe tăng T-90MS
Ngày mai, lúc 6:45 sáng giờ địa phương, Nga sẽ tổ chức buổi diễn tập cho cuộc duyệt binh mừng “Ngày Chiến thắng” lớn nhất trong lịch sử, vì vậy xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 của Nga dựa trên khung gầm đa năng Armata sẽ xuất hiện trong sự kiện này.
Tuy nhiên, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 mới của Nga sẽ xuất hiện trong một lớp ngụy trang đặc biệt để không ai có thể nhìn thấy chính xác cấu hình của nó. Kỹ thuật che dấu này được thực hiện bởi nhà sản xuất xe tăng, để bảo vệ chiếc xe khỏi các hoạt động gián điệp, có thể sẽ được tung ra để nghiên cứu xe tăng hiện đại của Nga.
Công nghệ để che giấu hình dạng thực tế của xe tăng gọi là Nakidka, được phát triển bởi viện nghiên cứu thép Moscow có thể ẩn giấu luôn cả tín hiệu nhiệt cũng như hình ảnh hồng ngoại của một chiếc xe tăng khiến cho việc thực hiện hoạt động gián điệp trở nên không tưởng.
Video đang HOT
20 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 đã được bàn giao cho quân đội Nga vào đầu tháng 2.2015. Ban đầu mọi người đều nghĩ rằng sẽ sớm được chiêm ngưỡng hình ảnh của xe tăng chiến đấu bộ binh mới này, nhưng chính quyền Nga đã quyết định không công khai hình ảnh của xe và biến nó thành một bí mật quốc phòng.
T-14 (Object 149) là xe tăng chiến đấu chủ lực dựa trên nền tảng khung gầm Armata, nền tảng xe bọc thép thế hệ mới được Nga nghiên cứu phát triển từ năm 2009. Khác với các loại xe tăng thông thường nền tảng xe bọc thép này sẽ là chuẩn đề Nga cho ra đời tất cả các loại xe chiến đấu bọc thép trong tương lai từ xe chiến đấu bộ binh, pháo tự hành cho đến xe kỹ thuật và hàng loạt xe chức năng khác.
Theo báo cáo, các xe bọc thép thuộc khung gầm Armata có một tháp pháo được điều khiển từ xa và hoàn toàn tự động hóa, cũng như một khoang lái riêng biệt dành cho kíp lái được làm từ vật liệu composite và được bảo vệ bằng nhiều lớp giáp.
Các biến thể xe tăng dựa trên khung gầm Armata sẽ được đưa vào thử nghiệm vào năm 2016 và dự kiến đến 2020 sẽ có 2.300 chiếc xe dụa trên nền tảng Armata được cung cấp cho quân đội Nga.
Theo Một Thế Giới
Từ T-14 Armata, Nga tiến gần đến xe tăng robot
Năm 2015, Nga sẽ có xe tăng thế hệ mới T-14 Armata và tiến gần đến việc chế tạo ra xe tăng robot hóa hoàn toàn.
Khung gầm chiến đấu vạn năng Armata là khung gầm xích hạng nặng cải tiến thế hệ 4 của Nga. Dựa trên khung gầm tiêu chuẩn này, Nga dự kiến chế tạo xe tăng chủ lực, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân hạng nặng, xe chiến đấu yểm trợ tăng, xe cứu kéo bọc thép, cũng như một số loại pháo tự hành, vũ khí phòng không và hệ thống phòng chống vũ khí NBC.
Các xe tăng T-14 đầu tiên sẽ được chuyển giao cho quân đội Nga vào năm 2015, còn việc sản xuất loạt sẽ bắt đầu từ năm 2016. Đến năm 2020, Nga sẽ sản xuất 2.300 xe tăng này và qua đó hiện đại hóa 70% lực lượng xe tăng Nga.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Công nghiệp quốc phòng Nga, tăng chủ lực thế hệ mới Armata sẽ tham gia duyệt binh Chiến thắng ngày 9/5/2015 và sẽ được thử nghiệm vào năm 2016.
Armata được phát triển như một khung gầm chiến đấu, module, vạn năng, có thể dùng làm cơ sở để chế tạo hàng loạt xe chiến đấu như tăng chủ lực, xe chi viện hỏa lực, xe gỡ mìn, hệ thống phun lửa hạng nặng và xe tăng bắc cầu.
Tăng Armata sẽ có pháo điều khiển từ xa và hệ thống tiếp đạn hoàn toàn tự động, cũng như có khoang riêng cho kíp xe làm bằng vật liệu composite và được bảo vệ bằng giáp phức hợp. Các chuyên gia cho rằng, bằng cách đó, cuối cùng Nga sẽ có được một xe tăng chiến đấu không người lái, hoàn toàn robot hóa.
Xe tăng Armata sẽ được trang bị module chiến đấu tháo pháo điều khiển từ xa và hệ thống điều khiển tự động, kíp xe được bảo vệ nhờ cáp-xun bọc giáp. Trên tháp sẽ lắp pháo 125 mm với 32 phát bắn. Ngoài ra, dự kiến còn chế tạo tên lửa mới dẫn bằng laser, có thể phóng qua nòng pháo có tầm bắn 5.000 m. Vũ khí bổ trợ sẽ gồm 1 pháo 30 mm và 1 súng máy 12,7 mm. Pháo 30 mm dùng để tiêu diệt xe không bọc thép và trang thiết bị quân sự như radar, cũng như khí tài bên ngoài của xe tăng, xe bọc thép chở quân.
Xe tăng -14 sẽ không cấp tiến và đồ sộ như mẫu Objekt-195 hay tăng -95 vốn đã bị đình chỉ, nó sẽ có trọng lượng nhỏ hơn và do đó mà có sức cơ động cao hơn. Xe tăng này cũng rẻ tiền hơn hai loại tăng đầy triển vọng kia.
Nga đang dự định chế tạo hàng loạt phương tiện chiến đấu robot, gọi là các hệ thống robot cơ động dùng cho các nhiệm vụ trinh sát bộ đội, chi viện hỏa lực, bảo vệ và phòng thủ các cơ sở quân sự, vị trí đóng quân, lắp đặt các loại sensor.
Robot mới nhất trong dòng sản phẩm này là MRK-002-BG-57 có tên Volk-2. Thực chất, đây là một xe tăng có kích thước như một ô tô nhỏ, lắp 1 súng máy 12,7 mm. Ở chế độ tự động, người điều khiển có thể lựa chọn đến 10 mục tiêu để sau đó robot nổ súng tiêu diệt. Volk-2 có thể hoạt động độc lập ở mức độ nhất định, nhưng quyết định nổ súng tiêu diệt mục tiêu vẫn hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của con người.
Theo Năng Lượng Mới
Điểm nóng Ukraina: Báo Pháp đồng loạt trưng bằng chứng tố Nga Hầu hết các tờ báo lớn của Pháp như Le Figaro, Le Monde, Libération, Les Echos, La Croix... hôm qua (17.11) đều báo động tình hình căng thẳng tại miền đông Ukraina và đưa ra những bằng chứng cho việc can thiệp của Nga vào chiến trường này. Khói bốc lên phía trên sân bay quốc tế Donetsk khi quân nổi dậy chạm...