Nga ghi nhận tháng chết chóc nhất vì Covid-19
Nga trải qua tháng có nhiều ca tử vong nhất vì Covid-19, diễn biến có thể khiến cuộc khủng hoảng nhân khẩu học tại quốc gia này thêm trầm trọng.
Tốc độ tiêm chủng chậm chạp đang gây ảnh hưởng tới nỗ lực chống dịch của Nga (Ảnh: Reuters).
Bloomberg đưa tin, tháng 11/2021 đã trở thành tháng chết chóc nhất tại Nga vì dịch Covid-19 với 85.527 trường hợp tử vong, theo dữ liệu ngày 30/12 của Dịch vụ Thống kê Liên bang Nga. Con số này tăng 16% so với tháng trước và khiến tổng số ca tử vong vì Covid-19 ở Nga tăng lên 625.000 tính từ đầu dịch tới nay.
Nga cũng ghi nhận số ca bệnh ở mức cao tháng qua vì tỷ lệ tiêm chủng thấp. Khoảng 62% dân số Nga có kháng thể từ tiêm chủng hoặc do từng mắc Covid-19 trước đó, theo số liệu chính thức của Nga.
Diễn biến này đe dọa làm trầm trọng cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ở Nga. Vera Karpova, nhà nhân khẩu học tại Đại học Moscow, ước tính Covid-19 đã giảm tuổi thọ trung bình tại Nga hơn 3 năm xuống dưới 70 tuổi. “Lần cuối cùng tuổi thọ trung bình ở Nga ở mốc 70 là vào năm 2012.”
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh bảo rằng, sự sụt giảm tuổi thọ trung bình ở quốc gia diện tích lớn nhất thế giới là mối đe dọa đối với vị thế địa chính trị và nền kinh tế của Nga, trong bối cảnh tình trạng thiếu lao động ngày càng tăng.
“Tôi đã đề cập đến sự sụt giảm về tuổi thọ và sự gia tăng tỷ lệ tử vong mà chúng ta đang thấy, và về mặt này, nó đang làm trầm trọng thêm một trong những vấn đề quan trọng nhất của chúng ta. Dân số 146 triệu người là không đủ cho một đất nước khổng lồ như vậy”, ông Putin nói.
Hàn Quốc: Nguy cơ mất một nửa số trường đại học
Theo báo cáo của Đại học Quốc gia Seoul và Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc, nước này có thể mất tới một nửa số trường đại học trong vòng 25 năm tới do sự suy giảm nhân khẩu học nghiêm trọng.
Video đang HOT
Sinh viên Hàn Quốc.
Sự sụt giảm nghiêm trọng
Báo cáo mới công bố về sự thay đổi dân số và triển vọng tương lai đối với các trường học trong khu vực dự đoán khoảng 190/385 trường đại học hiện nay của Hàn Quốc tồn tại được trong 25 năm tới. Các trường sẽ phải "cạnh tranh khốc liệt" ở các khu vực ngoài đô thị để tồn tại.
Bên ngoài thủ đô Seoul, triển vọng thậm chí còn u ám hơn, với khoảng 44% trường đại học hiện có (146/331) dự kiến sẽ tồn tại, so với hơn 80% trường tồn tại ở Seoul. Tiếp theo là thành phố Sejong nơi có khoảng 2/3 số trường đại học dự kiến sẽ vẫn tồn tại trong thời gian 25 năm.
Các dự đoán mới nhất trên được đưa ra khi ngay cả các trường đại học danh tiếng ở các tỉnh cũng đang chứng kiến số lượng sinh viên nộp đơn xin học giảm mạnh. Đây là điều mà một số chuyên gia nhận định không chỉ liên quan đến tỷ lệ sinh giảm, mà còn là nhận thức của những người trẻ về việc giảm cơ hội và làm việc bên ngoài Seoul.
Theo nghiên cứu, sự sụt giảm sẽ trầm trọng nhất trong khoảng thời gian từ năm 2037 - 2041 do dân số trong độ tuổi đi học ở các tỉnh ngoài Seoul và tỉnh Gyeonggi-do xung quanh thủ đô được dự báo sẽ giảm mạnh trong giai đoạn đó.
Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất dự kiến sẽ là khu công nghiệp Ulsan và tỉnh Jeonnam ở Tây Nam. Nơi đây chỉ có 1/5 trường đại học hiện có được dự đoán là còn tồn tại dựa trên ước tính về số lượng sinh theo khu vực, tỷ lệ tăng hoặc giảm của dân số trong độ tuổi đi học và tỷ lệ nhập học đại học.
Mô hình dự đoán trên dựa vào các số liệu dự kiến bao gồm trẻ em chưa sinh theo tỷ lệ sinh thấp hiện tại của dân số. Hàn Quốc là một trong những nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới với khoảng 0,92 trẻ em trên mỗi gia đình vào năm 2019.
Nghiên cứu dự đoán, trong vòng 2 thập kỷ tới, một nửa số ca sinh sẽ tập trung ở khu vực thủ đô Seoul, trong khi các khu vực sẽ chứng kiến sự di chuyển dân số đến vùng đô thị.
Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc.
Có thể tạo ra xung đột
Sự di chuyển dân số từ các khu vực, sự tập trung người trẻ ở thủ đô và các khu vực đô thị khác cũng như sự chênh lệch về chất lượng và dịch vụ đại học được dự đoán là có thể trở thành yếu tố dẫn đến xung đột với thế hệ trẻ.
Giáo sư quản lý thảm họa doanh nghiệp Lee Dong-gyu tại Đại học Dong-A ở Busan nói với truyền thông, nếu số sinh viên giảm, thu nhập từ học phí sẽ giảm và các trường không thể thuê giảng viên toàn thời gian. Như vậy, số lao động không thường xuyên tại các trường sẽ tăng lên. Điều này sẽ dẫn đến chất lượng giáo dục giảm sút tại các trường đại học địa phương và tạo ra một vòng luẩn quẩn kéo dài khoảng cách với khu vực đô thị.
Theo báo cáo, xung đột có thể xảy ra vì người trẻ tuổi ở đô thị sẽ ngày càng đóng thuế nhiều hơn các khu vực khác.
Giới trẻ Hàn Quốc thích tới khu vực thủ đô Seoul đông đúc.
Sinh viên thích Seoul hơn
Tại thành phố lớn thứ 2 của Hàn Quốc là Busan, chỉ có 7 trường đại học và cao đẳng được dự đoán còn tồn tại trong số 23 trường trong thành phố. Giới chuyên gia lưu ý, các trường đại học đã đóng góp vào sự phát triển của thành phố cảng và việc đóng cửa trường sẽ là nguyên nhân gây lo ngại do sự suy giảm "vành đai rỉ sét" của các ngành công nghiệp truyền thống trong khu vực. Thành phố đã phải đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám trong hơn một thập kỷ khi những học sinh đạt thành tích cao nhất ở trường thích tới các trường đại học ở Seoul.
Theo Hội đồng Giáo dục Đại học Hàn Quốc, một số lượng lớn các trường đại học ở Busan đã không thể có đủ sinh viên theo chỉ tiêu được chính phủ phân bổ vào năm nay. Khu vực này phải tiến hành một đợt tuyển dụng bổ sung lớn đối với 4.600 sinh viên khác trong bối cảnh Bộ Giáo dục dự đoán tình hình sẽ chỉ tồi tệ hơn do số lượng thanh niên 18 tuổi giảm gần 45% kể từ năm 2000.
Theo số liệu gần đây mà nhà lập pháp Kim Byung-wook của đảng Dân chủ Hàn Quốc nhận được từ Bộ Giáo dục cho thấy, Đại học Quốc gia Pusan đã tuyển được 4.567 sinh viên cho năm học 2021 nhưng 83,7% trong số này đã không nhập học vì họ chọn đến các trường đại học ở thủ đô.
Tỷ lệ các ứng viên không theo học tại Đại học Quốc gia Pusan đã tăng từ 64,2% năm 2018 lên 79,2% năm 2019, năm 2020 là 75,3% và năm nay là 83,7%.
Ông Kim Byung-wook cho biết, lý do mà các đại học quốc gia ở địa phương không đáp ứng được chỉ tiêu đầu vào là do cơ sở hạ tầng lạc hậu. Ngoài ra, so với các trường đại học tư thục hoặc công lập ở thủ đô, các trường công lập ở các tỉnh khác không nhận được nhiều hỗ trợ từ chính phủ và các khoản đầu tư khác nhau.
Theo Giáo sư Xã hội học kiêm Giám đốc Viện Nghiên cứu chính sách và Phát triển xã hội Kim Seokho tại Đại học Quốc gia Seoul, mức độ tập trung dân số ở thủ đô, khu công nghiệp và khu vực đô thị rất cần được điều chỉnh lại.
Điều quan trọng nữa là cần nghĩ đến việc cải thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống của thanh niên ở các khu vực. Các trường đại học địa phương nên được cứu để người trẻ tuổi ở đó có thể lập kế hoạch cuộc sống của họ ở nơi họ sinh ra và lớn lên. Điều này cần được phát triển song song với nhau.
Tổng thống Putin: Kinh tế Nga tăng trưởng 4,6% trong năm 2021 Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, cuộc họp báo lớn thường niên lần thứ 18 của Tổng thống Nga Vladimir Putin chiều 23/12 bắt đầu với câu hỏi của phóng viên hãng thông tấn Interfax về tình hình kinh tế Liên bang Nga trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Cuộc họp diễn ra tại trung tâm triển lãm Manezh ở thủ đô Moskva....