Nga ghi nhận lạm phát giảm trong tháng 5
Ngày 8/6, Cơ quan Thống kê LB Nga (Rosstat) thông báo lạm phát hằng năm của nước này đã giảm xuống 17,1% trong tháng 5 so với mức cao kỷ lục trong 2 thập kỷ qua là 17,8% ghi nhận một tháng trước đó.
Một khu chợ ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Rosstat cho biết mặc dù tỷ lệ lạm phát giảm trong tháng 5, song giá lương thực tăng tới 21,5% so với 20,5% trong tháng 4, giá đường tăng 61,4%, mỳ sợi tăng 29,2% và rau quả tăng 26,3%.
Ngân hàng Trung ương Nga dự báo tỷ lệ lạm phát trong cả năm nay có thể lên tới 23% trước khi giảm dần vào năm tới và trở lại mục tiêu lạm phát mà nước này đề ra là 4% vào năm 2024. Tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin dự báo tỷ lệ lạm phát ở nước này trong cả năm nay sẽ không vượt quá 15%.
Video đang HOT
Giá cả tăng cao đã ảnh hưởng đáng kể tới sức mua của người dân Nga. Doanh số bán lẻ trong tháng 4 đã giảm 9,7% so với tháng 4/2021.
Cuối tháng 5 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nga đã giảm lãi suất chủ chốt sau khi tiến hành họp khẩn cấp nhằm tìm cách kiềm chế đà tăng giá của đồng ruble. Dự kiến, giới chức ngân hàng trung ương sẽ nhóm họp vào ngày 10/6 để ấn định mức lãi suất tiếp theo.
Trong khi đó, một phân tích được Viện Tài chính quốc tế (IIF) có trụ sở tại Mỹ công bố ngày 8/6 cho rằng các biện pháp trừng phạt mà Moskva phải hứng chịu do liên quan tới cuộc xung đột Ukraine đã khiến nước này thụt lùi hơn một thập kỷ phát triển kinh tế cùng 3 thập kỷ hội nhập với phương Tây.
IIF cũng dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga sẽ giảm 15% trong năm 2022 và tiếp tục giảm thêm 3% trong năm 2023. Theo dự báo, những diễn biến hiện nay có thể sẽ xóa sạch những thành tựu kinh tế mà Nga gặt hái được trong khoảng 15 năm qua.
Tăng trưởng của khu vực đồng tiền chung châu Âu giảm trong quý 1
Theo Văn phòng thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) suy yếu trong quý 1/2022 khi lạm phát tăng lên mức kỷ lục mới vào tháng 4, làm dấy lên "bóng ma" đình trệ tại khu vực do bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng và lương thực tăng vọt.
Các cửa hàng ở Oxford, London (Anh) ngừng hoạt động trong bối cảnh lệnh phong tỏa được áp đặt nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại London dẫn báo cáo của Eurostat ngày 29/4 cho biết, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại 19 quốc gia sử dụng chung đồng euro tăng 0,2% trong 3 tháng đầu năm 2022, so với mức tăng 0,3% vào quý trước.
Giá tiêu dùng tăng vọt, các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 và tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của khu vực trong 3 tháng đầu năm nay.
Cụ thể, nền kinh tế Pháp trì trệ trong quý 1 so với mức tăng trưởng 0,8% vào quý trước đó, trong khi kinh tế Italy giảm 0,2%. Tây Ban Nha tăng trưởng chậm lại ở mức 0,3% so với mức tăng 2,2% vào giữa quý 3 và quý 4 năm ngoái. Đức là nước duy nhất trong 4 nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) đạt được kỳ vọng khi đạt mức tăng trưởng khiêm tốn 0,2% so với 3 tháng trước.
Số liệu của Eurostat cũng cho thấy lạm phát tại khu vực đồng euro tiếp tục tăng nhẹ, đạt 7,5% tính đến tháng 4, so với mức kỷ lục 7,4% vào tháng trước. Lạm phát cơ bản (không bao gồm giá năng lượng và nhiên liệu) tăng từ 2,9% lên 3,5%. Giá năng lượng tăng 38%, trong khi giá thực phẩm chưa chế biến tăng 9,2%.
Dữ liệu cho thấy áp lực giá tiếp tục gia tăng trong khu vực đồng euro, khiến lạm phát cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Bert Colijn, nhà kinh tế tại tập đoàn tài chính đa quốc gia ING, nhận định ECB có thể tăng lãi suất vào tháng 7 nếu triển vọng kinh tế không xấu đi.
Các nhà kinh tế lo ngại sự leo thang các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moskva gây nguy cơ thiếu hụt dầu mỏ và khí đốt sẽ ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp và đẩy giá năng lượng lên cao hơn nữa, làm giảm thu nhập hộ gia đình, đồng thời làm mất niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Nga hiện đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng làm mờ đi triển vọng kinh tế của châu Âu. Nhà kinh tế Andrew Kenningham tại Capital Economics dự báo GDP khu vực đồng euro có thể sẽ giảm trong quý II/2022 do tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine và giá năng lượng tăng cao gây ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của các hộ gia đình và niềm tin tiêu dùng, cũng như làm trầm trọng thêm các vấn đề nguồn cung.
Mức tăng trưởng 0,2% của khu vực eurozone trong quý 1 mặc dù cao hơn mức giảm 0,4% của nền kinh tế Mỹ, song tụt hậu so với mức tăng 1,3% của Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm.
Dấu hiệu chứng minh lệnh trừng phạt tác dụng hạn chế với kinh tế Nga Bất chấp các lệnh trừng phạt, nền kinh tế Nga vẫn có thặng dư tài khoản vãng lai (xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu) cao kỷ lục trong Quý 1/2022. Ảnh minh họa: RT Trang tin châu Âu Euractiv.com ngày 13/4 nhận định rằng giá năng lượng cao cùng với việc Nga tiếp tục bán khí đốt và dầu trong quý đầu tiên...