Nga ghi nhận gần 8.300 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua
Ngày 16/6, Nga ghi nhận thêm 8.248 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 545.458 trường hợp, trong đó 7.284 người đã tử vong, tăng 193 người so với một ngày trước đó.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Tver, Nga ngày 30/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ đô Moskva vùng dịch lớn nhất của Nga, từ ngày 16/6 đã cho phép các bảo tàng, thư viện và sở thú hoạt động trở lại, sau hai tháng đóng cửa vì lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên các cơ sở này vẫn phải hạn chế số lượng khách tham quan trong cùng một lượt. Các phòng khám nha khoa đã mở cửa trở lại, trong các sự kiện thể thao cũng được nối lại, song chỉ được phép lấp đầy tối đa 10% số ghế khán giả.
Thành phố với 13 triệu dân bắt đầu nới lỏng phong tỏa từ tuần trước, theo đó người dân được phép ra khỏi nhà, tự do sử dụng phương tiện giao thông công cộng và di chuyển trong thành phố bằng phương tiện cá nhân. Ngày 15/6, Thị trưởng thành phố Moskva, Sergei Sobyanin cho biết thủ đô nước Nga đã có thể chuyển sang giai đoạn dỡ bỏ hạn chế tiếp theo, sau khi tình hình dịch bệnh suy giảm và sức ép lên hệ thống y tế của thành phố bớt căng thẳng.
Trong khi đó, Tây Ban Nha đang cân nhắc áp dụng biện pháp cách ly đối với người nhập cảnh từ Anh trong bối cảnh nước này dự kiến mở cửa lại biên giới vào tuần tới. Trước đó, Anh đã áp dụng chính sách tương tự với người nhập cảnh từ Tây Ban Nha. Ngoại trưởng Tây Ban Nha Arancha Gonzalez Laya cho biết nước này theo sát tình hình dịch bệnh tại Anh và sẽ tiến hành đối thoại với London để quyết định khả năng áp dụng chính sách này, do các biện pháp của Anh không giống các nước khác trong Liên minh châu Âu.
Trong thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh ở hai quốc gia này đang dần hạ nhiệt. Ngày 15/6, Tây Ban Nha chỉ ghi nhận thêm 181 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 291.189, trong khi số ca tử vong vẫn giữ nguyên ở con số 27.136 ca. Về phần mình, Anh ghi nhận thêm 968 ca nhiễm và 38 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt là 296.857 và 41.736 ca.
Video đang HOT
Cùng ngày, Văn phòng Tổng thống Ukraine thông báo Đệ nhất phu nhân Olena Zelenska đã nhập viện do mắc COVID-19, song tình trạng sức khỏe của bà vẫn ổn định. Hôm 12/6, Đệ nhất phu nhân thông báo bà đã có kết quả xét nghiệm dương tính với chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh COVID-19 song chồng và hai con của bà có kết quả âm tính. Hiện Ukraine ghi nhận tổng cộng 32.476 ca nhiễm và 912 ca tử vong, tăng lần lượt 666 và 11 trường hợp so với ngày trước đó.
Iran từ chối mua MiG-35 vì "thua xa" J-10C Trung Quốc
Nga đang kỳ vọng sẽ ký được hợp đồng bán tiêm kích đa năng MiG-35 cho Iran, tuy nhiên tham vọng của họ đã bị Tehran "dội gáo nước lạnh".
Trái ngược với thực tế là một số nguồn tin trong Bộ Quốc phòng báo cáo rằng Iran quan tâm sâu sắc đến máy bay chiến đấu MiG-35 của Nga, giới chuyên môn cho biết với 1,5 tỷ USD trong 3 tỷ USD do Qatar viện trợ sẽ được chính quyền Cộng hòa Hồi giáo chi cho việc mua 36 máy bay chiến đấu Chengdu J-10C của Trung Quốc, khi chúng được báo cáo là rẻ hơn và tiên tiến hơn.
"Tiểu vương Qatar (người đứng đầu nhà nước) Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani đã đến Iran và gặp gỡ với Tổng thống của nước này, ông Rouhani ở Tehran".
"Ông Tamim bin Hamad Al-Thani đã cung cấp cho Iran khoản hỗ trợ tài chính trị giá 3 tỷ USD để bồi thường cho gia đình các nạn nhân trong vụ bắn nhầm chiếc máy bay Boeing 737 của hàng không Ukraine".
"Tuy nhiên theo hãng tin Reuters, Iran sẽ trả từ 1 - 1,5 tỷ USD để bồi thường, số tiền còn lại sẽ được sử dụng để mua vũ khí và thiết bị quân sự mới. Hiện tại, Không quân Iran đang ở trong tình trạng tồi tệ khi máy bay của họ quá lạc hậu so với các quốc gia xung quanh, rất cần được thay thế và ứng viên sáng giá nhất chính là J-10C", trang Sina cho biết.
Tiêm kích đa năng MiG-35 của Nga vẫn chưa ký được hợp đồng xuất khẩu nào. Ảnh: TASS.
Bên cạnh đó, hãng thông tấn Trung Quốc lưu ý rằng máy bay chiến đấu Su-30 của Nga vẫn đang được Iran quan tâm, họ từng rất hối hận khi từ bỏ hợp đồng mua 30 chiếc Su-30SM vì những mâu thuẫn nội bộ giữa quân đội chính quy và Vệ binh cách mạng Hồi giáo.
Tuy nhiên trước những chỉ trích gần đây về máy bay chiến đấu của Nga, chủ yếu là do thiếu phụ tùng thay thế, sự quan tâm đến chiếc Chengdu J-10 của Trung Quốc tỏ ra là sự lựa chọn tốt nhất vào thời điểm này.
Ngoài ra cũng cần phải nhắc đến việc quan hệ giữa Iran và Trung Quốc cũng ở mức rất tốt đẹp, nhiều vũ khí của Tehran có nguồn gốc từ Bắc Kinh, nhất là các loại radar và tên lửa hiện đại.
Tiêm kích J-10C biểu diễn động tác nhào lộn "rắn hổ mang" chỉ với 1 động cơ. Ảnh: Sina.
So sánh về tính năng kỹ chiến thuật, chiếc J-10C của Trung Quốc đã chứng minh có khả năng thao diễn chẳng kém gì MiG-35, khi nó trình diễn tại Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2018 những động tác cực kỳ phức tạp chỉ với 1 động cơ 3D TVC.
Hệ thống điện tử hàng không của J-10C cũng được đánh giá cao hơn MiG-35 nhờ radar mảng pha quét điện tử chủ động LKF601E và các cảm biến ứng dụng thành tựu mới nhất của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
Cuối cùng, chi phí hoạt động đối với tiêm kích hạng nhẹ 1 động cơ chắc chắn dễ chịu hơn nhiều so với chiếc MiG-35 2 động cơ và có trọng lượng đã gần ngang bằng tiêm kích hạng nặng F-15C do Mỹ chế tạo.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn.vn
Israel tuyên bố quét sạch 800 lính Iran khỏi Syria Bộ trưởng Quốc phòng Israel Naftali Bennett ngày 15/1 tuyên bố sẽ đánh đuổi 800 binh sĩ Iran ra khỏi Syria. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Naftali Bennett Kênh 7 của Israel dẫn lời Bộ trưởng Bennett khẳng định: "Iran hiện có khoảng 800 binh sĩ hiện diện ở Syria". Ông Bennet cho biết, quân đội Israel sẽ "quét sạch" lực lượng Iran...