Nga gấp rút hoàn thành tên lửa liên lục địa RS-28 Sarmat
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho hay, nhà sản xuất của RS-28 Sarmat đang hoạt động hết công suất để hoàn thành loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới này.
RS-28 Sarmat là loại ICBM thế hệ mới của Nga, có khả năng triển khai từ hầm phóng cố định cũng như xe chở lưu động. Với trọng tải lớn, Sarmat được cho là có thể mang được 10 đầu đạn hạng nặng hoặc 16 đầu đạn hạng nhẹ, cùng khả năng bay lượn linh hoạt hay chịu được các hệ thống gây nhiễu của đối phương.
Tên lửa RS-28 Sarmat có thể đóng vai trò là phương tiện mang theo đầu đạn siêu thanh đang được phát triển của Nga, vốn có kế hoạch biên chế vào năm 2020 hoặc 2025. Đầu đạn này khi tách khỏi tên lửa đẩy, sẽ lao đến mục tiêu với vận tốc Mach 7 đến Mach 12.
RS-28 Sarmat sẽ thay thế cho ICBM R-36M2 Voyeyda
Các sư đoàn của Lực lượng Tên lửa chiến lược (MSF) tại vùng Krasnoyarsk và Orenburg được cho sẽ là nơi đầu tiên nhận được các tên lửa RS-28 Sarmat.
Video đang HOT
Việc Nga tập trung vào hoàn thành RS-28 được cho là đã chứng minh tầm quan trọng của loại tên lửa này. Theo nhiều nhà phân tích, RS-28 Sarmat có thể sẽ được đưa vào sử dụng vào năm 2021, thời điểm thế hệ tên lửa R-36M2 Voyeyoda được loại khỏi biên chế và hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (New START) giữa Nga và Mỹ hết hạn.
Ít nhất 154 hầm phóng tên lửa của Nga sẽ được bỏ không khi Voyevoda về nghỉ hưu, tuy nhiên, chưa rõ bao nhiêu trong số này sẽ được sử dụng cho RS-28 Sarmat do điều này còn phụ thuộc vào số đầu đạn nó có thể mang theo và hiệp ước kiểm soát vũ khí với Mỹ.
Theo Đặng Vũ/ RBTH
An ninh thủ đô
Nga khoe gần 100% tên lửa đạn đạo sẵn sàng chiến đấu ngay lập tức
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố, 99% các bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga hoàn toàn có khả năng chiến đấu, trong đó 96% sẵn sàng được triển khai ngay lập tức.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Nga
"Các bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa được duy trì tính sẵn sàng chiến đấu cho phép đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân của Nga. 99% các bệ phóng của Lực lượng tên lửa chiến lược có khả năng chiến đấu và 96% số này sẵn sàng để được sử dụng ngay lập tức", ông Sergei Shoigu nhấn mạnh.
Tuyên bố của ông Shoigu được đưa ra trong bối cảnh Nga đang tiến hành chương trình hiện đại hóa và tái vũ trang cho Các lực lượng tên lửa chiến lược của nước này Đến cuối năm 2017, cả nước Nga sẽ được bảo vệ, chống lại các mối đe dọa tên lửa.
"Ngoài ra, tất cả các hệ thống radar cảnh báo sớm mới sẽ đi vào hoạt động trong năm nay, do đó toàn bộ đất nước sẽ được bảo vệ chống lại các mối đe dọa tên lửa các loại, bao gồm cả tên lửa đạn đạo", ông Shoigu khẳng định.
Các đơn vị Lục quân Nga cũng sẽ được trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo di động tầm ngắn tối tân Iskander-M để thay thế hệ thống Tochka-U đã lỗi thời.
Nga đang tiến hành chương trình hiện đại hóa và tái vũ trang cho Các lực lượng tên lửa chiến lược
Theo hãng tin TASS của Nga, hệ thống Iskander-M có khả năng chạm tới các mục tiêu ở những khu vực lớn nhỏ khác nhau với tầm bắn lên tới 500 m. Nó có khả năng tiêu diệt nhiều hệ thống tên lửa và rocket đa nòng, súng pháo binh tầm xa, máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu, các trung tâm chỉ huy cũng như các trung tâm thông tin liên lạc.
Hệ thống Iskander-M bao gồm một bệ phóng, một xe vận chuyển, phương tiện bảo dưỡng định kỳ, phương tiện chỉ huy, trạm thông tin, bộ thiết bị đạn dược và các hỗ trợ đào tạo.
Động thái của Nga diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này và NATO ngày càng leo thang liên quan đến động thái tăng quân, mở rộng về phía Đông của NATO khiến Moscow quan ngại.
Theo Danviet
Tổng thống Putin kêu gọi ngừng đe dọa Triều Tiên Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 15/5 đã lên tiếng chỉ trích vụ thử tên lửa hôm qua của Triều Tiên, nhưng mặt khác cũng kêu gọi thế giới ngừng "đe dọa" Triều Tiên, trở lại đối thoại. Tên lửa được Triều Tiên phóng thử hôm qua 14/5. (Ảnh: Rodong Sinmun) Phát biểu với báo giới sau khi tham dự diễn đàn...